Bổ sung kẽm là cách tốt nhất giúp con cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất. Dưới đây là gợi ý cho mẹ.
Nên bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào trong ngày?
“Nên cho trẻ uống kẽm khi nào?”, “cho trẻ uống kẽm sáng hay tối?” hay “cho trẻ uống kẽm trước hay sau khi ăn?” là các câu hỏi được rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Trả lời những câu hỏi này, Fitobimbi sẽ gợi ý mẹ thời điểm dùng kẽm thích hợp trong ngày dưới đây.
Cho bé uống kẽm trước hoặc sau ăn
Theo các chuyên gia thời điểm thích hợp nhất để bổ sung kẽm cho bé là sau khi ăn 2 giờ hoặc trước khi ăn 1 giờ. Mẹ không nên cho bé uống kẽm khi còn đói bụng. Bởi điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến con đầy bụng, khó tiêu. Đối với các bé bị đau dạ dày, mẹ có thể cho con dùng kẽm cùng bữa ăn để tránh cơn đau dữ dội.
Cho bé uống kẽm vào buổi sáng
Thời điểm dùng kẽm cho bé nên là buổi sáng. Bởi lúc này hàm lượng canxi trong cơ thể đang ở mức thấp, không gây cạnh tranh hấp thu.
Mặt khác việc dùng kẽm vào buổi tối thường không đạt được hiệu quả hấp thu như mong muốn. Do các cơ quan trong cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi. Lượng kẽm lúc này khi vào cơ thể chưa kịp chuyển hóa sẽ bị ứ đọng, ảnh hưởng giấc ngủ cũng như hoạt động của các cơ quan.
Thời gian dùng kẽm khi kết hợp với các vi chất khác
Liệu trình bổ sung kẽm cho trẻ cần kéo dài từ 2-3 tháng để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra khi phải kết hợp dùng kẽm với các vi chất khác mẹ cần biết cách sắp xếp thời gian phù hợp. Cụ thể:
Kết hợp với các khoáng chất
Bổ sung kẽm cùng các khoáng chất nhất là đồng, canxi, magie có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể do cơ chế cạnh tranh. Do đó, mẹ cần lưu ý không để trẻ nạp các vi khoáng này cùng lúc với nhau.
Thời điểm thích hợp bổ sung kẽm cho bé trong ngày khi dùng cùng vi khoáng này nên là cách nhau tối thiểu 2 tiếng.
Kết hợp với vitamin
Khác với khoáng chất, quá trình dùng kẽm mẹ có thể cho bé dùng một số vitamin như A, B6, C, E cùng lúc với nhau.
- Kẽm và vitamin A khi kết hợp với nhau sẽ giúp vận chuyển dinh dưỡng đến các mô của tế bào nhất là vùng da, mắt, tuyến tiền liệt
- Kẽm và vitamin B6 có khả năng tương tác với nhau trong quá trình chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Vì vậy khi kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả cho cả hai
- Kẽm và vitamin C là bộ đôi luôn đi cùng với nhau. Kẽm có hấp thụ được hay không một phần là nhờ vitamin C và ngược lại
Kết hợp cùng thực phẩm
Dù mẹ cho bé uống kẽm vào sáng hay tối thì cũng nên tránh tiêu thụ cùng các thức ăn dưới đây:
- Thực phẩm chứa chất xơ
- Bánh mì
- Ngũ cốc nguyên hạt
Theo đó thời điểm thích hợp để bé dùng kẽm lúc này là sau ăn những thực phẩm trên 2 tiếng.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì với bé?
Kẽm là khoáng chất quan trọng với trẻ. Hoạt chất tham gia vào quá trình tăng trưởng của tế bào, giúp tổng hợp protein và hấp thụ dinh dưỡng. Từ đó kích thích hệ thống miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi tác nhân gây bệnh. Không chỉ thế, kẽm còn là chất xúc tác, duy trì khứu, vị giác cho trẻ, hỗ trợ xương phát triển khỏe mạnh. Việc trẻ thiếu kẽm sẽ gặp các vấn đề như:
- Kém phát triển về thể lực và trí tuệ
- Giảm miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
- Rối loạn tăng trưởng, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển chiều cao
- Trẻ bị tổn thương thần kinh, trí nhớ giảm, mất khả năng tập trung
- Thị lực và thính giác đều bị ảnh hưởng
Do đó các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên chú trọng việc bổ sung kẽm đầy đủ cho bé mỗi ngày để duy trì trạng thái tốt nhất cho cơ thể. Vậy bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào và bổ sung bao nhiêu là đủ?
Liều dùng kẽm mỗi ngày của bé
Khi trẻ có các biểu hiện lâm sàng như biếng ăn, chậm lớn, sụt cân, táo bón, tóc rụng, hoặc có xét nghiệm máu thấp hơn 70 microgam/ 100ml có nghĩa trẻ đã bị thiếu kẽm. Lúc này mẹ cần tăng cường bổ sung để tránh nguy cơ có hại. Theo tổ chức WHO, liều lượng kẽm cho trẻ mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển. Cụ thể:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 2mg
- Trẻ từ 7-12 tháng tuổi: Liều lượng một ngày là 3mg
- Trẻ từ 4-8 tuổi: Liều lượng một ngày là 5mg
- Trẻ từ 9-13 tuổi: Liều lượng một ngày là 8mg
- Trẻ từ 14-18 tuổi: Liều lượng một ngày là 11mg với nam và 8mg với nữ
Các cách bổ sung kẽm cho trẻ
Bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào phần viết trên đã giải đáp chi tiết. Dưới đây là một vài gợi ý giúp mẹ có thể bổ sung vi khoáng này tốt nhất.
Cách 1: Cho bé bú mẹ
Một lít sữa mẹ chứa khoảng 2-3mg kẽm. Vì vậy trong 6 tháng đầu trẻ hoàn toàn có thể bú mẹ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên thời gian này mẹ nên tăng cường các loại thịt gia cầm và trứng để bổ sung lượng kẽm cho bé.
Cách 2: Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm
Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt, ngũ cốc, hải sản, các loại hạt nên được bổ sung cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Thông qua chế độ hàng ngày cơ thể trẻ sẽ tự hấp thụ dinh dưỡng. Tuy nhiên khi mới bắt đầu mẹ nên cho trẻ sử dụng loại thực phẩm lành tính, tránh gây kích ứng dạ dày. Chế độ ăn có thể chia thành nhiều bữa để cơ thể bé không bị quá tải.
Cách 3: Dùng thực phẩm chức năng
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm là cách làm đang được các mẹ áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thành phần và hàm lượng kẽm trong sản phẩm. Mẹ có thể tham khảo siro TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là siro có nguồn nguồn gốc tại Ý, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao, với quy trình khép kín, rất an toàn cho sức khỏe bé.
Ngoài kẽm, TPBVSK Ferro C còn được tăng cường thêm sắt, vitamin C giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng, chống thiếu máu do thiếu sắt . Đặc biệt kẽm trong sản phẩm là dạng hữu cơ nên việc sử dụng lâu dài không lo kích ứng. Mặt khác sản phẩm này còn được điều chế dưới dạng siro với hương vị thơm tự nhiên, dễ uống, thích hợp cho các bé nhạy cảm.
Khi bổ sung kẽm cho trẻ mẹ cần lưu ý gì?
Việc cân nhắc cho bé uống kẽm vào thời gian nào là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên quá trình ấy vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Dùng đúng liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ được chỉ định. Thừa kẽm có thể gây ra tình trạng ngộ độc và suy giảm miễn dịch
- Tránh thực phẩm giàu chất xơ, bánh mì, ngũ cốc, thực phẩm nhiều photpho khi đang dùng kẽm
- Việc bổ sung kẽm cho bé dưới 6 tháng tuổi cần sự đồng ý của bác sĩ hoặc người có chuyên môn
- Bổ sung kẽm phải đi kèm với việc cải thiện dinh dưỡng, nâng cao khả năng hấp thụ cho bé
- Với các bé bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần cải thiện tình trạng bệnh lý trước khi cho con dùng kẽm
- Trong quá trình dùng kẽm nếu lỡ bỏ qua 1 liều mẹ cần nhanh chóng cho bé uống bổ sung vào thời gian sớm nhất. Tuy nhiên nếu thời điểm này đã gần đến liều tiếp theo, mẹ có thể bỏ qua liều quên và dùng như lịch trình ban đầu
- Trong một số trường hợp việc dùng kẽm có thể gây ra tác dụng phụ như khó tiêu, loét miệng, mệt mỏi, sốt, nôn,… Tình huống này mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để không xảy ra vấn đề nguy hiểm
Như vậy bài viết trên đã giúp mẹ trả lời câu hỏi bổ sung kẽm cho bé vào thời gian nào là tốt nhất. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ biết cách dùng kẽm hiệu quả, tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe bé.