Nội dung chính

Trẻ thở khò khè khi ngủ có sao không?

Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường là môi trường dễ gây ra các vấn đề hô hấp. Trong đó, phổ biến là tình trạng trẻ thở khò khè khi ngủ. Vậy đó có phải là biểu hiện bình thường không? Cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ thở khò khè khi ngủ có sao không? Cách chăm sóc thế nào?
Trẻ thở khò khè khi ngủ có sao không? Cách chăm sóc thế nào?

Hiện tượng trẻ thở khò khè khi ngủ

Khò khè là tiếng thở bất thường xảy ra khi đường không khí bị cản trở khi di chuyển trong đường hô hấp. Cha mẹ chỉ có thể nghe bằng cách áp sát tai gần miệng hoặc mũi trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng ống nghe để xác định chính xác triệu chứng này.

Trên thực tế, cha mẹ thường nhầm lẫn tiếng khò khè với tiếng thở do tắc mũi. Thở khò khè do tắc mũi ít nghiêm trọng hơn, nguyên nhân chủ yếu là bé còn nhỏ, dễ bị cảm ho. Lúc này, tiếng thở của trẻ sẽ êm hơn khi được làm thông mũi bằng nước muối sinh lý.

Trong khi đó, thở khò khè vào ban đêm có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn đường hô hấp dưới như: buồng phổi, phế quản, khí quản,…

Nguyên nhân trẻ thở khò khè vào ban đêm

Bé thở khò khè khi ngủ có thể do một số nguyên nhân sau:

Cảm lạnh

Có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh, nhưng thủ phạm chính là rhinovirus. Bệnh có triệu chứng điển hình là sổ mũi, lượng dịch tiết nhiều gây tắc nghẽn, khiến trẻ khó khăn khó thở. Đặc biệt là vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống thấp, vấn đề hô hấp này ngày càng nghiêm trọng hơn. Thông thường, trẻ bị cảm lạnh diễn ra từ 4 – 10 ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Khò khè là dấu hiệu điển hình của cảm lạnh
Khò khè là dấu hiệu điển hình của cảm lạnh

Viêm tiểu phế quản và viêm phổi

Trẻ thở khò khè khi ngủ còn là biểu hiện của viêm tiểu phế quản. Tình trạng này khiến đường hô hấp dưới bị tắc nghẽn, gây khó thở và thở khò khè về đêm. Bệnh do virus gây ra và chủ yếu xuất hiện vào mùa lạnh. Viêm tiểu phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng viêm phổi. Các phế nang chứa nhiều dịch và mủ khiến trẻ suy hô hấp, thở khò khè, da nhợt nhạt, bú kém. Trong trường hợp này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được can thiệp kịp thời.

Mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh mô tả tình trạng nắp thanh quản và sụn phễu chưa phát triển khiến trẻ thở khò khè khi ngủ. Bệnh lý này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0.01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung. Bệnh không có nguyên nhân rõ ràng nên không có thuốc đặc trị, cũng như khó phòng ngừa.

Mềm sụn thanh quản
Mềm sụn thanh quản

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Do trẻ sơ sinh còn nhỏ, chưa kiểm soát tốt nên có thể vô tình hít chúng vào phổi, gây kích ứng và viêm sưng đường hô hấp. Hậu quả, trẻ sẽ bị ho đờm, khò khè, khó thở vào ban đêm.

Hen suyễn

Hen suyễn cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ khò khè khi ngủ. Bệnh có thể khởi phát khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, hóa chất, thời tiết thay đổi, ô nhiễm không khí,… Trẻ em có tỉ lệ mắc hen suyễn cao hơn người lớn. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tràn khí màng phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, xẹp phổi,…

Hen suyễn là bệnh lý nghiêm trọng, cần can thiệp sớm
Hen suyễn là bệnh lý nghiêm trọng, cần can thiệp sớm

Dị ứng

Trẻ sơ sinh vô cùng nhảy cảm với các tác nhân từ bên ngoài như hóa chất, mạt bụi, phấn hoa, lông vật nuôi,… Chính sự nhạy cảm đó khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức, gây ra các triệu chứng như đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, thậm, chí là khò khè khi ngủ.

Trẻ thở khò khè khi ngủ có sao không?

Tiếng thở khò khè có nhiều trạng thái khác nhau. Dựa vào đó, phụ huynh có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Khò khè có âm thanh phát ra như tiếng huýt sáo

Âm thanh khò khè như tiếng huýt sáo có thể xảy ra khi trẻ bị tắc nghẽn mũi. Lỗ thông khí của mũi trẻ nhỏ nên chỉ cần bị sặc sữa một chút cũng có thể làm thu hẹp, cản trở không khí vào đường thở. Trường hợp trẻ thở khò khè khi ngủ này, ba mẹ chỉ cần thông mũi sạch sẽ cho bé là sẽ không quá đáng lo.

Trẻ sơ sinh khò khè vào ban đêm có âm thanh khàn khàn

Đây thường là dấu hiệu của viêm thanh khí phế quản. Bệnh gây phù nề khí quản, thanh quản, dẫn đến đường dây thanh âm bị thu hẹp, khiến tình trạng thở trở nên nặng nề hơn.

Trẻ thở dốc

Trẻ bị viêm phổi có thể gây khò khè và thở dốc bất thường. Bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong phế nang. Viêm phổi là bệnh lý nguy hiểm, cần được can thiệp kịp thời để tránh gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách trị trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ

Tùy vào nguyên nhân trẻ thở khò khè khi ngủ, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, cha mẹ có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây để giúp bé sớm bình phục:

  • Sử dụng muối sinh lý nhỏ mũi cho bé mỗi ngày 1 – 2 lần. Với bé sơ sinh, sau khi nhỏ mũi, mẹ nên hút sạch mũi cho bé bằng dụng cụ chuyên dụng
  • Cho bé bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng, kháng thể cho bé phát triển mà còn đóng vai trò là chất lỏng, giúp làm loãng dịch nhầy, cho bé thở dễ dàng, hết khò khè
  • Ủ ấm cho bé, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá
  • Thoa tinh dầu lên gối, chăn trong phòng ngủ của bé. Cách này có tác dụng hiệu quả với trẻ thở khò khè khi ngủ, mang lại cảm giác dễ chịu hơn
  • Cho bé nằm cao bằng cách lót miếng khăn dưới gối. Cách này giúp giảm tình trạng tắc nghẽn đường thở cho bé vào ban đêm
Cách chăm sóc trẻ bị khò khè tại nhà
Cách chăm sóc trẻ bị khò khè tại nhà

Khi nào trẻ thở khò khè khi ngủ cần đến bác sĩ?

Trong quá trình chăm sóc bé, nếu tình trạng khó khè không thuyên giảm, có xu hướng tiến triển nặng, đồng thời xuất hiện thêm các dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện:

  • Bé bị khò khè vào ban đêm kèm sốt, khó thở, da tím tái
  • Trẻ có tiền sử mắc hen suyễn, đột nhiên khó thở, khò khè
  • Trẻ cảm thấy khó thở, lồng ngực co rút mỗi khi thở
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị khò khè khi ngủ

Đối với trẻ sơ sinh, các vấn đề hô hấp là nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh. Trẻ thở khò khè khi ngủ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Bởi vậy, cha mẹ cần theo dõi sát sao, tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp. Mong rằng bài chia sẻ này sẽ giúp ích mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Tìm kiếm khác: trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ, bé thở khò khè khi ngủ, trẻ khò khè khi ngủ, trẻ thở khò khè vào ban đêm,…

Chia sẻ bài viết này