Nội dung chính

Mẹ có nên bổ sung Kẽm thường xuyên cho trẻ hay không?

Bé nhà tôi đang uống kẽm để tăng sức đề kháng, hiện được 2 tuần. Chuyên gia cho tôi hỏi có nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ không? (Chị Lan-45 tuổi).

Trả lời:

Thời gian gần đây Fitobimbi nhận được rất nhiều câu hỏi của các mẹ xoay quanh vấn đề thời gian bổ sung kẽm cho trẻ là bao lâu, có nên dùng thường xuyên không? Bài viết này chuyên gia Fitobimbi sẽ giúp mẹ giải đáp chi tiết.

Có nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ?

Thông thường khi trẻ thiếu kẽm, các mẹ thường nghĩ ngay đến bổ sung với mong muốn bù đắp được lượng kẽm thiếu hụt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung sao cho hợp lý. Minh chứng là rất nhiều phụ huynh có suy nghĩ bổ sung càng nhiều càng tốt và phải duy trì thường xuyên. Thực tế đây là quan điểm hết sức sai lầm. Vậy có nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ hay không, liều lượng thế nào?

Mẹ nên bổ sung kẽm cho bé thường xuyên
Mẹ nên bổ sung kẽm cho bé thường xuyên

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ thiếu kẽm do chế độ ăn uống hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của bé. Thông thường trẻ chỉ hấp thụ từ 5-15% lượng kẽm cung cấp hàng ngày. Phần còn lại sẽ bị đào thải ra ngoài nhanh chóng. Vì vậy việc bổ sung kẽm cho trẻ thường xuyên là hết sức cần thiết.

Thời gian bổ sung kẽm cho trẻ sẽ phụ thuộc vào tình trạng thiếu hụt và trọng lượng cơ thể. Nó thể kéo dài từ 2-3 tháng hoặc ít hơn. Ví dụ, với trường hợp tiêu chảy, việc bổ sung kẽm sẽ giảm xuống 14 ngày liên tục nhưng liều dùng khuyến cáo là 20mg với trẻ trên 6 tháng và 10mg với trẻ dưới 6 tháng.

5 trường hợp cần bổ sung kẽm thường xuyên cho bé

Trẻ ốm vặt, đề kháng kém

Kẽm là hoạt chất có vai trò lớn với hệ miễn dịch. tham gia kích hoạt, chuyển hóa Lympho T, lympho B. Nhờ đó bảo vệ cơ thể khỏi yếu tố bệnh. Vì vậy khi trẻ ốm vặt mẹ nên dùng kẽm cho con.

Trẻ biếng ăn

Thiếu kẽm là nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Vì vậy, việc bổ sung kẽm cho đối tượng này cần được tiến hành đầy đủ, thường xuyên.

Kẽm là hoạt chất này có vai trò lớn trong việc phân chia tế bào, thúc đẩy tăng trường. Thiếu kẽm, sự chuyển hóa tế bào trong miệng sẽ bị ảnh hưởng, bé rối loạn mùi vị dẫn đến biếng ăn.

Trẻ biếng ăn cần bổ sung kẽm thường xuyên
Trẻ biếng ăn cần bổ sung kẽm thường xuyên

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi cũng cần dùng kẽm thường xuyên. Bởi hoạt chất này có khả năng làm tăng nồng độ hormone IGF-1 (hormone tăng trưởng), cần thiết cho bé. Việc đưa thêm kẽm vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp các bé phát triển chiều cao, cân nặng một cách hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ thấp còi.

Trẻ bị tiêu chảy

Nằm trong danh sách cần bổ sung kẽm thường xuyên còn có trẻ bị tiêu chảy. WHO khuyến cáo, với trẻ tiêu chảy mẹ cần dùng kẽm liên tục trong vòng 10-14 ngày. Nghiên cứu được đăng tải tên thư viện NCBI Hoa Kỳ cho thấy : bổ sung kẽm có thể giảm tần suất đại tiện ở trẻ tiêu chảy tới 62%.

Trẻ hay khóc đêm, rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ thường hay xảy ra ở trẻ thiếu kẽm kèm theo tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng. Vì vậy khi thấy con gặp vấn đề này mẹ nên cho bé kiểm tra để có biện pháp bổ sung kịp thời.

Bổ sung kẽm quá mức có sao không?

Bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ trong những trường hợp cần thiết là điều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu mẹ lạm dụng có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài. Không chỉ thế, tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ đối mặt với các nguy cơ dưới đây:

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Nếu trẻ tiêu thụ vượt ngưỡng 50mg kẽm mỗi ngày khả năng cao cholesterol sẽ giảm, gây ra tình trạng khó thở.
  • Hình thành sỏi: Kẽm được bài tiết thông qua nước tiểu. Vì vậy khi lượng hấp thu quá lớn, thận sẽ làm việc quá tải. Lượng kẽm hấp thu chưa kịp chuyển hóa có thể liên kết với oxalate, tạo sỏi
  • Kém phát triển: Trẻ thừa kẽm thường gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, vị giác. Đồng thời ảnh hưởng quá trình tổng hợp, phân bào gây còi xương,…

Việc bổ sung kẽm trong nhiều trường hợp là điều cần thiết. Nhưng mẹ cần phải biết cách dùng sao cho hiệu quả.

Không nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ nếu không có kiến thức y khoa
Không nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ nếu không có kiến thức y khoa

Bổ sung kẽm cho trẻ thế nào là đúng và hiệu quả?

Bổ sung kẽm đúng thời điểm

Không nên cho bé uống kẽm khi đói. Điều này có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất để bé uống kẽm trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn hai giờ. Ngoài ra kẽm còn hấp thu tốt nhất vào sáng. Vì vậy mẹ nên tận dụng khoảng thời gian này.

Bổ sung đủ liệu trình

  • Những trẻ sinh non, không được bú mẹ thời gian dùng kẽm có thể kéo dài vài tuần hoặc đến vài tháng để hỗ trợ sự phát triển.
  • Trong trường hợp biếng ăn, mẹ có thể cân nhắc dùng kẽm thường xuyên trong khoảng 1-3 tháng.
  • Thời gian cụ thể phụ thuộc vào tình trạng, phản ứng của từng bé. Có trẻ chỉ cần dùng thường xuyên trong thời gian ngắn nhưng cũng có bé phải dùng 3-4 liệu trình mới có cải thiện

Bổ sung đúng liều lượng

Theo khuyến nghị của WHO, nhu cầu dùng kẽm hàng ngày của bé được quy định như sau:

  • Từ 0-6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
  • Từ 7 tháng -3 tuổi: 3mg/ ngày
  • Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày
  • Từ 9-13 tuổi: 8mg/ ngày
  • Từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ ngày với nam và 9mg/ ngày với nữ

Thống kê cho thấy, tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tại Việt Nam khá cao. Vì vậy, cha mẹ cần phải bổ sung đều đặn hàng ngày. Hoặc ít nhất là bổ sung theo liều dự phòng, 2-3 đợt mỗi năm, mỗi đợt  khoảng 2-3 tháng.

Bổ sung đúng cách

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Giai đoạn này nguồn kẽm tốt và dễ hấp thụ nhất với trẻ là sữa mẹ. Vì thế, mẹ nên chú trọng thực đơn dinh dưỡng của mình.
  • Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi: Mẹ có thể sử dụng thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn dặm của con. Kết hợp dùng kẽm các chế phẩm bên ngoài như TPBVSK Fitobimbi Ferro C . Sản phẩm nhập khẩu nguyên hộp tại Ý, được nhiều mẹ bỉm tin dùng và đánh giá cao.

Siro kẽm giúp trẻ ăn ngon, miễn dịch tốt

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi có nên bổ sung kẽm thường xuyên cho trẻ không. Mẹ có thể lưu về và áp dụng khi cần thiết.

Tham khảo thêm:

Tìm kiếm cần quan tâm: có nên bổ sung kẽm cho bé, có cần bổ sung kẽm cho trẻ, có nên bổ sung kẽm cho trẻ không, có nên cho trẻ uống kẽm,…

Chia sẻ bài viết này