Đa phần khi trẻ bị tiêu chảy các bậc phụ huynh đều nghĩ đến việc dùng kẽm. Vậy bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy thế nào? Bài viết này sẽ có lời giải.
✔️✔️✔️ Xem thêm:
Vì sao nên bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tiêu chảy bởi hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện. Vậy làm thế nào để rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ. Theo chuyên gia, ngoài kháng sinh, oresol và men vi sinh thì kẽm được coi là biện pháp điều trị tiêu chảy tốn ít chi phí mà cho hiệu quả cao. Vậy kẽm có tác dụng gì với trẻ tiêu chảy?
1. Bổ sung kẽm giúp giảm mức độ nghiêm trọng tiêu chảy
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa việc thiếu kẽm với bệnh tiêu chảy. Trong đó kẽm là hoạt chất tham gia vào hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại tác nhân gây bệnh. Việc dùng kẽm sẽ giúp trẻ giảm thời gian bị bệnh, giảm lượng nước trong phân. Cụ thể:
- Nghiên cứu được thực hiện trên 117 trẻ nhỏ bị tiêu chảy trong độ tuổi từ 6-59 tháng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung kẽm giúp giảm thời gian bị bệnh tiêu chảy cấp khoảng 20% và tiêu chảy kéo dài khoảng 15-30%.
- Một thí nghiệm khác được thực hiện ở Ấn Độ cũng cho thấy, bổ sung 20mg kẽm/ ngày giúp giảm lượng nước trong phân.
- Bộ tài liệu xử lý tiêu chảy ở trẻ năm 2009 của Bộ y tế đã chỉ ra: ‘‘Ngoài bù nước điện giải thì bổ sung kẽm là vô cùng quan trọng. Bởi hoạt chất này là vi chất cần thiết cho sự phát triển và hệ miễn dịch của bé. Khi được bổ sung kẽm trẻ sẽ giảm thời gian tiêu chảy cũng như lượng nước trong phân và số lần đi ngoài’’.
2. Bổ sung kẽm giúp phục hồi niêm mạc ruột sau tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, niêm mạc đường ruột tổn thương dẫn đến việc giảm hấp thu dinh dưỡng. Thêm vào đó, tiêu chảy kéo dài còn khiến bé bị chán ăn, suy giảm miễn dịch, chững cân.
Việc bổ sung kẽm lúc này sẽ giúp kích thích ăn ngon, hỗ trợ làm lành niêm mạc đường ruột để bé hồi phục hiệu quả. Vì vậy sau đợt tiêu chảy kéo dài trẻ được sẽ được chỉ định bổ sung dùng kẽm một thời gian.
3. Bổ sung kẽm giúp phòng ngừa tiêu chảy tái phát
Ngoài tác dụng cải thiện tình trạng tiêu chảy thì theo WHO: “Bổ sung kẽm còn giúp ngăn ngừa các đợt tiêu chảy tiếp theo. Mặc dù cơ chế mà kẽm phát huy tác dụng này đến nay vẫn chưa được hiểu đầy đủ.”
BS.TS Phạm Thị Thu Hương – Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết: ‘‘Những trẻ bị tiêu chảy sẽ bị thiếu hụt một lượng lớn kẽm. Do đó việc bổ sung có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe, rút ngắn thời gian trị bệnh và giảm thiểu tác hại mà tiêu chảy gây ra. Không chỉ thế khi đủ kẽm cơ thể trẻ sẽ tự sản sinh kháng thể, ngăn ngừa các đợt tiêu chảy về sau’’.
Liều dùng kẽm để điều trị tiêu chảy
Ngoài kháng sinh, nước điện giải thì kẽm là biện pháp mới trong tiến trình điều trị tiêu chảy cấp của trẻ. Việc sử dụng hoạt chất này không những giúp giảm thời gian và mức độ nặng của bệnh mà còn ngăn ngừa tình trạng tái phát, cải thiện nhu cầu ăn uống và miễn dịch của trẻ.
Do đó ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh mẹ nên chủ động bổ sung kẽm cho con. Thời điểm thích hợp nhất để dùng là khi đói, với liều lượng bổ sung kẽm cho bé như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng: Ngày dùng 10mg, duy trì liên tục trong 10-14 ngày
- Trẻ trên 6 tháng: Ngày dùng 20mg, duy trì liên tục trong 10-14 ngày
Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy như thế nào?
Bù kẽm cho trẻ tiêu chảy là khuyến cáo mới trong phác đồ điều trị của bộ Y tế. Cách làm này không những cho hiệu quả cao mà còn được đánh giá là tiết kiệm và an toàn so với thuốc kháng sinh. Dưới đây là những cách bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy:
Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy từ chế độ dinh dưỡng
Một trong những cách giúp trẻ nhanh phục hồi và giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bệnh đó là bổ sung kẽm từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Theo BS.TS Phạm Thị Thu Hương chế độ dinh dưỡng khoa học có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi niêm mạc đường ruột. Đồng thời khôi phục chức năng tủy và các cơ quan tiêu hóa, giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Mặc dù trong thời gian bị tiêu chảy, trẻ có thể giảm hấp thụ thức ăn so với bình thường.
- Tuy nhiên lượng hấp thụ qua đường ruột vẫn đạt 60%. Do đó mẹ có thể tận dụng các loại thực phẩm giàu kẽm từ động vậT như: Hải sản, thịt gia cầm, gia súc, trứng.
- Kết hợp với thực phẩm chứa nhiều kẽm cho trẻ từ rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt,… Có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để nâng cao hiệu quả.
- Bên cạnh đó mẹ có thể tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin B, A, C để bé nâng cao hiệu quả hấp thu và điều trị tiêu chảy.
Lưu ý rằng giai đoạn này đường ruột của trẻ còn yếu vì vậy mẹ nên chọn cách chế biến tươi ngon, đảm bảo độ an toàn, hạn chế ăn sống. Nên cho trẻ ăn cháo kết hợp với thịt bò, thịt gà, lòng đỏ trứng. Sau khi hết tiêu chảy có thể sử dụng các loại hải sản như tôm, hàu, sò, hến,…
Bổ sung siro kẽm cho trẻ tiêu chảy bằng đường uống trực tiếp
Thay vì bổ sung qua chế độ ăn uống, mẹ có thể dùng trực tiếp siro kẽm cho trẻ tiêu chảy hoặc các chế phẩm tăng cường như siro, viên uống, kẹo ngậm, viên nang,… Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải tuân thủ theo đúng liều lượng và lựa chọn được sản phẩm phù hợp. Theo đánh giá của chuyên gia thời kỳ tiêu chảy bé thường chán ăn, hấp thụ kém vì vậy lựa chọn siro và dung dịch được nhiều mẹ bỉm áp dụng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn mẹ hãy chắc chắn sản phẩm lựa chọn cho bé có nguồn gốc từ tự nhiên, an toàn, lành tính.
Không lựa chọn các sản phẩm chứa hàm lượng sắt, kẽm quá cao, bởi có thể gây dư thừa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm có tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, đặc biệt là 1/1.
Lưu ý gì khi bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy
Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy mẹ cần lưu ý các vấn đề sau để đạt được hiệu quả như mong muốn:
- Cho trẻ uống sau ăn 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất
- Không sử dụng kẽm khi trẻ đang đói bụng vì điều này sẽ khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trở lên nặng hơn
- Không dùng kẽm kết hợp với canxi hoặc sữa cùng một lúc
- Không nên bổ sung kẽm vào nước điện giải Oresol vì điều này sẽ khiến mẹ khó kiểm soát hoạt chất
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy mẹ cần đảm bảo lượng sữa đủ kẽm đáp ứng cho con
- Ưu tiên lựa chọn sản phẩm bổ sung kẽm cho bé ở những thương hiệu lớn, có tên tuổi, nguồn gốc rõ ràng
Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy là cách làm giúp cải thiện và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên việc này cần được tham khảo ý kiến bác sĩ. Tránh việc tùy tiện sử dụng khiến bé bị ngộ độc và rơi vào trạng thái nguy kịch.