Không ít bố mẹ lo lắng và hoang mang khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Trên thực tế, đây là tình trạng phổ biến và thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp khác. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết cách xử lý khi gặp phải nhé!
>>> Xem thêm:
Hiểu về tình trạng trẻ nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Về cơ bản, nghẹt mũi thường đi kèm với tình trạng sổ mũi. Tuy nhiên, có một số trường hợp nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Trong trường hợp này, nghẹt mũi thường xảy ra khi lớp niêm mạc bị sưng lên. Tình trạng sưng là do các mạch máu bị viêm. Điều này khiến dịch nhầy không thể thoát ra ngoài.
Mặt khác, chất nhầy bị tích tụ quá nhiều sẽ bị đông cứng, khiến chúng không thể thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Đây cũng là cơ chế chính dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Vì sao trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng chảy nước mũi, phải kể đến một vài yếu tố sau:
Viêm mũi dị ứng
Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, việc tiếp xúc với các tác nhân dường như vô hại như lông thú cưng hay phấn hoa sẽ có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm, khiến cơ thể có biểu hiện như bị cảm lạnh.
Ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm, việc tiếp xúc với các tác nhân dường như vô hại như lông thú cưng hay phấn hoa sẽ có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, khiến niêm mạc mũi bị sưng lên, dẫn đến các triệu chứng giống như bị cảm lạnh:
- Phát ban
- Ho khan
- Sổ mũi
- Hắt xì
- Chảy nước mắt, ngứa
- Đau tai, khó nghe
- Đau mặt, đau đầu
Chứng nghẹt mũi sơ sinh
Trẻ sơ sinh có thể bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do khi chào đời không được lấy hết chất nhầy trong mũi. Trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa biết thở bằng miệng nên nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến bé khó chịu, khó thở, dẫn đến khó bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được làm sạch mũi.
Cảm lạnh, cảm cúm
Trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi kèm theo các biểu hiện khác như sốt, ho, hắt hơi,… thì bố mẹ có thể nghi ngờ bé đang bị cảm cúm, cảm lạnh. Virus cúm tấn công, cơ thể sẽ phản ứng lại và làm sưng niêm mạc, dẫn đến nghẹt mũi. Trong một số trường hợp, cảm lạnh, cảm cúm có thể khiến trẻ có dịch nhầy. Tuy nhiên, nếu dịch nhầy không được thoát ra ngoài, chúng sẽ tích tụ khiến bé bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi.
Có dị vật trong mũi cho bé
Mắc dị vật trong mũi thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Những vật này gây nghẹt một hoặc hai bên mũi, thậm chí làm chảy máu mũi và tắc nghẽn đường thở của bé. Trong trường hợp này, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được gắp dị vật ra. Tuyệt đối không tự ý lấy dị vật trong mũi bé tại nhà. Điều này có thể đẩy dị vật vào sâu hơn và gây tổn thương niêm mạc mũi.
Cấu trúc mũi bất thường
Lệch vách ngăn mũi do bẩm sinh hoặc do chấn thương có thể khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Vách ngăn mũi bị lệch một bên sẽ làm một bên mũi bị sung huyết hơn bên còn lại, gây ra hiện tượng nghẹt mũi nhưng có có nước mũi. Ngoài ra, bất thường về cấu trúc mũi có thể gây ra các triệu chứng khác như:
- Nhiễm trùng xoang mãn tính
- Nhức đầu
- Khó thở
- Chảy máu mũi
- Ngưng thở khi ngủ
Làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?
Nghẹt mũi gây ra khá nhiều phiền toái cho bé. Để giảm sự khó chịu này, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:
Vệ sinh sạch sẽ khoang mũi
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi do niêm mạc sưng viêm, sử dụng nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt vi trùng, giúp giảm sưng bên trong khoang mũi. Bên cạnh đó, dung dịch này còn có khả năng làm loãng dịch nhầy bít tắc trong mũi, giúp bé dễ thở, thoải mái hơn.
Tắm nước ấm
Tắm nước ấm sẽ giúp mạch máu mũi giãn nở, nhờ đó mà máu lưu thông dễ dàng, giảm thiểu tình trạng sưng viêm và tắc nghẽn mũi. Để giúp tinh thần trẻ được thư thái hơn, mẹ có thể thêm 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Lưu ý, khi tắm cho bé sơ sinh, cần tìm hiểu kỹ về loại tinh dầu để tránh gây kích ứng, đảm bảo an toàn.
Xông mũi
Ngoài cách tắm nước ấm, để cải thiện tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, các mẹ cũng có thể xông hơi cho trẻ vào buổi tối. Cách này giúp mũi, họng trẻ được thông thoáng, dễ thở và ngủ ngon hơn. Bạn có thể xông hơi cho bé theo cách thông thường hoặc sử dụng máy xông hơi. Lưu ý, khi xông hơi cho bé, mẹ cần giữ khoảng cách giữa cơ thể bé và nước xông để tránh bị bỏng.
Cung cấp chất lỏng cho bé
Nước không chỉ làm loãng dịch nhầy mà còn tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, các mẹ hãy nhớ nhắc bé uống nước đều đặt nhé! Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bạn nên duy trì cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức nhiều hơn.
Massage cánh mũi
Massage mũi sẽ giúp lưu thông mũi và làm loãng chất nhầy đáng kể. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách massage mũi để không gây tổn thương cho bé.
Chườm ấm
Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng phương pháp chườm ấm khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Sự thay đổi nhiệt độ sẽ làm giảm tình trạng sưng và giúp máu lưu thông dễ dàng. Nhờ đó tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy dịch mũi của trẻ cũng được cải thiện đáng kể. Để thực hiện, mẹ chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch, nhúng nước ấm, vắt kiệt rồi đắp lên mũi của bé.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho ba mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Theo dõi Fitobimbi để cập nhật những kiến thức sức khỏe bổ ích nhé!
Tìm kiếm khác: trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi…