Các bài thuốc chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ có nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản nên được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, không phải bài thuốc nào được lưu truyền cũng an toàn với con.
Công dụng của lá hẹ với chữa ho đờm
Cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều cho thấy lá hẹ có hiệu quả trong việc chữa ho khan, ho có đờm,…
Theo Y học cổ truyền
Theo các sách Y học cổ truyền, hẹ có tính ấm, vị hơi cay, có khả năng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm,… Vì vậy, loại thảo mộc này thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm,…
✔️✔️✔️ 4 cách sử dụng rau diếp cá chữa ho có đờm cho trẻ nhỏ hiệu quả
Theo Y học hiện đại
Nhiều nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu về lá hẹ để xem xét tác dụng chữa bệnh của loại thảo dược này. Theo đó, họ nhận thấy, hẹ có lợi ích:
- Phòng chống bệnh ung thư: một nghiên cứu năm 2015 báo cáo rằng, ăn các loại rau họ allium (bao gồm hẹ) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa
- Cho giấc ngủ ngon và cải thiện tâm trạng: hẹ có chứa một lượng nhỏ choline – một chất dinh dưỡng quan trọng giúp duy trì cấu trúc của màng tế bào. Chất này cũng có tác dụng cải thiện tâm trạng, trí nhớ,…
- Vitamin K được tìm thấy trong lá hẹ rất quan trọng với xương và quá trình đông máu
- Lutein và zeaxanthin có trong lá hẹ giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng
Chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ – Có thật sự hiệu quả không?
Mặc dù đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được khả năng chữa ho, cảm lạnh, cảm cúm của lá hẹ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra trong hẹ chứa một số hoạt chất có công dụng chống viêm, kháng khuẩn.
- Hẹ chứa Allicin và Odorine – các chất kháng sinh lành tính. Chúng được chứng minh là có khả năng cô lập và diệt trừ vi khuẩn có hại mà không ảnh hưởng tới các tế bào khỏe mạnh của cơ thể
- Hẹ chứa nhiều vitamin C có khả năng hỗ trợ tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh. Cùng với đó, vitamin C giúp kích thích quá trình tự phục hồi của các tế bào bị tổn thương
Có an toàn không khi chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ?
Hẹ là một loại thực phẩm thuộc họ allium (bao gồm hành, tỏi,…), tuy nhiên chúng có vị nhẹ và ngọt hơn. Loại cây này được sử dụng rộng rãi như một loại rau gia vị, giúp tăng hương vị món ăn tại các nước châu Á, bao gồm Việt Nam.
Trẻ em có thể ăn lá hẹ ngay khi chúng bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) vì các lý do sau:
- Lá hẹ mềm và mảnh, thường được cắt nhỏ khi chế biến món ăn nên chúng ít có nguy cơ gây nghẹt thở ở trẻ em
- Rất hiếm người bị dị ứng với hẹ. Tuy nhiên, vào lần đầu tiên cho con ăn loại thực phẩm này, cha mẹ nên thử trước với một lượng nhỏ và quan sát phản ứng cơ thể con. Những người dị ứng với hẹ thường dị ứng với tỏi và hành,…
Nếu con từng được ăn hẹ trước đó và không xuất hiện tình trạng dị ứng thì cha mẹ có thể yên tâm chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ. |
7 cách chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ được các mẹ truyền tai nhau
Có rất nhiều cách chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ đang được lưu truyền. Mặc dù vậy, không phải bài thuốc nào cũng an toàn đối với trẻ nhỏ.
Cách 1: Cháo lá hẹ
Cháo lá hẹ là “bài thuốc” chữa ho đờm bằng lá hẹ an toàn nhất và có thể áp dụng cho bé ngay từ 6 tháng tuổi.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị: 50g lá hẹ tươi, 100g cháo (cháo thịt hoặc cháo nấu với nước xương kèm rau củ)
- Lá hẹ nhặt, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn; sau đó để ráo nước
- Cắt lá hẹ thành khúc và cho vào máy xay, xay nhuyễn cùng cháo
- Nấu lại cháo và cho trẻ ăn
Cháo lá hẹ không chỉ có lá hẹ giúp giảm ho; mà còn được nấu với thịt/ nước hầm xương và rau củ. Do đó, nó cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất,… tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Cách 2: Chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ và trứng
Khi còn bé, mỗi lần tôi bị ho, mẹ sẽ nướng cho tôi một chút trứng lá hẹ. Hương vị thơm ngon đó vẫn còn ghi dấu ấn sâu đậm trong tôi.
Cách làm trứng nướng lá hẹ rất đơn giản, bạn chỉ cần:
- Chuẩn bị 2 quả trứng, một nắm lá hẹ, 1 phiến lá chuối
- Lá hẹ nhặt, rửa sạch và ngâm với nước muối; sau đó để ráo nước
- Cắt khúc lá hẹ đã chuẩn bị, cho vào bát; đập 2 quả trứng, thêm chút muối, hạt tiêu và khuấy đều
- Đổ phần trứng lá hẹ đã có vào lá chuối, gói lại và áp chảo trong 15 – 20 phút (5 phút lật mặt một lần) sao cho trứng chín đều Nếu không có lá chuối, bạn có thể thoa một chút dầu ăn vào chảo và chiên trứng như bình thường
- Cuối cùng, bỏ lớp lá chuối và cho con ăn ngay khi còn nóng
Cách 3: Nước hẹ xay
Nước hẹ xay cũng là bài thuốc chữa ho đờm cho bé được nhiều mẹ lựa chọn vì cách làm đơn giản và an toàn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm nhỏ lá hẹ tươi, nhặt, rửa sạch và ngâm với muối loãng để diệt khuẩn; sau đó để ráo nước
- Cắt khúc lá hẹ, giã hoặc xay để chắt lấy nước cốt
- Pha 1 thìa cafe nước cốt lá hẹ với 1 chén nước ấm và cho trẻ uống
Lưu ý:
- Áp dụng bài thuốc 2 lần/ ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
- Nước cốt lá hẹ chỉ được dùng trong ngày, không để đến ngày hôm sau vì chúng có thể bị nhiễm khuẩn, gây hại cho con
Cách 4: Chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ hấp đường phèn
Để chữa ho có đờm cho bé, bạn có thể hấp lá hẹ với đường phèn và cho con ăn. Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 100g lá hẹ tươi, 50g đường phèn
- Lá hẹ nhặt, rửa sạch, ngâm với nước muối và để ráo nước
- Cắt khúc lá hẹ cho vào bát nhỏ, thêm đường phèn và hấp cách thủy trong 20 – 25 phút
- Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ chắt nước cho con uống. Trẻ trên 1 tuổi nên ăn cả cái và nước để đạt hiệu quả tốt nhất. Áp dụng bài thuốc sau mỗi bữa ăn liên tục trong vòng 2 – 3 này
Cách 5: Chườm nóng
Chườm nóng là cách chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ áp dụng bên ngoài thay vì ăn/ uống vào trong cơ thể. Vì thế phương pháp này hoàn toàn không có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe trẻ em (đau bụng, tiêu chảy, dị ứng,…).
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ tươi, nhặt và rửa sạch, sau đó để ráo nước
- Nướng lá hẹ trên bếp, sau đó bọc lại bằng vải. Khi lá hẹ còn ấm (không gây bỏng), cha mẹ hãy sử dụng chúng để chườm cổ, ngực, lưng và bàn chân của trẻ
- Khi lá hẹ nguội thì hơ nóng lại và tiếp tục chườm cho con (duy trì trong 20 phút)
Cách 6: Lá hẹ hấp mật ong
Tương tự như bài thuốc lá hẹ hấp đường phèn; bạn chỉ cần cắt nhỏ lá hẹ, trộn với mật ong và hấp trong vòng 20 phút là có thể cho bé dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi về phương pháp chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ này. Theo đó, một số người cho rằng lá hẹ kết hợp với mật ong hoàn toàn không gây hại. Trong khi một số người khác lại nói rằng lá hẹ kỵ mật ong.
Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết mẹ nên tránh cho con sử dụng lá hẹ kết hợp với mật ong.
Cách 7: Bài thuốc trị ho bằng lá hẹ, hoa đu đủ đực và hạt chanh
Lá hẹ kết hợp với đu đủ và hạt chanh là bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Theo đó, bạn cần:
- Chuẩn bị: 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực, 12g hạt chanh, 2 thìa cafe mật ong, 20ml nước sôi để nguội
- Rửa sạch lá hẹ, hoa đu đủ đực, hạt chanh; ngâm nước muối loãng để diệt khuẩn và để ráo nước. Sau đó xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị
- Cho hỗn hợp trên vào bát, thêm 20ml nước, 2 thìa cafe mật ong và hấp cách thủy trong 15 phút
- Chắt nước, chia thành 3 phần và cho trẻ uống trong ngày
Bài thuốc này gây tranh cãi vì 2 lý do:
- Thứ nhất, nó xuất hiện cả 2 nguyên liệu: mật ong và lá hẹ
- Thứ hai, hoa đu đủ đực không nên được sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi
Vì vậy, cha mẹ không nên tự ý chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ kết hợp với hoa đu đủ đực, mật ong và hạt chanh.
Kết luận
Thành phần dược tính trong lá hẹ rất ít; vì thế, 7 cách chữa ho đờm cho bé bằng lá hẹ mà Fitobimbi giới thiệu trên đây chỉ có tác dụng khi con mới bị ốm. Hiệu quả của các bài thuốc này cũng phụ thuộc nhiều vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của bé. Do đó, nếu tình trạng ho có đờm của con không cải thiện sau khi sử dụng thuốc 3 – 4 ngày, cha mẹ nên tìm kiếm một giải pháp khác hữu hiệu hơn.