Nội dung chính

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ: MẸ ĐÃ BIẾT CHƯA?

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ cho bé là biện pháp đơn giản, an toàn và cho hiệu quả khá cao. Nếu chưa biết tận dụng lợi ích từ lá hẹ trong hỗ trợ giảm viêm tai giữa, mẹ hãy học ngay 4 cách dùng dưới đây nhé!

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa

Trước khi khám phá cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, mẹ hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này nhé!

Bên cạnh cảm lạnh thông thường, viêm tai giữa là bệnh phổ biến nhất ở trẻ em. Trên thực tế, hầu hết trẻ em đều bị ít nhất 1 lần viêm tai giữa khi chúng được 3 tuổi. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi mà không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.

Tai có 3 phần: tai trong, tai giữa và tai ngoài. Một ống eustachian nối tai giữa với phần sau của mũi. Khi trẻ bị cảm lạnh, nhiễm trùng mũi họng hoặc dị ứng, chất nhầy có thể xâm nhập vào ống này gây tích tụ chất lỏng trong tai giữa. Nếu vi khuẩn, virus lây nhiễm chất lỏng này, nó có thể gây sưng và đau trong tai. Loại nhiễm trùng tai này được gọi là viêm tai giữa.

bien chung viem tai giua

Thông thường, sau khi các triệu chứng của viêm tai giữa cấp tính hết, chất lỏng vẫn còn trong tai, tạo ra một loại vấn đề về tai khác được gọi là viêm tai giữa có tràn dịch (dịch tai giữa).Tình trạng này khó phát hiện hơn so với viêm tai giữa cấp tính vì ngoại trừ dịch và thường là một số giảm thính lực nhẹ, thường không có biểu hiện đau hoặc các triệu chứng khác. Chất lỏng này có thể tồn tại trong vài tháng và trong hầu hết các trường hợp, chất dịch này sẽ tự biến mất. Sau đó thính giác của trẻ trở lại bình thường.

Vì sao lá hẹ chữa viêm tai giữa hiệu quả?

Không phải tất cả các trường hợp viêm tai giữa đều cần dùng kháng sinh. Có thể quan sát thấy một số trẻ không sốt cao và có thể thuyên giảm sau 2 – 3 ngày chăm sóc. Do đó, để thúc đẩy quá trình điều trị viêm tai giữa ở trẻ diễn ra nhanh chóng, cha mẹ có thể kết hợp với mẹo chữa bằng lá hẹ.

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn và hiệu quả khá cao. Trong đông y, lá hẹ còn có tên gọi khác là cửu thái hoặc khởi dương thảo. Không chỉ là loại rau gia vị quen thuộc của người Việt, lá hẹ còn nổi tiếng là vị thuốc sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Một trong số đó là khả năng hỗ trợ giảm viêm tai giữa.

Những công dụng của lá hẹ trong hỗ trợ điều trị viêm tai giữa là:

Thanh nhiệt, giảm sưng

Khi bị viêm tai giữa, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức, sưng tấy phần trong tai. Thậm chí khi nhiễm trùng lây lan sang cơ quan khác còn có thể gây hiện tượng sốt. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm sưng, lá hẹ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng do viêm tai giữa gây ra nhanh chóng.

Kháng khuẩn, phòng ngừa tái phát

Trong lá hẹ chứa hoạt chất kháng sinh mang tên Odorin, có khả năng ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, virus. Đồng thời giảm thiểu hiện tượng ngứa ngáy, sưng đỏ ở tai khi bị viêm tai giữa.

Không chỉ có hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa cho bé, lá hẹ còn sở hữu vô vàn công dụng khác như:

  • Tăng cường sức khỏe của mắt
  • Hỗ trợ giảm đau lưng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ điều trị táo bón
  • Giảm ho khan, đau họng,…

4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Không cần tốn thời gian và công sức, cha mẹ có thể tham khảo trị viêm tai giữa bằng lá hẹ vô cùng đơn giản theo những cách dưới đây:

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ tươi

Chuẩn bị nguyên liệu: 30g lá hẹ tươi và muối trắng

Thực hiện:

  • Pha muối với nước sạch rồi ngâm lá hẹ trong vòng 10 phút
  • Vớt lá hẹ ra rổ rồi rửa qua 2 – 3 lần nước nữa cho sạch
  • Tiếp đó, cho lá hẹ vào cối hoặc máy sinh tố rồi tiến hành xay nhuyễn để vắt lấy nước cốt
  • Với hỗn hợp nước cốt lá hẹ thu được, mẹ có thể dùng để nhỏ vào tai bé
  • Kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tuần để bệnh được cải thiện nhanh chóng

nước cốt lá hẹ

Cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ kết hợp phèn chua

Tương tự như lá hẹ, phèn chua cũng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và sát trùng. Sự kết hợp của “bộ đôi” này sẽ giúp tai trẻ bớt sưng và đau rát.

la he ket hop phen chua

Nguyên liệu chuẩn bị: Lá hẹ tươi và phèn chua, mỗi loại 50g

Thực hiện:

  • Ngâm và rửa sạch lá hẹ rồi vớt ra rổ để ráo
  • Dùng dao cắt nhỏ lá hẹ sau đó đun sôi với nước phèn chua đã chuẩn bị
  • Khi phèn chua tan hoàn toàn, xay hỗn hợp thành bột mịn rồi đem bảo quản trong hũ thủy tinh để dùng dần
  • Để chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ cho trẻ theo cách này, mẹ cần chuẩn bị một tờ giấy, cuộn lại thành ống tròn, đặt một đầu vào tai rồi thổi bột vào.
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao nhất

Trứng rán hẹ

Ngoài những cách chữa viêm tai giữa trên, mẹ có thể thêm lá hẹ vào khẩu phần ăn của bé để gia tăng đề kháng, cải thiện triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Món trứng rán lá hẹ là thực đơn tuyệt vời, vừa ngon mắt, ngon miệng lại còn bổ dưỡng cho bé. Mẹ hãy cùng vào bếp với Fitobimbi nhé!

Trứng rán hẹ

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 quả trứng gà và 50g lá hẹ tươi

Thực hiện:

  • Lá hẹ nhặt bỏ phần úa vàng rồi rửa sạch
  • Thái nhỏ lá hẹ rồi cho vào trứng đánh tan
  • Cho dầu lên chảo rồi đổ trứng vào rán vàng đều 2 mặt
  • Cho trứng ra đĩa, trang trí là bé có thể thưởng thức rồi!

Canh đậu phụ lá hẹ

Thêm một gợi ý nữa về món ăn bổ dưỡng từ lá hẹ mà mẹ nên tham khảo ngay, đó chính là cạnh đậu phụ lá hẹ. Món ăn này có vị ngọt, thanh mát rất tốt để giải nhiệt và hạ sốt cho bé. Hãy cùng bắt tay vào làm với công thức canh đậu phụ lá hẹ sau nhé!

Canh đậu phụ lá hẹ

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 miếng đậu hũ, 100g thịt heo bằm và 50g lá hẹ

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá hẹ rồi thái nhỏ
  • Đậu phụ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
  • Ướp thịt lợn với tiêu, hạt nêm trong 10 phút rồi vo thành từng viên nhỏ
  • Cho chảo lên bếp, thêm dầu rồi chiên vào thịt viên
  • Đến khi thịt vàng thì tiếp tục cho lá hẹ vào
  • Tiếp đến cho nước vào nồi, đun sôi
  • Cuối cùng cho đậu phụ, rắc thêm một chút lá hẹ nêm nếm gia vị cho hợp khẩu vị bé là có thể thưởng thức

Những người NÊN và KHÔNG NÊN dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa

Lá hẹ là vị thuốc lành tính nên khá an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều có thể sử dụng, để tránh những rủi ro đáng tiếc, bạn nên chú ý những nhóm đối tượng nên và không nên chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ sau:

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ bị viêm tai giữa từ nhẹ đến trung bình
  • Tai bị đau rát và sưng tấy
  • Trẻ gặp các vấn đề về tai khác

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Trẻ mắc chứng khó tiêu, đầy bụng
  • Trẻ dị ứng với lá hẹ

Trên đây là tổng hợp 4 cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ. Lưu ý, trong quá trình áp dụng cho bé, cha mẹ nên tuân thủ về liều lượng, tránh lạm dụng hoặc dùng ngắt quãng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Chia sẻ bài viết này