Bé bị sổ mũi xanh là tình trạng phổ biến, nhất là khi giao mùa. Cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu dưới để có cách xử lý và phòng tránh cho bé nhé!
Nhận biết màu nước mũi của bé
Tiến sĩ Jayakar Nayak, chuyên gia tai – mũi – họng ở Trung tâm Y tế Đại học Stanford cho biết, “khi khỏe mạnh, niêm mạc mũi sẽ không tiết dịch mũi. Khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh, nước mũi sẽ xuất hiện nhiều hơn”. Trên thực tế, nhìn màu nước mũi có thể đoán được nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Cụ thể như sau:
- Nước mũi trong suốt: Hoàn toàn bình tường. Nếu mũi tiết dịch nhiều có thể là dấu hiệu của cảm lạnh nhẹ hoặc dị ứng
- Nước mũi có kết cấu dính, có thể kéo dài thành sợi: Đây có thể là triệu chứng của nhiễm trùng do virus
- Bé bị sổ mũi xanh: Chứng tỏ các tế bào bạch cầu đang phải làm việc cật lực để ngăn chặn sự tấn công của nhiễm trùng
- Nước mũi màu hồng hoặc đỏ: Điều này có nghĩa là có máu trong dịch nhầy. Nguyên nhân do tổn thương các mao mạch nhỏ trong mũi
- Dịch nhầy màu nâu: Chất lượng không khí kém
Mặc dù gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt, nhưng dịch nhầy mũi lại đóng vai trò quan trọng với cơ thể. Nó giúp bảo vệ niêm mạc mũi, đẩy bụi bẩn ra ngoài và chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé sổ mũi màu trắng, màu vàng hoặc xanh. Tuy nhiên, nếu nước mũi của bé có màu đỏ hoặc màu bất thường khác, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được điều trị.
Nguyên nhân bé bị sổ mũi xanh
Trên thực tế, màu xanh trong dịch mũi chính là màu của các tế bào bạch cầu đa do chúng tiết ra tự bảo vệ cơ thể. Khi có tác nhân gây bệnh tấn công, hệ miễn dịch của trẻ sẽ nhận biết và phản ứng lại bằng cách điều động bạch cầu đa nhân tới để “chiến đấu”. Trong khi đó, bạch cầu đa nhân có màu xanh. Đó là lý do vì sao bé bị sổ mũi xanh. Có thể nói rằng, trẻ chảy nước mũi màu xanh là dấu hiệu tốt cho thấy hệ miễn dịch đang hoạt động tốt, ngăn chặn virus xâm nhập sâu vào đường hô hấp dưới.
Dưới đây là một số tác nhân khiến bé bị sổ mũi xanh mà ba mẹ nên biết để phòng tránh:
- Do thời tiết thay đổi: Giai đoạn giao mùa là thời điểm lý tưởng cho virus, vi khuẩn phát triển và tấn công niêm mạc mũi. Cha mẹ cần chú ý khoảng thời gian này vì trẻ rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi dị ứng
- Sức đề kháng của trẻ còn yếu: Những năm đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như cảm cúm, cảm lạnh khiến trẻ sổ mũi xanh thường xuyên
- Điều kiện sống không tốt: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm khói bụi, nhà cửa không được thường xuyên lau chùi hoặc nằm trong phòng điều hòa quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng sổ mũi xanh, hắt hơi
Trẻ chảy nước mũi xanh có nguy hiểm không?
Trẻ bị chảy mũi xanh có sao không còn tùy thuộc vào từng cơ địa của trẻ. Khi bé bị sổ mũi xanh đơn thuần, cha mẹ không cần quá lo lắng, bởi tình trạng này không gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho trẻ. Song nếu không được chăm sóc đúng cách, dịch mũi sẽ được tiết ra nhiều hơn khiến trẻ ho và khó thở, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vui chơi hàng ngày.
Đặc biệt, nếu trẻ bị sổ mũi xanh kèm theo sốt kéo dài từ 3 – 4 ngày liên tiếp, nôn ói, đau nhức sau ổ mắt, nặng đầu thì có thể nghi ngờ bé bị viêm xoang do vi khuẩn hoặc một số biến chứng khác. Lúc này, ba mẹ hãy kịp thời đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Bé bị sổ mũi màu xanh có cần dùng kháng sinh ngay không?
Các nhà khoa học phát đã thực hiện nghiên cứu và không hề tìm thấy vi khuẩn trong dịch xanh này. Mặt khác, phần lớn các trường hợp bé bị sổ mũi xanh là do cảm lạnh. Trong khi đó, tác nhân gây cảm lạnh là virus. Do vậy, nghĩ rằng nước mũi của trẻ có màu xanh là do vi khuẩn và cho dùng thuốc kháng sinh là cách điều trị hoàn toàn sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nên không có tác dụng với bệnh do virus gây ra. Vì vậy, nếu lạm dụng sẽ có thể gây tình trạng kháng kháng sinh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh sau này.
Thông thường, trẻ bị viêm đường hô hấp không phát sinh biến chứng thì không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Thay vào đó, cha mẹ cần tích cực chăm sóc trẻ, theo dõi triệu chứng và diễn tiến của bệnh. Riêng với trường nước chảy nước mũi màu xanh ở trẻ sơ sinh thì cần đưa đi khám ngay.
Cách khắc phục trẻ chảy nước mũi xanh
Các biện pháp khắc phục tại nhà mà phụ huynh có thể áp dụng là:
Rửa mũi cho bé và giữ gìn vệ sinh chung
Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn, virus. Trong khi đó, khoang mũi lại là nơi trú ẩn của rất nhiều vi sinh vật. Vì vậy, ngay cả khi bé không bị sổ mũi xanh, cha mẹ cũng nên rửa mũi hàng ngày. Cách này sẽ giúp làm loãng và tống dịch mũi ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần giữ môi trường sống được sạch sẽ, thoáng mát, nhất là khu vực phòng ngủ của bé: thay chăn gối, rèm cửa, lau chùi bàn ghế, tay nắm cửa,… Ban ngày nên mở cửa để không khí lưu thông. Ban đêm nên đóng kín cửa để tránh gió lùa vào phòng khiến bé nhiễm lạnh.
Giữ ấm cơ thể
Cơ thể trẻ rất nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy, vào mùa đông, mẹ nên cho bé mặc áo ấm, chọn chất liệu vải thấm hút tốt để không khiến bé khó chịu. Ngoài ra, mỗi khi ra ngoài, bé cần được đeo khẩu trang, quàng khăn,… để tránh nhiễm lạnh.
Dinh dưỡng phù hợp và uống nước đầy đủ
Một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng đề kháng cho bé. Mẹ nên thường xuyên thay đổi thực đơn, cách chế biến để kích thích vị giác, cho bé ăn ngon miệng. Ngoài ra, việc uống nước đầy đủ cũng rất quan trọng. Khi bé bị sổ mũi xanh, nếu thiếu nước, dịch sẽ đặc quánh lại. Vì vậy, uống nước đầy đủ sẽ hỗ trợ làm loạch dịch, cho bé hô hấp dễ dàng.
Massage dầu tràm cho bé
Dầu tràm có tác dụng chống viêm, tiêu sưng nên rất thích hợp dùng trong trường hợp bé bị sổ mũi xanh. Mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm hoặc thấm vào chiếc khăn để quàng quanh cổ bé. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ mẫn cảm với dầu tràm, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện nhé!
Bé bị sổ mũi xanh khi nào cần tìm gặp bác sĩ?
Trong quá trình chăm sóc bé tại nhà, ba mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Trẻ sơ sinh bị sổ mũi xanh, kèm sốt
- Trẻ bị ho kèm theo liên tục trong 2 tuần không giảm
- Sốt cao trên 38.5 độ C
- Biếng ăn, bỏ bú, người lừ đừ
- Nước mũi đặc quánh khiến trẻ khó thở, khò khè
- Trẻ thở khó khăn, lồng ngực lõm
- Dịch mũi có mùi hôi
- Chỉ bị sổ mũi một bên, dịch màu xanh lẫn máu. Đây có thể là dấu hiệu của dị vật trong mũi gây viêm nhiễm
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng bé bị sổ mũi xanh. Mong rằng với chia sẻ này mẹ sẽ trang bị cho mình kiến thức hữu ích để chăm sóc bé tốt hơn!