Nội dung chính

9 mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh an toàn

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh được coi là cách điều trị an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các mẹ một số cách trị nghẹt mũi phổ biến nhất.

Có nên áp dụng mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không?

Phần lớn các trường hợp nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh đều không đáng lo. Vì vậy, việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết. Thay vào đó, các mẹ thường áp dụng các mẹo dân gian cho con mình. Câu hỏi đặt ra là cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian có an toàn và hiệu quả không?

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhẹ, mới chớm
Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhẹ, mới chớm

Trên thực tế, các bác sĩ thường khuyến cáo phụ huynh không nên tự ý áp dụng mẹo dân gian cho các bé, bởi 2 lý do sau:

  • Thứ nhất, phần lớn các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Vì vậy, việc lạm dụng hay thực hiện sai cách rất dễ làm niêm mạc mũi tổn thương. Từ đó khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy cơ biến chứng
  • Thứ hai, các mẹo dân gian trị nghẹt mũi gần như có hiệu quả khá thấp với trường hợp nghẹt mũi do bệnh lý (do dị ứng hoặc virus gây nên). Đặc biệt là khi nghẹt mũi còn kèm theo các triệu chứng như sốt, sổ mũi, đau họng, ho,… Do đó, tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp

Tuy vậy, với trường hợp nghẹt mũi nhẹ, mới chớm thì việc áp dụng mẹo dân gian cho trẻ sơ sinh lại khá hiệu quả. Nhất là trong việc làm thuyên giảm sự khó chịu do nghẹt mũi gây nên.

Nguyên nhân bé bị nghẹt mũi khi ngủ máy lạnh và cách xử lý

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số mẹo dân gian có khả năng hỗ trợ và cải thiện tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh:

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả bé sơ sinh. Loại dung dịch này có khả năng làm sạch rất tốt. Với nồng độ muối thấp, nước muối sinh lý ít gây xót nên có thể nhỏ mũi cho bé. Bên cạnh đó, nước mũi sinh lý cũng giúp làm loãng các dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi. Từ đó giúp bé hết nghẹt mũi, khó thở.

Các mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để xịt rửa mũi, xông hơi hay hút dịch nhầy trong mũi. Lưu ý, chỉ sử dụng một lượng nhỏ nước muối sinh lý trong mỗi lần rửa. Bởi việc lạm dụng có thể khiến niêm mạc mũi bị khô, dễ gây tổn thương.

Sử dụng nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý

Kháng khuẩn bằng tinh dầu tràm

Dầu tràm được chiết xuất từ tinh dầu của cây tràm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm, ngăn ngừa triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi hiệu quả. Ngoài ra, dầu tràm còn giúp làm giãn nở các mạch máu ở xoang mũi, cho bé hô hấp dễ dàng hơn. Đặc biệt, tinh dầu này còn có khả năng làm ấm cơ thể, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm lạnh.

>>> Nên đọc: Chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm

Để sử dụng, các mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào gối. Hoặc chấm một ít tinh dầu vào khăn rồi quàng lên cổ bé sẽ giúp giữ ấm cơ thể và hạn chế tình trạng nghẹt mũi về đêm.

Massage mũi cho bé

Massage là liệu pháp an toàn, hiệu quả, không chỉ giúp giảm ứ đọng đờm tại mũi, họng mà còn mang lại cho bé cảm giác dễ chịu, thoải mái. Các mẹ dùng ngón tay cái và ngón trỏ đặt hai bên chân mày của bé. Sau đó vuốt xuống theo đường sống mũi. Lặp lại động tác nhiều lần.

Massage mũi cho bé
Massage mũi cho bé

Trị nghẹt mũi bằng nước ấm

Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tiếp theo mà Fitobimbi muốn gợi ý đó là tắm nước ấm. Hơi nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy ở mũi, cùng đờm ở họng. Từ đó giúp chúng thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, nước ấm còn làm các mao mạch trong mũi được giãn nở. Nhờ vậy, không khí trong đường hô hấp được vận chuyển dễ dàng. Các mẹ có thể sử dụng nước ấm để xông hơi, tắm hoặc chườm ấm cho bé. Các biện pháp này phần nào sẽ giúp giảm tắc nghẽn ở mũi, cho bé một giấc ngủ ngon hơn.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Mẹo chữa nghẹt mũi này thường được áp dụng để xử lý cho các bé trên 6 tháng tuổi và không còn nằm nôi nữa. Cụ thể, mẹ có thể dùng chiếc khăn lót cao phần đầu của bé. Cách này giúp dịch nhầy dễ dàng chảy xuống họng mà không bị ứ đọng, mang lại cho bé giấc ngủ ngon.

Chườm nước nóng lên tai

Hai bên tai chứa những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi. Khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi. Vì vậy, trước khi ngủ, mẹ nên lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai bên tai của bé trong vòng 10 – 15 phút sẽ giúp hỗ trợ giảm nghẹt mũi hiệu quả.

Chườm nước nóng lên tai bé
Chườm nước nóng lên tai bé

Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao? Vỗ lưng có tính chất cơ học làm long đờm, dịch tiết. Vì vậy, nếu được thực hiện đúng cách, mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh này có thể giúp đường thở của trẻ được thông thoáng, giảm khò khè và nôn ói. Các mẹ có thể đặt bé nằm trên đùi và vỗ lưng nhẹ nhàng.

Sử dụng máy làm ẩm không khí

Máy tạo độ ẩm không khí giúp giảm thiểu các vấn đề gây ra bởi không khí khô hanh như nghẹt mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Ngoài ra, thiết bị này còn giúp giảm triệu chứng của cảm cúm và các bệnh lý đường hô hấp khác. Trong quá trình sử dụng máy làm ẩm không khí, mẹ nên thường xuyên thay nước và vệ sinh để tránh ẩm mốc, vi khuẩn tích tụ.

Thoa dầu lòng bàn chân

Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng nghẹt mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mỗi bên chân xoa chừng 1 phút, sau đó đeo tất vào. Lòng bàn chân bé rất dễ bị lạnh gây nguy cơ cảm lạnh. Vì vậy, mẹ cần thực hiện các biện pháp giữ ấm để phòng tránh hiệu quả, nhất là vào mùa đông.

Những lưu ý khi dùng mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi áp dụng các cách chữa nghẹt mũi cho bé tại nhà, cha mẹ cần thận trọng và lưu ý những điều sau đây:

  • Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống những bài thuốc sử dụng thảo dược tự làm tại nhà. Bởi, nếu uống vào trẻ sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy, đau bụng,…
  • Không nên quá lạm dụng các mẹo dân gian chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh, bởi có thể gây phản tác dụng
  • Không tự ý cho bé dùng thuốc kháng sinh khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ
  • Trường hợp bé nghẹt mũi 2 tuần chưa khỏi, thay vào đó có xu hướng nặng hơn hoặc xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bất thường khác như tiêu chảy, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, thở khò khè, sốt cao, phát ban,… thì cần chủ động đưa bé tới gặp bác sĩ
  • Chủ động ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi cho bé bằng cách vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý, giữ ấm, che chắn cẩn thận mỗi khi ra ngoài. Đồng thời duy trì cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để tăng cường đề kháng

Trên đây là các mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh. Trong quá trình điều trị, nếu bé xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, các mẹ cần ngừng ngay, đưa bé tới bệnh viện để có cách xử lý phù hợp.

Tìm kiếm liên quan: trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi phải làm sao,…

Chia sẻ bài viết này