Thuốc tây (kháng sinh; kháng viêm; hạ sốt, giảm đau và thuốc súc họng BBM), các bài thuốc dân gian và siro thảo dược là 3 nhóm thuốc viêm họng cho bé phổ biến nhất tại Việt Nam.
Thuốc tây chữa viêm họng cho bé
Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc hạ sốt để điều trị viêm họng cho bé.
Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm họng do vi khuẩn
Thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bé:
Trẻ em bị mẫn cảm với Penicilin sẽ được kê đơn điều trị viêm họng với một trong những loại kháng sinh sau:
|
Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp bé bị viêm họng do vi khuẩn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, 70 – 80% trường hợp viêm họng ở trẻ em là do virus gây ra. Điều đó có nghĩa là trong 10 bé bị viêm họng, có 7 đến 8 bé không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Việc cho trẻ em sử dụng kháng sinh cũng cần xem xét cẩn thận. Vì kháng sinh có nhiều lợi ích cho sức khỏe, song sử dụng không đúng cách, không đúng trường hợp, loại thuốc này có thể gây hại cho con. Trước hết, nó làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể (vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa cũng bị tiêu diệt cùng vi khuẩn có hại). Tiếp đến, sử dụng kháng sinh không đúng cách còn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, chống lại tác động của thuốc, khiến quá trình điều trị sau này trở nên khó khăn hơn.
Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc kháng sinh. Nếu được bác sĩ yêu cầu sử dụng kháng sinh để điều trị viêm họng, cha mẹ cần cho bé uống hết toàn bộ số thuốc được kê đơn.
Thuốc kháng viêm giúp giảm sưng, đỏ, đau họng
Các loại thuốc kháng viêm thường được kê đơn cho bé bị viêm họng là:
|
Trong một số trường hợp, khi tình trạng viêm họng của bé đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khiến bé cảm thấy khó chịu, thay vì kê thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể kê đơn kháng viêm. Thuốc kháng viêm có tác dụng làm giảm viêm (sưng, đỏ, đau).
Thuốc hạ sốt giúp hạ thân nhiệt tới mức bình thường
Các loại thuốc hạ sốt được sử dụng cho bé bị sốt do viêm họng bao gồm:
Lưu ý: Không sử dụng aspirin cho trẻ em. |
Thuốc hạ sốt được sử dụng để điều trị triệu chứng sốt ở trẻ em bị viêm họng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần sử dụng thuốc hạ sốt. Các sĩ Nhi khoa khuyến nghị:
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C: cha mẹ cần liên hệ với bác sĩ và đưa con đến bệnh viện để kiểm tra để có phương pháp điều trị phù hợp.
- Với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên bị sốt trên 38 độ C: cha mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt ngay tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cần lưu ý rằng, nếu bé bị sốt dưới 38,5 độ C và không có tiền sử co giật, không cảm thấy quá khó chịu, cha mẹ chưa cần cho con uống thuốc; thay vào đó, hãy làm mát cơ thể con bằng các phương pháp vật lý.
Thuốc súc họng giúp sát khuẩn
Theo hướng dẫn điều trị viêm họng ở trẻ em của Bộ y tế, bên cạnh việc cho con uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, nếu có thể, cha mẹ hãy cho con súc họng 3 – 4 lần/ngày bằng BBM.
BBM là thuốc súc miệng chứa Natri hydrocarbonat, Natri tetraborat, Methol. Loại thuốc này có tác dụng sát khuẩn, phòng chữa viêm họng, viêm lợi,…
Cha mẹ cũng có thể cho con súc họng bằng nước muối sinh lý thay cho BBM.
Thuốc dân gian chữa viêm họng cho bé
Việc điều trị viêm họng cho bé bằng thuốc Tây đạt hiệu quả cao, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Chính vì vậy, khi con bị viêm họng nhẹ (không quá khó chịu hay bị sốt cao) các bậc phụ huynh thường chữa bệnh cho con bằng cách áp dụng các bài thuốc dân gian.
10+ mẹo dân gian chữa viêm họng cho bé mẹ không nên bỏ qua
Dưới đây là một số bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bé hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh tin dùng:
- Lê hấp đường phèn
- Lá húng chanh hấp đường phèn/ mật ong
- Nước nấu lá tía tô
- Lá xương sông hấp mật ong
- Quất hấp mật ong
- Lá hẹ hấp đường phèn
- Chữa viêm họng cho trẻ nhỏ bằng tỏi nướng
- Lá húng chanh hấp đường phèn
- Lá diếp cá nấu với nước vo gạo
- Chữa viêm họng cho bé bằng trà gừng
- v.v…
Lưu ý gì khi chữa viêm họng cho bé bằng mẹo dân gian?
- Không sử dụng mật ong để chữa viêm họng cho bé dưới 1 tuổi.
- Hiệu quả của các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho bé phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh. Nếu triệu chứng bệnh của con không được cải thiện sau 3 – 4 ngày sử dụng thuốc, cha mẹ cần ngừng cho con uống thuốc và đưa con đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị kịp thời.
- Cần cẩn trọng trong việc lựa chọn nguyên liệu bài thuốc. Mặc dù nguyên liệu chính của các bài thuốc dân gian chữa viêm họng cho bé là thảo dược tự nhiên, an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều loại rau được bán trên thị trường có chứa thuốc trừ sâu, chất kích thích,… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.
- Chỉ áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa viêm họng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 6 tháng tuổi còn rất non nớt, chưa chấp nhận được các thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Cho con dùng lá húng chanh/ lá tía tô/ tỏi/… quá sớm có thể khiến con bị đau bụng, tiêu chảy,…
Siro thảo dược giảm viêm họng có tốt không?
Khác với thuốc tây, siro thảo dược rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Lý do là bởi, thành phần chính của sản phẩm là các bộ phận của cây cỏ, chẳng hạn như lá, rễ hoặc hoa.
Về cơ bản, siro thảo dược khá giống với các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, chúng an toàn và có hiệu quả điều trị viêm họng tốt hơn hẳn. Lý do là bởi việc sản xuất ra một loại siro được phép bán ra thị trường không hề đơn giản. Trước hết, thuốc sẽ phải trải qua rất nhiều giai đoạn thử nghiệm bao gồm kiểm tra trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm lâm sàng để xem xét về độ an toàn và tính hiệu quả. Tiếp đó, sản phẩm sẽ được gửi đến các cơ sở kiểm nghiệm (thuộc Bộ Y tế). Chỉ khi được Bộ Y tế cấp phép, siro thảo dược mới được phân phối và bán ra cho người sử dụng.
Quy trình sản xuất sản phẩm cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn quản lý chất lượng,… Chính vì thế, cha mẹ có thể yên tâm khi cho con sử dụng các loại siro thảo dược chữa viêm họng.
Kết luận
Đặc biệt lưu ý: Ngay cả khi đã có thông tin về các loại thuốc viêm họng cho bé, cha mẹ cũng không nên tự ý cho con uống thuốc mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Xin hãy nhớ rằng, uống thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.