Nội dung chính

Tại sao trẻ thiếu canxi lại khóc đêm?

Khi trẻ quấy khóc buổi đêm, bố mẹ thường cho rằng trẻ thiếu canxi. Liệu quan điểm này có chính xác không? Tại sao trẻ thiếu canxi lại khóc đêm? Còn nguyên nhân nào khác khiến trẻ ngủ không yên giấc ban đêm không? Mời bạn cùng tìm hiểu với Fitobimbi nhé!

Tại sao trẻ thiếu canxi lại khóc đêm?

Với trẻ nhỏ, trẻ thường thức giấc 1 – 2 lần trong đêm để ăn sữa. Đó là nhu cầu bình thường khi dạ dày của trẻ còn bé, chưa thể chứa đựng và tiêu hóa đủ thức ăn suốt đêm. Khi lớn hơn, trẻ chỉ cần ăn 1 bữa tối và có thể thêm 1 bữa phụ trước khi đi ngủ là có thể ngủ yên giấc suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, một số trẻ lại thức giấc và quấy khóc giữa đêm rất nhiều lần. Hiện tượng này không chỉ khiến các bậc phụ huynh lo lắng mà còn mệt mỏi vì phải liên tục thức dậy dỗ trẻ nín.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Lời giải đáp phổ biến nhất là do thiếu canxi và vitamin D3. Hai vi chất này tham gia hoạt động dẫn truyền thần kinh của não bộ và tủy sống. Khi trẻ thiếu canxi và vitamin D3, hệ thần kinh của bé sẽ nhạy cảm hơn. Trẻ có thể ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, sau đó tỉnh dậy, quấy khóc nhiều lần trong đêm.

Trẻ khóc đêm là nỗi lo và sự vất vả của nhiều bậc phụ huynh
Trẻ khóc đêm là nỗi lo và sự vất vả của nhiều bậc phụ huynh

Trẻ khóc đêm có phải chỉ do thiếu canxi không?

Mặc dù thiếu canxi là nguyên nhân phổ biến nhất để giải thích cho hiện tượng trẻ khóc đêm. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp quấy khóc suốt đêm đều do trẻ thiếu canxi. Có nhiều nguyên nhân quen thuộc không ngờ dẫn tới hiện tượng này.

Đói

Trẻ nhỏ chưa phát hiện ngôn ngữ nên chỉ có thể sử dụng tiếng khóc để giao tiếp với bố mẹ. Khóc là tín hiệu cảnh báo, là thông điệp cấp thiết mà trẻ muốn gửi tới các bậc phụ huynh. Một trong số đó là tín hiệu báo động trẻ đói bụng.

Trẻ sơ sinh thường bú các cữ cách nhau 3 tiếng. Điều này có nghĩa là ban đêm trẻ phải ăn 1 – 2 bữa. Nếu bú đủ lượng sữa, trẻ sẽ ngủ ngon. Nhưng vì lý do nào đó, trẻ không thể tiếp nhận đủ nhu cầu năng lượng. Khi đó, trẻ sẽ đói bụng và phát tín hiệu bằng tiếng khóc với bố mẹ. Nếu trẻ bú mẹ, bạn cần kiểm tra xem bạn có đủ sữa cho trẻ bú không, tư thế ngậm bắt vú đã chính xác chưa. Với trẻ bú bình, bạn nên xác định lại lượng sữa trẻ cần uống ban đêm.

Nóng

Trẻ không ngủ ngon giấc có thể do nhiệt độ phòng quá cao hoặc bố mẹ ủ ấm trẻ quá kỹ khiến trẻ khó chịu và toát nhiều mồ hôi. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ em là 20 – 22°C. Do đó, bạn hoàn toàn có thể bật điều hòa hoặc quạt trong phòng cho trẻ. Tuy nhiên, bạn không nên dựa vào con số nhiệt độ trên điều khiển điều hòa. Hãy đầu tư một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ phòng. Cách này sẽ giúp bạn điều chỉnh điều hòa và quạt chính xác và dễ dàng hơn.

Trẻ quấy khóc có thể do nhiệt độ phòng quá cao hoặc bố mẹ ủ ấm quá kỹ
Trẻ quấy khóc có thể do nhiệt độ phòng quá cao hoặc bố mẹ ủ ấm quá kỹ

Ngoài ra, bạn cũng không cần sợ trẻ lạnh mà mặc áo quần quá ấm hoặc đắp chăn cho trẻ quá dày. Trong mùa hè, bạn nên cho trẻ mặc quần áo mỏng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Khi thời tiết chuyển lạnh, bạn có thể cho trẻ sử dụng quần áo nỉ dày nhưng hạn chế mặc nhiều lớp khiến trẻ khó chịu.

Tư thế ngủ không thoải mái

Hãy tưởng tượng bạn mới mua một chiếc gối mới nhưng chiếc gối đó lại quá cao. Liệu bạn có thể cảm thấy thoải mái và ngủ ngon giấc được không? Chắc chắn là không. Trẻ em cũng vậy. Tư thế ngủ không thoải mái, ví dụ như gối quá cao, bố mẹ chèn chăn cho trẻ quá kỹ sẽ khiến trẻ ngủ không sâu giấc và thường xuyên quấy khóc giữa đêm.

Vì thế, bạn nên lựa chọn gối kê đầu mềm mại, có độ cao phù hợp, giúp trẻ không bị gập cổ khó chịu. Quấn khăn hoặc chăn thành ổ để trẻ có thể thoải mái lăn trở, hạn chế giật mình mà vẫn thoải mái, không lo bị rơi xuống đất.

Tư thế ngủ thoải mái giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn
Tư thế ngủ thoải mái giúp trẻ ngủ ngon giấc hơn

Tóm lại, bạn không nên vội vàng quy kết hiện tượng khóc đêm của trẻ là do thiếu canxi. Bạn cần loại trừ tất cả những nguyên nhân kể trên đồng thời kết hợp với các dấu hiệu thiếu canxi khác để xác định chắc chắn. Ví dụ, khi trẻ thường xuyên khóc đêm kèm theo triệu chứng còi xương thiếu vitamin D3 như chậm mọc răng, đóng thóp muộn, hay ra mồ hôi trộm, chậm phát triển chiều dài hoặc chiều cao… thì khả năng cao là trẻ đang thực sự thiếu canxi.

Cách bổ sung canxi cho trẻ hay khóc đêm

Thế là bạn đã hiểu tại sao trẻ thiếu canxi lại khóc đêm. Vậy lúc này, các bậc phụ huynh cần làm gì? Câu trả lời là bạn hãy tích cực bổ sung canxi cho trẻ. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, bạn có thể tăng cường các món ăn giàu canxi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con. Sữa, sữa chua, phô mai, rau cải, cá hồi, ngũ cốc, nước cam… là những thực phẩm dễ tìm mua, dễ chế biến và có nguồn giàu canxi phù hợp với trẻ em.

Bên cạnh đó, cho trẻ uống bổ sung canxi cũng là biện pháp cần thiết. Uống canxi hàng ngày giúp bù đắp nhanh chóng và hiệu quả lượng canxi thiếu hụt trong cơ thể trẻ. Bạn cũng nên bổ sung thêm vitamin D3 cho trẻ cùng với canxi. Vitamin D3 hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh lý còi xương.

Trẻ khóc đêm khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng nhưng bạn chớ lo. Khi gặp tình huống này, bạn nên bình tĩnh xác định nguyên nhân là do trẻ thiếu canxi hay vì nóng, đói bụng hoặc tư thế ngủ không thoải mái. Nếu trẻ thực sự thiếu canxi, bạn hãy tích cực bổ sung vi chất này cho trẻ thông qua chế độ ăn dinh dưỡng. Kèm theo đó, cho trẻ uống bổ sung canxi hàng ngày cũng là biện pháp hữu ích. Hi vọng bài viết hôm nay đã trả lời rõ ràng cho câu hỏi “Tại sao trẻ thiếu canxi lại khóc đêm?” của bạn.

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này