Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Để giúp các mẹ vượt cạn thành công bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ chia sẻ thêm thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối. Các mẹ hãy lưu lại để bé khỏe và tăng cân đều.
- 10 món canh bổ máu cho bà bầu để thai nhi khỏe mạnh
- Bà bầu tháng cuối nên ăn gì? 11 gợi ý không nên bỏ qua
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bà bầu tiểu đường vào 3 tháng cuối
Để tránh tình trạng đường huyết tăng cao trong 3 tháng cuối, chế độ ăn của mẹ bầu cần phải tuân thủ theo nguyên tắc sau.
Bữa ăn chia nhỏ
Mặc dù bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau cho là tốt. Nhưng nếu mẹ bầu ăn nhiều trong cùng một bữa chỉ số đường huyết có thể tăng cao. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để tránh đường huyết thay đổi đột ngột.
Thay vì chỉ ăn vào 3 bữa chính mẹ hãy chia nhỏ khẩu phần trong ngày thành 6 bao gồm bữa sáng, trưa, tối và các bữa phụ. Sao cho khoảng cách các bữa là khoảng 2 giờ để quá trình chuyển hóa lượng đường trong máu được tốt.
Cân đối các chất dinh dưỡng
Ngoài việc chia nhỏ thực đơn hàng ngày mẹ bầu còn phải chú ý cân bằng dinh dưỡng. Bởi việc tập trung quá nhiều vào một số nhóm thực phẩm có thể làm cho cơ thể của mẹ thiếu hụt dinh dưỡng, bé chậm phát triển.
Không chỉ thế, việc chỉ ăn đi ăn lại vài món có thể khiến cho bà bầu nhàm chán, bỏ ăn. Điều này cực kỳ nguy hại đối với sức khỏe của hai mẹ con. Nhất là trong giai đoạn cuối, khi bé bắt đầu tăng cân nhiều hơn. Theo đó, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên cân đối các chất như chất xơ, chất đạm, tinh bột, vitamin. Ngoài ra, cần phải hạn chế chất béo không tốt từ nội tạng, thịt mỡ, xúc xích, thực phẩm chiên xào nhiều dầu.
Tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo
Chất xơ đối với chế độ ăn của bà bầu có vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn là chất dẫn truyền giúp chuyển hóa glucose, hạn chế đường huyết tăng cao. Vì vậy thực đơn hàng ngày, mẹ bầu nên chọn chất xơ từ các loại rau như: rau muống, mồng tơi, bina, đậu bắp,…
Đồng thời, hạn chế chất béo bão hòa không tốt. Mẹ nên dùng các loại dầu có lợi như dầu oliu, dầu gạo, đậu phộng thay vì bơ, mỡ thông thường. Đối với sữa uống, mẹ hãy sử dụng sữa tươi không đường, sữa đã tách béo,…
Ăn theo thứ tự ưu tiên
Để ngăn đường huyết tăng cao, trong các bữa chính ngoài việc bổ sung đầy đủ 3 nhóm thực phẩm như rau xanh, đạm, tinh bột thì thứ tự ăn cũng có vai trò rất lớn. Mẹ bầu nên ăn rau trước, sau đó tới đạm và cơm. Tránh ăn tinh bột đơn lẻ vì nó sẽ khiến đường huyết tăng.
Bổ sung trái cây
Mẹ bầu nào cũng thích ăn trái cây. Tuy nhiên khi bị tiểu đường, mẹ nên cân nhắc lựa chọn loại quả phù hợp.
Theo đó, chuyên gia khuyến cáo mẹ nên hạn chế dùng loại trái cây nhiều đường. Chỉ nên sử dụng nhóm thực phẩm này vào các bữa phụ, tránh dùng trái cây trước và ngay sau các bữa ăn chính. Như vậy đường huyết sẽ tăng, sức khỏe của mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng.
Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì, kiêng gì?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết với các bà bầu đang bị tiểu đường. Dưới đây là những thực phẩm mà mẹ cần phải bổ sung và hạn chế dùng trong 3 tháng cuối.
Thực phẩm tốt cho mẹ bầu tiểu đường
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên dùng những thực phẩm sau:
Khoai lang
Vì chứa nhiều đường và có tinh bột nên thực phẩm này thường bị các mẹ “thẳng tay” loại bỏ ra khỏi thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, trái ngược với quan điểm đó khoai lang lại có tác dụng ngăn ngừa đường huyết tăng cao. Theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang có chứa thành phần Caiapo kiểm soát đáng kể lượng đường và cholesterol xấu trong máu.
Rong biển
Với hàm lượng đường gần như bằng 0, rong biển là thực phẩm “vàng” không thể thiếu được ở trong thực đơn bà bầu tiểu đường. Không chỉ thế thực phẩm này còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, giúp bé tăng cân đều đặn trong suốt thai kỳ.
Cà rốt
Khi bị tiểu đường thai kỳ, hầu hết mẹ bầu đều có triệu chứng suy giảm thị lực. Vậy nên, cà rốt sẽ là lựa chọn tốt nhất để cải thiện được tình trạng này. Không chỉ thế nhờ hàm lượng chất xơ và beta carotene dồi dào, cà rốt còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu tối ưu.
Họ nhà đậu
Các loại đậu cũng là thực phẩm nên có ở trong thực đơn của các mẹ bầu tiểu đường. Theo như nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Nội Khoa của Canada, thực đơn dinh dưỡng có các loại đậu sẽ là cách để kiểm soát chỉ số đường huyết tối ưu. Với hàm lượng chất xơ phong phú, đậu có thể giúp các mẹ no lâu, ổn định đường huyết sau ăn.
Thực phẩm nên kiêng
Ngoài những thực phẩm cần phải bổ sung thì thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối cần hạn chế carbohydrate và thực phẩm nhiều đường. Bởi nó có thể khiến cho đường huyết tăng cao đột ngột và khó kiểm soát. Cụ thể, mẹ bầu nên tránh:
- Bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống không nguyên cám
- Nước ngọt
- Các loại nước ép từ trái cây ngọt
- Đồ ngọt
- Đồ nhiều dầu mỡ
- Thức ăn nhanh, chế biến sẵn
Gợi ý thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối
Dưới đây là mẫu thực đơn 7 ngày cho các mẹ bầu tiểu đường ở 3 tháng cuối được PGS. TS Kimberly Trout chuyên về sức khỏe phụ nữ gợi ý.
Ngày 1
Bữa sáng
- 2 quả trứng bác
- 1 miếng bánh mì nướng
- 1 cốc sữa
- Trà Decaf không đường
Bữa nhẹ
- 1/2 quả chuối
- 1 que phô mai
Bữa trưa
- 0,8g lạng bánh burger chay
- Rau diếp, cà chua, cà rốt, bông cải xanh trộn
- 1 ly nước sủi có vị chanh
Bữa nhẹ
- 1 quả cam
- 1/2 cốc sữa
Bữa tối
- 1 lạng bò hầm
- 2/3 chén bông cải xanh
- 1 củ khoai tây nướng
- 2 thìa kem chua
Bữa nhẹ
- 2 thìa bơ đậu phộng tự nhiên
- 2 bánh quy giòn
- 1/2 cốc sữa
Ngày 2
Bữa sáng
- 1 cốc Cheerios
- 1 cốc sữa
- Trà Decaf không đường
Bữa nhẹ
- 1 quả táo nhỏ
- 10 bánh quy
Bữa trưa
- Salad gà nướng gồm 0,5g gà xé, 1/2 chén rau diếp cắt nhỏ, cà chua, dưa chuột, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông và 2 thìa sốt
- 1 chén súp
- 1/2 cốc nước mơ không đường
- Bữa nhẹ
- 1/3 miếng dưa đỏ
- 1 bánh gạo
Bữa tối
- 2 bánh cua
- 2/3 cốc collard xanh
- 3/4 cốc nước ép việt quất
- 1/2 cốc sữa
Bữa nhẹ
- 2 cốc bỏng ngô
- Một ít pho mát Parmesan bào
Ngày 3
Bữa sáng
- 1 ounce xúc xích thuần chay
- 1 bánh nướng xốp
- Trà Decaf không đường
Bữa nhẹ
- 1 quả cam
- 3 bánh quy mặn
Bữa trưa
- 1/2 chén gạo nấu chín kết hợp với 1/2 chén đậu pinto và trộn thêm 2 muỗng cà phê dầu oliu
- 2/3 chén đậu xanh
Bữa nhẹ
- 3/4 cốc nho tươi
- 1/2 cốc sữa
Bữa tối
- 4 ounce thịt gà xé sợi
- 1 chén bông cải xanh
- 1 củ khoai tây nướng
- 2 thìa kem chua
Bữa nhẹ
- Sandwich phô mai
- 1/2 lát bánh mì nguyên cám
- 1/4 cốc nước dứa
Ngày 4
Bữa sáng
- 2 quả trứng luộc
- 1 cốc sữa
- 1/2 quả bưởi
Bữa nhẹ
- 3/4 cốc quả việt quất
- 1 cốc sữa chua không béo
Bữa trưa
- Bánh mì gà tây
- 2 lát bánh mì nguyên cám
- 1 phần salad trộn dầu giấm
Bữa nhẹ
- 2 quả mận nhỏ
- 1/2 cốc sữa
Bữa tối
- 1 lạng ức gà nướng
- 1 cốc bí ngô hấp bơ
Bữa nhẹ
- 1 thanh phô mai que
- 3 bánh quy mặn
Ngày 5
Bữa sáng
- 1 bánh nướng xốp nguyên cám
- 2 thìa bơ đậu phộng
- Trà decaf không đường
Bữa nhẹ
- 3/4 cốc quả mọng
- 2 thìa quả óc chó
- 1 cốc sữa sữa nguyên chất ít béo
Bữa trưa
- Sandwich gà làm từ 2 lát bánh mì nguyên cám, gà quay bỏ da, 1/2 quả cà chua, 2 thìa phôi mai, 1 thìa húng quế cắt nhỏ, 2 lát bơ vừa
Bữa nhẹ
- 1/3 cốc hummus
- 1 cốc củ tùy chọn
Bữa tối
- 1 lạng cá hồi với đào nước và phô mai
- 1/2 chén cơm gạo lứt
Bữa nhẹ
- 3 bánh quy giòn
- 1/2 chén phô mai tươi
Ngày 6
Bữa sáng
- 3/4 cốc quả việt quất
- 1 cốc sữa chua không béo
Bữa nhẹ
- 20 quả hồ trăn
- 1 quả lê vừa
Bữa trưa
- 2 chén súp rau
- 2 muống pho mát bào nhỏ
Bữa nhẹ
- 1 lát bánh mì nguyên cám
- 1 thìa bơ hạnh nhân
Bữa tối
- 1 chén xúc xích gà và ớt
- 1/2 chén gạo lứt nấu chín trộn cùng 1/2 muỗng dầu ô liu
- 2 chén rau xanh trộn với 2 muỗng sốt dầu giấm Ý
Bữa nhẹ
- 1 quả táo
- 1/2 cốc phô mát
Ngày 7
Bữa sáng
- 1/2 chén yến mạch
- 3/4 chén quả mâm xôi
- 1 muỗng hồ đào cắt nhỏ
- 1 cốc sữa
Bữa nhẹ
- 1 cốc anh đào
Bữa trưa
- 1 bánh sandwich rau
- 1 chén phở
Bữa nhẹ
- 2 thìa bơ đậu phộng
- 1 quả táo
Bữa tối
- 1/2 chén Spaghetti bí, thịt viên, sốt marinara
- 1/2 chén rau xanh trộn với 1 muỗng canh dầu giấm Ý
Bữa nhẹ
- 1 thanh phô mai
- 10 bánh quy
Nắm bắt thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối là yếu tố quan trọng để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi. Ngoài ra để đảm bảo an toàn, mẹ nên thăm khám định kỳ để nghe tư vấn thêm của bác sĩ.
Nguồn: Tổng hợp