Nội dung chính

Top 10 dấu hiệu thiếu Kẽm ở trẻ sơ sinh mẹ chớ bỏ qua

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh là vấn đề quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý 10 dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả.

✔️✔️✔️ Xem thêm:

Trẻ sơ sinh thiếu kẽm có biểu hiện gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị thiếu kẽm. Do nguồn cung lúc này của bé chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi bị thiếu kẽm, hệ miễn dịch của bé sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiễm trùng, cảm lạnh, các bệnh viêm nhiễm về đường hô hấp. Thiếu kẽm cũng khiến bé sẽ suy vị giác, bỏ bú, chán ăn, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng. Vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.  Vậy trẻ sơ sinh thiếu kẽm có biểu hiện gì?

1. Rụng tóc

Rụng tóc là dấu hiệu phổ biến của trẻ nhỏ khi bị thiếu kẽm. Lý do là bởi hoạt chất này tham gia vào quá trình nhân bản tế bào, tổng hợp protein. Những chức năng này đều cần thiết để có một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt.

Trẻ bị rụng tóc khi thiếu vi chất kẽm
Trẻ bị rụng tóc khi thiếu vi chất kẽm

2. Móng tay giòn, dễ gãy và xuất hiện đốm trắng

Xuất hiện đốm trắng trên móng tay là biểu hiện trẻ sơ sinh thiếu kẽm thường gặp. Ngoài ra mẹ còn quan sát thấy móng tay, móng chân của bé trở nên giòn, dễ gãy. Điều này là do cơ thể bé bị thiếu kẽm để phát triển các mô và tế bào móng.

3. Bé dễ mắc bệnh

Suy giảm miễn dịch là một trong những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Lý do là bởi hoạt chất này tham gia vào các tế bào lympho T, lympho B và đại thực bào của hệ miễn dịch. Khi thiếu kẽm, cơ thể bé sẽ bị tấn công bởi các tác nhân lạ, thường xuyên ốm vặt và mắc bệnh viêm nhiễm.

4. Bé quấy khóc và khó ngủ về đêm

Trẻ sơ sinh thiếu kẽm có biểu hiện gì? Mẹ có thể dễ dàng nhận biết nếu thấy bé quấy khóc thường xuyên vào ban đêm. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết thiếu kẽm khiến chức năng thần kinh của bé sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này bé sẽ trở nên quấy khóc, hay giật mình, ngủ không sâu vào ban đêm.

5. Bé bị loét miệng

Thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị loét miệng tái phát. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, lượng kẽm thấp sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Bé có thể bị tưa lưỡi, nấm miệng gây đau đớn khi bú mẹ.

6. Tổn thương mô

Dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh thường gặp hiện nay là tình trạng tổn thương tế bào mô với các triệu chứng như vết thương lâu lành, khó phục hồi,…. Ngoài ra, bé còn có thể bị mắc các bệnh về da như chàm sữa, hăm tã, viêm bã tiết,…

7. Bé chán ăn, bỏ bú

Phần lớn trẻ biếng ăn, bỏ bú đều bị thiếu kẽm. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, kẽm là hoạt chất quan trọng tham gia cấu tạo nên tế bào vị giác. Khi thiếu kẽm, bé sẽ không cảm nhận được sự kích thích của món ăn, giảm hương vị và chán ăn.

8. Bé còi cọc, chậm phát triển

Biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh khi thiếu kẽm là cơ bắp mềm, trẻ còi cọc, chậm phát triển về chiều cao, cân nặng. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do bé ăn không ngon, tiêu hóa kém, khó hấp thụ.

9. Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh khi thiếu kẽm còn bị rối loạn tiêu hóa. Đặc trưng bởi triệu chứng đi ngoài phân sống, tiêu chảy kéo dài. Trường hợp này mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh mất nước, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bé đi ngoài phân sống khi thiếu kẽm
Bé đi ngoài phân sống khi thiếu kẽm

10. Suy giảm thính giác

Dấu hiệu cuối cùng để nhận biết tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh là bị suy giảm thính giác. Lúc này bé sẽ có biểu hiện ù tai, không quay đầu hoặc tập trung vào nơi phát ra âm thanh, bé không thay đổi biểu cảm khi có giọng nói hoặc tiếng ồn của người khác.

Cách khắc phục tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh

Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé mà mẹ có thể lựa chọn cách thức bổ sung khác nhau. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh còn bú mẹ các chuyên gia khuyến cáo hai phương pháp sau:

  • Cho trẻ bú mẹ: Là phương pháp bổ sung kẽm hiệu quả cho trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi. Lúc này hàm lượng kẽm trong sữa mẹ là 2-3mg/ lít, đáp ứng đủ tiêu chuẩn sử dụng. Do đó, mẹ chỉ cần cho bé bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu
  • Tăng cường kẽm cho mẹ: Lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần vào các tháng tiếp theo, còn 0,9mg/ lít. Do đó để đảm bảo lượng kẽm trong sữa mẹ được dồi dào, thời kỳ nuôi con bú mẹ nên chú ý tăng cường dinh dưỡng. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch, hải sản,… Đồng thời kết hợp thêm các loại quả, rau xanh giàu vitamin C như ổi, táo, cam, bưởi, súp lơ xanh, cải thìa, rau bina để tăng cường hấp thụ
  • Sử dụng thực phẩm chức năng cho bé: Như đã biết lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó để bé không bị thiếu kẽm mẹ nên sử dụng chế phẩm từ ngoài. Cho bé dùng sản phẩm có hàm lượng vừa phải tránh bị thừa kẽm

Lời khuyên cho mẹ khi bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh

Bên cạnh việc nắm rõ biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cho bé uống kẽm vào trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để bé hấp thụ tốt nhất
  • Thời gian dùng kẽm mẹ nên hạn chế cho con sử dụng các vi chất khác như canxi, magie,…
  • Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bổ sung kẽm có nguồn gốc thảo dược, không gây kích ứng cho bé,…
  • Tuân thủ liều lượng và liệu trình sử dụng mà nhà sản xuất đã khuyến cáo
  • Trường hợp trẻ bị ngộ độc hoặc dư thừa kẽm mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm

Trên đây là những dấu hiệu thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ có thêm kiến thức để bổ sung vi chất và chăm con hiệu quả.

Chia sẻ bài viết này