Thai máy là một trong những trải nghiệm thú vị khi mang thai của các mẹ bầu. Vậy, mẹ đã biết “Thai máy ở vị trí nào” hay “Thai máy bắt đầu từ khi nào” hay chưa? Nếu câu trả lời là “chưa”, mẹ hãy theo dõi ngay bài viết này của Fitobimbi nhé!
>>> Xem thêm:
Thai máy là gì?
Trước khi tìm đáp án cho câu hỏi “thai máy ở vị trí nào”, hãy cùng nhau tìm hiểu vì sao gọi là thai máy. Hiểu theo nghĩa đơn giản, thai máy là những cử động của thai nhi khi lớn dần trong bụng mẹ. Đó là phản ứng của hệ thần kinh thai nhi đối với những tác động từ môi trường bên ngoài.
Cử động của thai nhi bao gồm: vặn mình, vươn vai, đạp/đá chân, khua tay/chân, lắc lư, lộn vòng… Đây là một dạng biểu hiện của sự phát triển thai nhi, đồng thời là dấu hiệu vô cùng quan trọng, cho thấy hệ thần kinh và hệ cơ của thai nhi đang hoạt động bình thường.
Thai máy bắt đầu từ khi nào?
Thai máy thể hiện sự liên kết nhất định giữa mẹ và thai nhi. Vậy, khi nào mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được các cử động của thai nhi? Theo bác sĩ chuyên khoa, mẹ có thể cảm nhận được cử động của thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
Thông thường, trong 3 tháng giữa thai kỳ, cử động của thai nhi sẽ không đều, tuy nhiên, càng về sau, cử động của thai nhi sẽ đều đặn hơn. Đối với con rạ, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng cử động của thai nhi là trong khoảng tuần thứ 16 – 22.
Thai máy ở vị trí nào?
“Thai máy ở vị trí nào” là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ mang thai lần đầu tiên. Theo bác sĩ, thai máy có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong bụng mẹ, tuy nhiên, vị trí xuất hiện nhiều hơn cả đó là bụng trái và bụng dưới.
Thai máy ở vùng bụng trái
Đối với vùng bụng trái, nếu mẹ thấy nhiều cử động ở vị trí này, đó chính là tín hiệu tốt, cho thấy thai nhi đang phát triển hoàn toàn bình thường. Do thai nhi lớn dần nên không gian bụng mẹ trở nên chật hẹp hơn lúc trước, khi đó thai nhi sẽ quay đầu về phía cổ tử cung của mẹ.
Nếu thai nhi quay đầu xuống dưới thì mông sẽ ở vị trí đáy tử cung, trong khi đó, phần lưng nằm bên trái hoặc phải tử cung của mẹ. Nếu ở bên phải tử cung mẹ, phần tay và chân thai nhi sẽ hướng về phía bên trái.
Thai máy ở vùng bụng dưới
Thai nhi thường đạp nhiều hơn ở vùng bụng dưới, nhất là khi mẹ ăn no. Bởi vì, khi mẹ ăn no, cơ thể được cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn, khi đó, thai nhi cũng có khả năng cảm nhận được, cho nên, tần suất hoạt động sẽ tăng và mạnh mẽ hơn.
Ngoài ra, thai máy ở vùng bụng dưới cũng có thể do tư thế nằm của mẹ. Nếu mẹ nằm nghiêng, thai nhi thường máy nhiều hơn vì tư thế đó cung cấp nhiều máu cũng như dinh dưỡng cho con. Thêm nữa, môi trường bên ngoài ồn ào cũng có thể là lý do thai máy nhiều ở vùng bụng dưới của mẹ.
Dấu hiệu nào cho thấy thai máy bình thường và bất thường?
Cách để mẹ kiểm tra thai máy là đếm số đợt thai nhi cử động trong vòng 1 tiếng. Trước khi kiểm tra cử động của thai nhi thì mẹ nên đi tiểu để bàng quang trống hơn, sau đó, mẹ đặt tay lên bụng để cảm nhận. Sau đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết thai máy bình thường hay bất thường.
Dấu hiệu thai máy bình thường
Thực tế, mỗi mẹ bầu sẽ có cảm nhận khác nhau trong những lần thai máy, vì vậy, dấu hiệu để nhận biết thai máy bình thường sẽ không được cụ thể. Có mẹ sẽ cảm nhận thai nhi búng giống như con tôm, mẹ khác có thể cảm nhận thai nhi quẫy như chú cá nhỏ, trong khi đó, có mẹ sẽ cảm thấy thai máy như có ai đó vỗ nhẹ.
Thời điểm thai nhi cử động nhiều nhất có lẽ là buổi sáng, giữa trưa hoặc chiều tối. Ngoài ra, thai nhi sẽ cử động nhiều hơn khi mẹ đói hay khi ăn no, giống như cách phản ứng với mùi vị thức ăn mà mẹ đưa vào. Cứ cách khoảng 3 đến 4 tiếng thai nhi sẽ máy 1 lần, mỗi lần có thể sẽ xuất hiện nhiều chuyển động khác nhau.
Dấu hiệu thai máy bất thường
Thai không máy, thai máy quá nhiều hoặc mẹ gặp phải các triệu chứng như nôn, ngực không còn căng, xuất huyết âm đạo, thêm nữa, mẹ không cảm nhận được thai nhi cử động trong bụng thì đó chính là dấu hiệu bất thường mà mẹ nên chú ý.
Thai không máy: Nếu mẹ từng cảm nhận được thai máy thế nhưng đến một ngày, không cảm nhận được điều đó thì mẹ nên đến ngay cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên khoa.
Thai máy quá nhiều: Đôi lúc, thai máy quá nhiều cũng không hẳn là dấu hiệu tốt. Có thể, thai nhi đang bị căng thẳng quá mức và mẹ nên thư giãn nhiều hơn. Nếu thai máy bình thường trở lại, mẹ không nên lo lắng quá, nhưng nếu vẫn cử động nhiều liên tục, mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Triệu chứng bất thường: Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường như nôn, ngựa không còn căng tức, xuất huyết âm đạo, co thắt tử cung, cùng với thai nhi không cử động, mẹ nên đặc biệt chú ý, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại.
Như vậy, thông qua bài viết đã giúp bạn có được đáp án cho câu hỏi “thai máy ở vị trí nào”. Nếu còn câu hỏi liên quan đến mẹ và bé, đừng ngại chia sẻ với chúng tôi, cũng đừng quên ghé thăm website thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!