Có không ít ông bố, bà mẹ phải đối mặt với tình huống bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc. Lý do nào dẫn tới vấn đề này? Phải khắc phục ra sao?
Nguyên nhân bé ho nhiều hơn khi uống thuốc
Có nhiều hơn 1 nguyên nhân khiến bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc. Song lý do chính vẫn là do cha mẹ cho con sử dụng thuốc không đúng cách.
Uống sai loại thuốc
Khi nói đến ho, bạn cần biết rằng có 2 loại ho là ho khan và ho có đờm. Mỗi loại cần được điều trị bằng loại thuốc riêng biệt. Theo đó, thuốc giảm ho được áp dụng cho những người bị ho khan. Trong khi những người ho có đờm cần uống thuốc tiêu đờm.
Nếu sử dụng không đúng loại, bé sẽ bị ho nhiều hơn sau khi uống thuốc vì thuốc không phát huy được tác dụng, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của cơ thể.
Cụ thể hơn, trường hợp bé bị ho khan nhưng được cho uống thuốc tiêu đờm, cổ họng sẽ sản sinh ra đờm. Để tống xuất “vật lạ” ra khỏi cơ thể, phản xạ ho sẽ được kích hoạt; do đó cha mẹ sẽ thấy con ho nhiều hơn.
Ngược lại, trường hợp con bị ho có đờm nhưng được uống thuốc giảm ho thì đờm sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cổ họng. Khi thuốc hết tác dụng, bé sẽ ho dữ dội hơn trước để đẩy đờm ra ngoài.
Không dùng hết liều thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Thông thường, các đợt thuốc điều trị ho thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, vì tâm lý lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều bậc phụ huynh thường tự ý cho con dừng uống thuốc khi triệu chứng ho của con có dấu hiệu thuyên giảm. Điều này tưởng chừng tốt cho con, nhưng lại hoàn toàn trái ngược.
Mặc dù triệu chứng ho đã được khắc phục, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vi khuẩn/ virus gây cảm lạnh/ cảm cúm đã hoàn toàn bị diệt trừ. Ngừng thuốc trước thời hạn khiến chúng quay trở lại và làm gia tăng cơn ho. Không chỉ thế, uống thuốc không đủ liều lượng có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc, khiến các lần điều trị sau không đạt được hiệu quả.
Ăn/ uống đồ ăn/ nước uống có tính kích thích
Ho là cách cơ thể phản ứng khi có thứ gì đó gây kích ứng cổ họng hoặc đường hô hấp. Như vậy, kể cả khi đã uống thuốc, tình trạng ho của bé cũng sẽ gia tăng khi được cho ăn những loại thực phẩm có tính kích thích như đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, nước ngọt có gas, thực phẩm lạnh,…
Đó là bởi vì:
- Khi chiên thực phẩm trong dầu nóng, thực phẩm sẽ sản sinh ra một hợp chất có tên là acrolein. Acrolein hoạt động như một chất gây dị ứng khiến cổ họng bị ngứa và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho.
- Đồ ăn thức uống lạnh sẽ khiến niêm mạc đường hô hấp bị khô, dễ bị nhiễm trùng và ho do kích ứng.
- Đồ ăn cay và nước ngọt có gas kích thích đến đường hô hấp vốn đang bị tổn thương khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Những điều cần lưu ý khi cho bé uống thuốc ho
Dưới đây là lời khuyên của Tiến sĩ Lynelle Slade-Byrd (Hiệp hội Trẻ em Tidewater) về việc cho các bé sử dụng thuốc ho.
- Luôn cẩn thận khi cho trẻ em dùng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến Bác sĩ Nhi khoa về loại thuốc và liều dùng phù hợp.
- Cho bé uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc hay cho con uống thêm thuốc mà không được sự cho phép của Bác sĩ.
- Không bao giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi uống thuốc ho và thuốc cảm có chứa chất làm thông mũi hoặc kháng histamine. Thuốc ho và thuốc cảm có chứa các thành phần này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật, nhịp tim nhanh, thậm chí tử vong.
- Cha mẹ thường cho con uống một liều acetaminophen riêng biệt mà không nhận ra nó đã là một thành phần của thuốc ho và cảm lạnh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá liều acetaminophen. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đọc kỹ thành phần thuốc và thông tin về liều lượng trước khi cho con sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị ho do cảm lạnh, cảm cúm
Nếu tình trạng ho của con không quá nghiêm trọng, trước khi cho con uống thuốc, cha mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp khắc phục đơn giản, an toàn dưới đây:
- Sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương: Điều này giúp giữ cho cổ họng và mũi không bị khô; nhờ đó bé sẽ thở dễ dàng hơn.
- Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé hàng ngày.
- Điều quan trọng là phải cho bé uống đủ nước, tránh tình trạng mất nước.
- Cho bé sử dụng siro hỗ trợ giảm ho Fitobimbi với thành phần 100% chiết xuất thảo dược tự nhiên, an toàn, hiệu quả.
Và cha mẹ cũng đừng quên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi con có biểu hiện:
- Ho dữ dội gây nôn mửa hoặc khó thở, khó nuốt.
- Ho kéo dài hơn 3 tuần.
- Sốt từ 38,8 độ C với bé trên 3 tháng tuổi và sốt từ 38 độ C với bé dưới 3 tháng tuổi.
Kết luận
Cha mẹ cần cho con sử dụng thuốc đúng loại, đúng liều lượng và chăm sóc con một cách phù hợp để tránh tình trạng bé ho nhiều hơn sau khi uống thuốc.
Top siro ho cho bé giúp mẹ chăm con nhàn hơn bội phần
Gợi ý Mẹ cách chữa ho cho bé bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả
Quả kha tử trị ho cho bé trong một nốt nhạc được các mẹ truyền tai