Nội dung chính

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Đã quay đầu chưa?

Thai 29 tuần gần bước vào chặng cuối của thai kỳ. Vậy thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn và em bé phát triển như thế nào? Cùng Fitobimbi khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

thai 29 tuần nặng bao nhiêu

29 tuần là mấy tháng?

Tuần thứ 29 là giai đoạn mẹ và con đang bước vào chặng đua nước rút ở để chuẩn bị về đích. Bên cạnh việc tìm hiểu thai 29 tuần nặng bao nhiêu, không ít mẹ lần đầu mang thai quan tâm đến vấn đề 29 tuần là mấy tháng.

Như chúng ta đã biết, trung bình mỗi tháng sẽ có 4 tuần và lẻ mấy ngày. Vậy nếu mẹ đã mang thai được 29 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ. Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa thôi là bé và mẹ có thể gặp nhau rồi!

Thai 29 tuần nặng bao nhiêu?

Cân nặng thai nhi theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi còn ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự chuẩn bị về chế độ dinh dưỡng, luyện tập, ngủ nghỉ sao cho phù hợp. Vậy thai 29 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), bé trong tuần thai thứ 29 có cân nặng đạt được khoảng 1.15 – 1.2kg, tương đương với kích cỡ của một quả cà tím lớn. Đồng thời chiều dài cơ thể bé đo được vào giai đoạn này là khoảng 38.6cm.

Thai 29 tuần nặng khoảng 1.15 - 2kg
Thai 29 tuần nặng khoảng 1.15 – 2kg

Hiện tại, bao quanh bé có túi nước ối chứa 0.8 lít. Khi bé ngày một lớn lên, khối nước này sẽ giảm đi để lại không gian cho sự phát triển của bé yêu. Trong 11 tuần tới, em bé của bạn có thể tăng trọng lượng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với sự phát triển của hiện tại.

Bên cạnh cân nặng và chiều dài, khi bé bước vào tuần thai thứ 29, mẹ nên quan tâm đến các chỉ số khác như sau:

  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 259 – 291mm, trung bình là 275mm
  • Chu vi bụng của thai nhi (AC): 233 – 272mm, trung bình 252mm
  • Chiều dài xương đùi của thai nhi: 51 – 61mm, trùng bình là 54mm
  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 67 – 79mm, trùng bình là 73mm

Đến đây hẳn mẹ đã nắm rõ thai 29 tuần nặng bao nhiêu cùng các chỉ số phát triển khác. Trong phần thông tin tiếp theo của bài viết, mẹ sẽ được khám phá sự phát triển của thai nhi tuần 29 và những lưu ý khi chăm sóc để thai nhi phát triển khỏe mạnh!

Khám phá thêm sự phát triển của thai nhi tuần 29

Ngoài sự tăng trưởng về thể chất, mẹ có tò mò sự thay đổi nào khác của thai nhi tuần 29 không? Cùng Fitobimbi tìm hiểu tiếp mẹ nhé!

Thai 29 tuần đã quay đầu chưa?

Như đã đề cập, ở tuần thai thứ 29, lượng nước ối có sự chênh lệch khá lớn so với kích thước của em bé. Do đó, em bé có thể sẽ xoay trở mình liên tục và chưa cố định ngôi. Vì vậy, đôi lúc, siêu âm sẽ cho kết quả em bé đã quay đầu. Tuy nhiên, việc em bé đã quay đầu hay chưa ở tuần thai này không có nhiều giá trị. Nếu em bé đến tuần thai thứ 36 vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu, lúc đó mẹ mới cần phải lưu tâm. Mẹ có thể thăm khám, siêu âm tại các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện uy tín để nhận biết chính xác thai 29 tuần đã quay đầu chưa.

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi

Sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể

Vào tuần thai này, các cơ quan của thai nhi có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể như sau:

  • Hệ xương khớp, phổi và cơ bắp của bé dần hoàn thiện. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể thai nhi dần trở nên cứng cáp hơn. Do đó, mẹ sẽ thấy những cú đạp của bé cũng có sức nặng hơn
  • Giai đoạn này cũng là lúc mí mắt của bé hoàn thiện hoàn toàn, bé có thể nhắm mở mắt linh hoạt
  • Cơ thể thai nhi được bao bọc bởi lớp lông tơ mềm mại, giúp bảo vệ khỏi các tác động bên trong bụng mẹ
  • Một số thai nhi ở tuần 29 sẽ bắt đầu quay đầu về phía tử cung để thuận tiện cho quá trình vượt cạn

Thai 29 tuần tuổi biết làm gì?

Hẳn bất cứ mẹ nào cũng tò mò không biết bé yêu đang làm gì trong bụng. Mẹ có biết không, thai nhi 29 tuần có những hành động siêu đáng yêu, chẳng hạn như mỉm cười, đạp, nút tay, nấc cụt,… Hãy cùng khám phá chi tiết những hành động mà thai nhi thường thực hiện trong giai đoạn này nhé!

  • Thai nhi đạp bụng mẹ nhiều hơn, cảm nhận từng cú huých vào bụng rất rõ rệt
  • Thai nhi có thể phản ứng với ánh sáng hoặc tiếng động bằng cách gò nhẹ lên bụng mẹ
  • En vé cũng biết bộc lộ cảm xúc như cười, buồn, chớp mắt hay nhăn mặt
  • Bé có thể điều kiện các cơ trên cơ thể như mút ngón tay
  • Bé sẽ nấc cụt nhiều hơn vào giai đoạn này. Chúng tạo cảm giác như những cú chạm nhẹ nhàng và nhịp nhàng, không gây khó chịu cho em bé

Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào khi mang thai tuần 29?

Bên cạnh thai 29 tuần nặng bao nhiêu, bước vào giai đoạn này, chính mẹ cũng cảm thấy sự thay đổi của cơ thể mình. Cân nặng của mẹ trong tuần này trung bình tăng khoảng 8.6 – 11.3kg. Lượng calo cần nạp là 2400 kcal/ngày, cao mức khuyến cáo nói chung tầm 500 kcal/ngày. Nồng độ hormone tăng cao trong thai kỳ cũng khiến mẹ dễ tăng cân hơn. Điều này có thể khiến mẹ bị đau ngực và suy giãn tĩnh mạch.

Vào tuần thai thứ 29, bụng của mẹ sẽ ngày càng lớn hơn và nhô ra, khi đứng thẳng khó có thể nhìn thấy bàn chân của mình. Lượng nước ối tăng lên 9cm xung quanh rốn, bề cao tử cung từ 26 – 35cm. Ngực của mẹ cũng lớn hơn, khiến mẹ phải chọn size áo ngực phù hợp. Ngoài ra, khi thai nhi bước vào tuần thứ 29, cơ thể mẹ còn có sự thay đổi khác như:

Bước vào tuần thai thứ 29, cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ ràng
Bước vào tuần thai thứ 29, cơ thể mẹ có sự thay đổi rõ ràng
  • Táo bón luôn thường trực ở mẹ và có thể gây ra những triệu chứng đi kèm như đầy hơi, đau bụng, phân rắn. Vì vậy, bác sĩ khuyên mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ và uống thật nhiều nước để phòng ngừa táo bón
  • Móng tay, móng chân của mẹ mọc dài và nhanh hơn do sự thay đổi hóc môn
  • Hai bên chân mẹ xuất hiện dấu hiệu giãn tĩnh mạch. Mẹ nên sử dụng tất chân y tế để hạn chế triệu chứng, đồng thời lắng nghe theo lời khuyên của bác sĩ
  • Cơ thể dễ mệt mỏi, thường xuyên mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, choáng váng
  • Tâm trọng khá nhạy cảm, dễ cáu gắt, lo lắng, chán nản, ủ ê và kích động do sự thay đổi hormone
  • Xuất hiện nhiều các cơn chuột ruột do sự chèn ép của thai nhi, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu
  • Da vùng bụng đôi khi sẽ bị ngứa do bị kéo căng
  • Áp lực của thai nhi cũng khiến mẹ có nhiều nguy cơ bị trĩ. Vì vậy, mẹ hãy hạn chế đứng quá lâu, thay vào đó tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên, uống thật nhiều nước và có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
  • Vài tuần thứ 29, mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật. Biến chứng của tiền sản giật gây nguy hiểm không chỉ tới mẹ mà còn là em bé trong bụng. Vì vậy, mẹ hãy đi khám thai định kỳ để kiểm tra các chỉ số cơ thể thường xuyên nhé!

Mẹ cần làm gì để thai nhi 29 tuần tuổi phát triển khỏe mạnh?

Bước vào tuần thai thứ 29, mẹ nên tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập luyện phù hợp và lối sống lành mạnh để thai nhi phát triển tốt, mẹ khỏe mạnh. Dưới đây là những lời khuyên mà chuyên gia dành cho mẹ:

Chế độ dinh dưỡng

Vào tuần 29 của thai kỳ, em bé cần tăng cường bổ sung canxi, sắt và các nhóm vitamin để hỗ trợ phát triển hệ xương, răng, tim, thần kinh và cơ bắp. Bên cạnh đó, các dưỡng chất này cũng giúp mẹ phòng ngừa tình trạng loãng xương và thiếu máu thai kỳ. Một số thực phẩm giàu những dưỡng chất này mà mẹ nên bổ sung như trái cây họ cam quýt, cà rốt, thịt bò, rau xanh lá, ngũ cốc,…

Bên cạnh đó, mẹ tiếp tục duy trì bổ sung thực phẩm giàu DHA, acid folic,… để hỗ trợ thai nhi phát triển não bộ, phòng ngừa dị tật bẩm sinh.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Vào tuần 29, thai nhi phát triển nhanh về cân nặng, đòi hỏi mẹ luôn phải bổ sung đầy đủ hàm lượng protein cho cơ thể. Một vài gợi ý thực phẩm giàu chất đạm như sau: măng cụt, bông cải xanh, chuối, ngô, đu đủ chín, cá hồi, trứng,…

Chế độ vận động

Mặc dù thai to lên có thể khiến mẹ bầu khó khăn trong việc di chuyển, đặc biệt là khi leo cầu thang, nhưng mẹ hãy cố gắng vận động đều đặn, nhẹ nhàng bằng cách thiền, yoga, đi bộ,… Đồng thời tránh ngồi nhiều, gây nhức mỏi cơ thể, sưng phù chân.

Chú ý một số hoạt động

Khó chịu, mệt mỏi khi mang thai là trạng thái hoàn toàn bình thường, nhất trong 3 tháng cuối thai kỳ. Những lý do gây ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ bầu phải kể đến như: chân tay sưng phù, tiêu hóa khó khăn, mắc phải hội chứng chân không yên, mất ngủ do em bé năng động hơn vào ban đêm,… Để đối phó với những vấn đề này, mẹ cần chú ý một số hoạt động sau:

  • Nâng cao chân để tăng cường lưu thông máu về tim, hạn chế chuột rút
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể có thêm năng lượng
  • Nằm nghiêng về phía bên trái thay vì nằm ngửa để không gây ảnh hưởng tới gan, cũng như hạn chế sự chèn ép của tử cung lên mạch máu
  • Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để giảm thiểu tình trạng rạn da
  • Uống đầy đủ nước, khoảng 2 – 2.5 lít nước/ngày. Cách bổ sung nước hiệu quả nhất là cứ cách 2 tiếng mẹ nên uống 1 cốc, lặp lại 7 – 8 lần/ngày
  • Không nâng vật nặng gây chèn ép phần bụng
  • Không mang giày cao gót, mặc quần áo bó, xịt nước hoa, sơn móng tay/chân,…
  • Không ăn các thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ, đồ sống, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn, cafein
  • Không ngồi bắt chéo chân gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến chuột rút, sưng chân, giãn tĩnh mạch
Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể bớt mệt mỏi
Bà bầu nên vận động nhẹ nhàng để cơ thể bớt mệt mỏi

Những câu hỏi thường gặp khi mang thai 29 tuần tuổi

Bên cạnh “thai 29 tuần nặng bao nhiêu?”, Fitobimbi nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ. Trong phần cuối của bài viết, các chuyên gia của Fitobimbi sẽ tổng hợp và giải đáp cho các mẹ.

Thai 29 tuần bị ra máu có sao không?

Hiện tượng ra máu xuất hiện ở mẹ bầu tuần 29 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể do viêm hoặc lộ tuyến tử cung. Trường hợp nặng có thể liên quan đến tình trạng ra máu trong dọa sinh non. Ngoài ra còn do bất thường bánh rau như rau tiền đạo, rau bong non. Bên cạnh đó, vỡ tử cung, dọa vỡ tử cung hoặc chuyển dạ sinh non cũng có thể gây chảy máu khi mang thai 3 tháng cuối.

Có thể thấy, ra máu nửa cuối thai kỳ là biểu hiện đáng chú ý. Bà bầu cần đến bệnh viện càng sớm, càng tốt để được xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Thai 29 tuần ít đạp có nguy hiểm không?

Ở mỗi mốc phát triển, thai nhi sẽ có mức quy định chuẩn về tần suất đạp. Thông thường, thai nhi sẽ đạp mỗi ngày 15 – 20 nhịp. Thời gian còn lại, bé sẽ dành để ngủ và nghỉ ngơi. Nếu thai nhi 29 tuần có dấu hiệu đạp ít hoặc không đạp có thể là biểu hiện của việc:

  • Bé bắt đầu xoay ngôi thai
  • Thiếu oxy xảy ra ở mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc thai chậm phát triển
  • Thai nhi không còn khả năng phát triển hoặc bị lưu thai

Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy được sự chuyển động của thai nhi trong bụng rõ ràng nhất sau khi ăn xong hoặc vào lúc mẹ ngủ. Việc đếm số cử động của thai nhi là rất cần thiết. Nếu thấy thai máy bất thường, mẹ cần đi khám ngay!

Trên đây là giải đáp “thai 29 tuần nặng bao nhiêu?” và những thông tin liên quan đến sự phát triển của bé trong giai đoạn này. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho mẹ để có những chuẩn bị cần thiết cho sự ra đời của em bé nhé!

Nguồn: nhs

Chia sẻ bài viết này