Trong “cuộc chiến” để giữ cho đôi tai khỏe mạnh và hoạt động bình thường, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy mẹ có biết trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì không? Và trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì? Cùng Fitobimbi tìm hiểu ngay nào!
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học cụ thể nào cho chúng ta biết “trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?”. Dẫu vậy, vẫn có một số loại thực phẩm đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe đôi tai.
Vì vậy, khi con bị viêm tai giữa, mẹ hãy bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của con những loại thức ăn sau.
Thực phẩm giàu magie (ngũ cốc, quả hạnh, cá hồi, các loại đậu,…)
Các nhà khoa học cho biết, magie có thể giúp duy trì chức năng thần kinh và bảo vệ các tế bào lông ở tai khi chúng ta nghe phải tiếng ồn lớn.
Chính vì thế, để giữ cho đôi tai khỏe mạnh và chống lại tình trạng mất thính giác (đặc biệt là do tiếng ồn gây ra), cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm giàu magie như:
- Hạt bí ngô
- Hạt lanh
- Các loại quả hạnh (hạnh nhân, óc chó, hạt điều,…)
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Quả bơ
- Cá hồi
- Các loại đậu
- Cải xoăn
- Rau chân vịt
- Chuối
Thực phẩm giàu kali (dưa chuột, nấm, khoai lang, khoai tây,…)
Người ta tin rằng, tình trạng giảm lượng chất lỏng trong tai là một trong những nguyên nhân khiến thính lực suy giảm. Trong khi đó, nhận đủ kali có thể giúp điều chỉnh lượng chất lỏng trong cơ thể. Do đó, cha mẹ hãy đảm bảo rằng có đủ thực phẩm giàu kali trong chế độ ăn uống của con:
- Dưa chuột
- Nấm
- Khoai lang
- Khoai tây
- Trứng
- Chuối
- Mơ
- Cam
- Đậu Hà Lan
- Bơ
- Rau chân vịt
- Dừa
- Dưa hấu
- Đậu đỏ
Thực phẩm giàu folate (gan, ngũ cốc, chanh, chuối, trứng,…)
Tuần hoàn máu đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe đôi tai; nó giữ cho các tế bào lông trong tai khỏe mạnh. Và folate giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể. Vì vậy, việc bổ sung đủ folate trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa mất thính giác và cải thiện tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhỏ.
Bạn có thể bổ sung folate cho con bằng cách cho trẻ ăn các loại thực phẩm sau:
- Bắp cải
- Cải xoăn
- Rau chân vịt
- Bông cải xanh
- Đậu Hà Lan
- Đậu tây
- Đậu gà
- Gan
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Chanh
- Chuối
- Trứng
- Đậu phộng
- Hạt hướng dương
Thực phẩm giàu kẽm (yến mạch, sữa chua, thịt lợn, thịt bò,…)
Nhiều nghiên cứu cho thấy kẽm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp tăng trưởng tế bào. Do đó, người ta tin rằng chất này có thể giúp phòng chống và cải thiện tình trạng nhiễm trùng trong tai. Chế độ ăn đủ kẽm cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ phát triển chứng ù tai.
Để giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp con nhanh khỏi bệnh viêm tai giữa, cha mẹ hãy thêm những loại thực phẩm giàu kẽm sau vào chế độ ăn uống của trẻ:
- Bột yến mạch
- Sữa chua
- Đậu lăng
- Đậu phộng
- Hạt điều
- Tôm hùm
- Cua
- Thịt lợn
- Thịt bò
- Thịt gà
- Nấm
- Cải xoăn
- Rau chân vịt
- Tỏi
- Hạt bí ngô
Thực phẩm giàu chất béo Omega 3 (cá hồi, óc chó, hạt lanh,…)
Có thể bạn cũng đã nghe nói về đặc tính chống viêm và chống lão hóa của Omega 3. Nhưng bạn có biết, nó cũng đã được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa suy giảm thính lực không? Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, loại axit béo này có khả năng làm giảm nguy cơ mất thính giác do tuổi tác. Omega 3 cũng giúp quá trình gửi tín hiệu giữa não và tai đạt kết quả tốt hơn.
Dưới đây là các loại thực phẩm giàu Omega 3 mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ:
- Dầu hạt lanh
- Cá hồi
- Cá ngừ
- Cá trích
- Dầu đậu nành
- Quả óc chó
- Hạt lanh
- Hạt chia
- Trứng gà
- Sữa
- Rau cải thìa
- Rau chân vịt
Trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Như vậy, chúng ta đã có được câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?”. Trong phần này, Fitobimbi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề “trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn gì?”.
Thực phẩm mà trẻ bị dị ứng
Một nghiên cứu được tiến hành năm 2001 bởi CM Arroyave và cộng sự cho thấy: có mối liên hệ giữa dị ứng thực phẩm và chứng viêm tai giữa ở trẻ em. Vì vậy, nếu con thường xuyên bị viêm tai giữa, bạn nên tìm hiểu xem con có dị ứng với loại thức ăn, đồ uống nào hay không. |
CM Arroyave và cộng sự nhận thấy 25 bệnh nhân bị viêm tai giữa tái phát bị dị ứng thực phẩm (phổ biến nhất là sữa, trứng, đậu, cam quýt và cà chua). Việc loại bỏ các loại thực phẩm gây dị ứng ra khỏi thực đơn đã giúp cải thiện tình trạng bệnh ở 22 người.
Các tác giả giải thích, khi bị dị ứng, màng nhầy sẽ hoạt động nhằm mục đích bảo vệ cơ thể khỏi chất lạ. Điều đó khiến khoang mũi và tai của trẻ chảy dịch. Chất nhờn dư thừa sẽ gây viêm và mất cân bằng trong ống tai, dẫn đến viêm tai.
Do đó, cha mẹ hãy chú ý tới chế độ ăn uống và tình trạng bệnh viêm tai của con để có thể phát hiện ra loại thực phẩm khiến trẻ dị ứng; sau đó loại chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày của con.
Đồ ăn chiên rán, cay nóng, nước uống có ga
Đồ ăn chiên rán, cay nóng; nước uống có ga được coi là “không lành mạnh”. Chúng khiến quá trình phục hồi của cơ thể diễn ra chậm hơn. Chính vì vậy, khi con bị viêm tai giữa, cha mẹ nên để trẻ tránh xa những loại thực phẩm này.
Kết luận
Sau khi có câu trả lời cho câu hỏi “trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì?” và “trẻ bị viêm tai giữa kiêng ăn gì?”, bạn đừng quên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và giúp con nhanh chóng khỏi bệnh nhé!
Xẻm nhiều hơn bệnh hô hấp ở trẻ tại: https://fitobimbi.vn/ho-hap/