Bé đang bị ho khan, ho có đờm do cảm lạnh, cảm cúm,…? Vậy sao mẹ chưa thử chữa ho cho bé bằng lá tía tô – phương pháp chữa ho hiệu quả được áp dụng hàng ngàn năm nay?
Tại sao có thể chữa ho cho bé bằng lá tía tô?
Tía tô đã được sử dụng làm thuốc từ những năm 500 tại Trung Quốc. Nó tiếp tục được sử dụng trong y học hiện đại như một loại thảo dược giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp và hệ tiêu hóa.
Loại thảo dược này có vị cay, tính ấm. Trong y học cổ truyền, tía tô thường được chỉ định cho bệnh nhân bị hen suyễn, cảm lạnh, cảm cúm với các triệu chứng: nghẹt mũi, ho khan, ho có đờm và đau đầu. Tía tô cũng được sử dụng để điều trị ngộ độc thực phẩm, tiểu đường và bệnh tim.
Chiết xuất cây tía tô cũng đã được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng để tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của nó. Các nhà khoa học đã nhận thấy các chất có trong tía tô có khả năng ức chế sự phát triển của virus, vi khuẩn và cải thiện chức năng phổi,…
Chiết xuất tía tô có tác dụng trong phòng chống virus, vi khuẩn (bao gồm cả Coronavirus)
Gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của chiết xuất lá tía tô trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng cấp tính và hoạt tính kháng virus (chống lại SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID-19).
Kết quả từ nghiên cứu này chứng minh chiết xuất lá tía tô (PLE) có khả năng ức chế sự gia tăng số lượng virus SARS-CoV-2 trong cơ thể theo một số cách. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng: ở giai đoạn đầu của quá trình nhiễm virus, PLE có thể:
- Ức chế sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ bằng cách bất hoạt trực tiếp virion
- Ức chế sản xuất cytokine tiền viêm do virus gây ra
- Bất hoạt các phần tử virus và ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào tế bào chủ
- Làm giảm sự nhân lên của virus tổng thể
Tuy nhiên, chúng ta cần có nhiều nghiên cứu hơn để có kết luận chính xác về vấn đề này.
Chiết xuất tía tô có tác dụng cải thiện chức năng phổi
Lá tía tô chứa một glycoprotein có thể ức chế hoạt động của hyaluronidase và làm suy giảm tế bào mast. Chất chiết xuất từ ethanol của lá tía tô có khả năng làm giảm viêm đường thở liên quan đến bệnh hen suyễn.
Một nghiên cứu lâm sàng kiểm tra tác động của PSO trên 14 bệnh nhân hen suyễn cho thấy việc bổ sung chiết xuất tía tô giúp cải thiện chức năng phổi của bệnh nhân hen bằng cách điều chỉnh sản xuất eicosanoids và ức chế sản xuất leukotriene.
Các lợi ích khác của tía tô
Ngoài những lợi ích trên, tía tô còn được chứng minh là:
- Có khả năng chống oxy hóa
- Ngăn ngừa bệnh ung thư
- Tốt cho hệ thần kinh
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Tốt cho hệ tim mạch
4 cách chữa ho cho bé bằng lá tía tô đơn giản, an toàn tuyệt đối
Có rất nhiều cách chữa ho cho bé bằng lá tía tô. Dưới đây là các “bài thuốc” đơn giản và dễ thực hiện nhất.
Chữa ho cho bé với nước lá tía tô tươi
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô tươi; nhặt bỏ lá úa, sâu bệnh, rửa sạch với nước và ngâm trong nước muối loãng để diệt khuẩn. Sau đó đừng quên để rau ráo nước.
- Cho lá tía tô vào nồi, thêm nước ngập mặt lá và tiến hành luộc. Sau khi nước sôi 5 – 10 phút thì tắt bếp để nguội.
- Cho con uống nước lá tía tô (nên uống khi còn ấm) 2 lần/ ngày sau bữa ăn.
Trà lá tía tô giúp chữa ho cho bé hiệu quả
Thay vì sử dụng lá tía tô tươi, bạn cũng có thể sử dụng lá đã phơi khô để hãm trà. Cách làm lá trà tía tô rất đơn giản.
- Chuẩn bị một bó lá tía tô lớn, nhặt bỏ lá úa vàng, rửa sạch và để ráo nước.
- Dùng dao cắt lá tía tô thành 3 phần sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời 2 – 3 ngày.
- Cho lá tía tô đã phơi khô vào túi nilon và buộc kỹ để tránh ẩm mốc.
- Mỗi lần sử dụng lấy một nhúm nhỏ lá tía tô đã phơi khô cho vào ấm, thêm nước sôi và ngâm trong ít nhất 5 phút để các tinh chất trong trà tiết ra. Lưu ý: Nên “tráng trà” để loại bỏ các cặn bẩn có thể tồn tại trong lá trà khô. Để làm điều này, bạn chỉ cần thêm nước sôi ngập trà sau đó đổ phần nước đó đi; tiếp tục cho thêm nước lần 2 và ngâm trà.
- Rót nước trà ra chén và cho con uống khi còn ấm. Mẹ có thể cho vào trà một chút đường phèn để nước dễ uống hơn.
Dùng bột lá tía tô chữa ho cho bé
Các gia đình sinh sống tại thành phố không yên tâm về chất lượng của lá tía tô tươi bán ngoài chợ có thể mua bột tía tô đã được tán mịn tại các nhà thuốc đông y và pha nước cho con uống.
Theo đó, cha mẹ chỉ cần:
- Hòa 1 thìa cafe bột lá tía tô với 1 chén nước sôi, ngâm trong 15 – 20 phút.
- Dùng rây lọc hết cặn và cho con uống khi còn ấm. Cha mẹ có thể thêm vào đó một chút đường phèn để tăng hương vị của chén nước thuốc.
Cháo tía tô – “Bài thuốc” giải cảm không ai không biết
Cháo tía tô là “bài thuốc” mà ai cũng sẽ nghĩ đến khi bị cảm. Một bát cháo nóng hổi, mềm mại; đi kèm vị ngọt của thịt và rau củ cùng hương thơm nồng, vị cay cay của lá tía tô giúp bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 chén gạo
- Một ít gạo nếp
- 200g thịt xay
- 1 củ cà rốt
- Một nắm lá tía tô
- Gia vị: Hạt nêm, muối, tiêu xay, nước mắm
Cách thực hiện
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: cà rốt thái hạt lựu; thịt xay ướp với gia vị; lá tía tô cắt nhỏ.
- Bước 2: Vo và rang gạo: điều này giúp cháo thơm và hạt gạo không bị nát.
- Bước 3: Nấu cháo: cho gạo vào nồi, thêm 1,5 lít nước lọc và đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn giảm lửa và ninh cháo cho mềm. Sau khi nấu cháo 20 phút, bạn cho cà rốt cắt nhỏ vào nấu chung. Sau 10 phút nữa cho thịt đã ướp vào và trộn đều để thịt không bị dính cục.
- Bước 4: Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và thêm lá tía tô vào nồi sau đó tắt bếp.
Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi, cha mẹ có thể dùng máy xay để làm nhuyễn cháo trước khi cho con ăn.
✔️✔️✔️ Xem thêm TPBVSK Fitobimbi:
Kết luận
Bên cạnh việc chữa ho cho bé bằng lá tía tô, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ,… Chỉ có như thế, con mới có thể nhanh chóng khỏi bệnh.
✔️✔️✔️ Chữa ho cho trẻ bằng lá húng chanh – Hiệu quả đã được chứng minh
✔️✔️✔️ Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm – Đánh bay cơn ho sau 1 đêm