Phụ nữ cần có khoảng thời gian kiêng cữ sau sinh để cơ thể phục hồi. Nguyên nhân là do thời gian mang thai và quá trình sinh nở khiến mẹ bị mất sức nhiều, cần có thời gian mới có thể hồi phục. Vậy sau sinh, mẹ cần kiêng cữ bao lâu và chú ý những vấn đề gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Bà đẻ ăn được quả gì? 18 loại quả gọi sữa sau sinh
- Những loại trái cây bà đẻ không được ăn để tốt cho mẹ và bé
Không kiêng cữ sau sinh có thể gây hậu quả gì?
Phụ nữ sinh con phải chịu đựng đến 57 đơn vị đau, nó tương đương với việc bạn gãy 20 xương sườn cùng lúc. Điều này để mọi người hiểu rằng, quá trình mang thai và sinh con là vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ yếu đi rất nhiều. Vì vậy, phụ nữ sau sinh cần được nghỉ ngơi và kiêng cữ để giúp cơ thể phục hồi. Bởi nếu không kiêng cữ, bạn sẽ gặp những vấn đề bất ổn về sức khỏe sau:
- Suy nhược cơ thể, sức khỏe suy yếu: Mất máu sau sinh nếu không được bồi bổ và nghỉ ngơi hợp lý có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng, dẫn đến các bệnh lý như xương khớp, tuần hoàn não, tim mạch
- Nguy cơ mắc các bệnh lý: Giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ cần tập trung dưỡng chất cho việc nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến nhiều biến đổi về sinh lý và trao đổi chất. Nếu đẻ xong không kiêng cữ cốt, mẹ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp, xương khớp, não,…
- Sa âm đạo, trực tràng: Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của việc không kiêng cữ sau sinh. Nhiều mẹ sau sinh không dành thời gian nghỉ ngơi mà đã hoạt động, làm việc như bình thường. Hậu quả là mẹ có thể đối mặt với nguy cơ sa âm đạp, trưng tràng. Tình trạng này gây khó khăn trong việc đại tiện, khiến mẹ đau đớn, khó chịu
- Mệt mỏi, cơ thể nhiễm lạnh: Nhiều chị em sinh bé vào mùa đông nhưng lại chủ quan không giữ ấm cơ thể. Hậu quả là mẹ sẽ cảm nhận rõ sức khỏe giảm sút trầm trọng và cơ thể ớn lạnh
Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?
Trước đây, thời gian kiêng cữ sau sinh theo dân gian là khoảng 3 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần nghỉ ngơi trong phòng kín, tránh tắm rửa, làm việc và tiếp xúc với mọi người. Tuy nhiên, quan niệm ở cữ ngày càng thoáng hơn. Theo các bác sĩ, ngày nay phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. 3 – 4 ngày sau sinh mẹ đã có thể tắm rửa và làm vệ sinh cơ thể.
Điều quan trọng là bạn cần tránh làm việc nặng, tránh căng thẳng, lo lắng và lưu ý vấn đề dinh dưỡng nhằm có thể trạng tốt nhất để nuôi dưỡng bé.
Phụ nữ sau sinh nên kiêng gì?
Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì? Dưới đây là 14 vấn đề kiêng cữ sau sinh mà bạn cần lưu ý:
Kiêng nước đá, đồ lên men, đồ chua
Trong thời gian ở cữ, mẹ cần ăn uống đủ chất để cơ thể sớm phục hồi, đồng thời thúc đẩy sản xuất sữa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Bên cạnh các thực phẩm hữu ích như rau xanh, tinh bột, chất đạm, chất béo,… mẹ cũng cần kiêng cữ các loại thức ăn lên men, đồ chua và nước đá. Bởi nếu ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này, mẹ có nguy cơ bị nhiễm lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt, cần tránh xa cải đắng vì nó khiến mẹ bị tiểu són.
Ngồi lâu
Điều này đã được nhiều mẹ kiểm chứng. Việc ngồi lâu sẽ khiến mẹ dễ bị đau lưng. Đặc biệt là những lúc “trái gió trở trời”, lưng sẽ đau ê buốt khiến mẹ không thể làm bất cứ việc gì. Vì vậy, sau khi sinh bé, mẹ chỉ ngồi trong lúc cho bú, không được giữ nguyên tư thế này quá lâu.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mẹ sẽ phải nằm cả ngày. Chuyên gia khuyên bạn nên vận động nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu, hết sản dịch. Đặc biệt, với những mẹ sinh mổ, việc tập đi sau sinh sẽ tránh được tính trạng dính ruột, bí tiểu.
Không làm việc nặng
Đẻ xong cần kiêng gì? Không làm việc nặng là vấn đề kiêng cữ sau sinh mẹ cần hết sức chú ý. Trong 3 tháng sau sinh, tốt nhất mẹ không nên làm việc nặng. Bởi tử cung của phụ nữ sau sinh còn to và nặng. Trong khi các cơ và dây chằng ở đáy chậu còn mềm yếu, chưa phục hồi. Vì vậy, mẹ sẽ dễ có nguy cơ bị sa tử cung, đặc biệt là với mẹ sinh con nhiều lần.
Thường xuyên vệ sinh răng miệng
Phụ nữ sau sinh nên sử dụng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm để đánh răng. Tốt nhất nên súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Mẹ nên vệ sinh răng miệng thường xuyên sau ăn để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang bé mỗi lần hôn âu yếm.
Tắm nắng đúng thời điểm
Tắm nắng giúp hấp thụ vitamin D cần thiết cho quá trình chuyển hóa canxi và phốt pho trong xương. Vì vậy, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng thường xuyên. Thời điểm tắm nắng thích hợp là vào buổi sáng, trước 9 giờ và không nên tiếp xúc với ánh nắng quá 30 phút.
Không leo cầu thang nhiều
Sau sinh cần kiêng cữ những gì? Nếu phòng ngủ của bạn ở tầng cao thì tốt nhất nên dọn xuống tầng 1 để được nghỉ ngơi, tránh leo cầu thang nhiều. Điều này cực kỳ ảnh hưởng với phụ nữ sinh mổ, khiến vết thương lâu lành và có thể gây gỉ, loét.
Kiêng quan hệ tình dục
Không quan hệ tình dục là vấn đề kiêng cữ sau sinh mà mẹ cần lưu ý. Các bác sĩ đều khuyên mẹ nên kiêng quan hệ khoảng 6 tuần sau sinh thì mới tốt. Quan hệ sớm không những khiến bạn bị đau mà còn dễ làm bục vết khâu. Bên cạnh đó, nếu có quan hệ phải sử dụng các phương pháp phòng tránh thai. Vì trứng có thể rụng bất cứ lúc nào.
Tránh xa các thiết bị điện tử
Sử dụng nhiều điện thoại, xem tivi, máy tính bảng,… là điều tối kỵ sau sinh. Nếu mẹ không muốn bị lão hóa mắt từ sớm thì tốt nhất nên tránh xa các đồ công nghệ một chút.
Hạn chế căng thẳng mệt mỏi
Sau sinh, nếu mẹ luôn giữ trạng thái mệt mỏi, căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến lượng sữa bị giảm sút. Vì vậy, nếu việc chăm sóc bé khiến hạn mệt mỏi, hãy chia sẻ với chồng và người thân trong gia đình nhé!
Không khóc khi tắm
Nước mắt khi nhỏ vào vết sinh mổ sẽ khiến vết thương lâu lành. Điều này đồng nghĩa với việc bạn bạn chịu đau lâu hơn. Vì vậy, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, bạn không nên trốn vào nhà tằm, vừa bật vòi nước, vừa khóc nhé!
Tư thế nằm ngủ và cho con bú
Với những mẹ mổ đẻ, tư thế nằm ngủ và cho con bú là vấn đề kiêng cữ sau sinh cần hết sức lưu ý. Để tránh bé động vào vết thương phẫu thuật, mẹ nên nằm hơi ngả lưng về phía sau và cho bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ.
Tránh thực phẩm tối kỵ
Bà đẻ kiêng những gì? Với những mẹ sinh mổ, mẹ nên thực hiện kiêng khem với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như lòng đỏ trứng gà, rau muống, đồ nếp,… Bởi đây là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ và gây lồi sẹo, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Dấu hiệu mẹ nên đi khám bác sĩ
Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, nếu mẹ gặp phải các dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đi khám càng sớm, càng tốt:
- Sốt cao trên 38 độ C
- Vết mổ hoặc vết rạch bị chảy mủ và đỏ
- Sản dịch ra nhiều bất thường, có chứa cục máu đông
- Đau đầu dữ dội, thị giác thay đổi
- Đau bụng và đau ngực nhiều
- Ho, nôn hoặc buồn nôn
- Dịch âm đạo có mùi hôi
- Tiểu són, tiểu buốt hoặc tiểu tiện không kiểm soát
- Núm vú nứt, chảy máu, viêm sưng
- Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Nhìn chung, có nhiều quan điểm về kiêng cữ sau sinh. Tuy nhiên, ông bà ta có câu “có kiêng có lành”. Vì vậy, mẹ cần sáng suốt và lựa chọn cách chăm sóc bản thân sau sinh để đảm bảo sức khỏe cho mình nhé!