Trẻ nhỏ cần bổ sung kẽm mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vì điều này, nhiều cha mẹ không khỏi lo lắng, liệu trẻ uống kẽm có bị nóng không? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ uống kẽm có bị nóng không?
Tương tự người lớn, trẻ nhỏ cũng có thể bị nóng trong. Với những biểu hiện cụ thể như:
- Môi căng mọng và hơi khô
- Da khô, sần sùi
- Cơ thể khó chịu, bứt rứt
- Hơi thở nóng, có mùi hôi
- Xuất hiện rôm sảy
- Trẻ bị táo bón
- Lượng nước tiểu ít, nước tiểu vàng
- Trẻ đồ mồ hôi trộm
- Nhiệt miệng, chảy máu chân răng
Kẽm không thể dự trữ trong cơ thể, thời gian tồn tại ngắn, chỉ khoảng 12 ngày, do đó trẻ cần phải bổ sung mỗi ngày với liều lượng hợp lý. Chính vì thế mà việc uống kẽm có nóng không, uống bao nhiêu là đủ và uống vào thời điểm nào trở thành băn khoăn của rất nhiều phụ huynh.
Một trong những vai trò quan trọng của kẽm đối với cơ thể đó là thúc đẩy quá trình tổng hợp enzym tiêu hóa và axit trong dạ dày. Vì vậy, thực chất bổ sung kẽm đúng cách còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Vì vậy, với thắc mắc “trẻ uống kẽm có bị nóng không?”, câu trả lời là hoàn toàn không. Theo đó, tình trạng nóng trong có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
- Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, gia vị cay
- Uống không đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Ăn ít rau, trái cây – những thực phẩm giàu chất xơ
- Lười vận động
- Uống kém không đúng cách, dẫn đến tình trạng thừa kẽm
Biết được nguyên nhân gây nóng trong ở trẻ sẽ giúp phụ huynh tìm ra cách giải quyết phù hợp!
Vai trò của kẽm đối với trẻ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Trong các vi chất dinh dưỡng, kẽm được chứng minh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.
- Kẽm giúp duy trì và bảo vệ tế bào vị giác và khứu giác. Nhờ đó bé ăn uống ngon miệng hơn, tăng hấp thu và tổng hợp chất đạm
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp cải thiện chiều cao tối ưu và tăng cân với trẻ suy dinh dưỡng
- Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia vào hoạt động của hệ miễn dịch, giúp kích thích sự phát triển của tế bào lympho B và lympho T. Từ đó giúp cơ thể có sức chống đỡ bệnh tật tốt
- Kẽm rất cần thiết cho sức khỏe não bộ, giúp tăng dẫn truyền thần kinh. Từ đó giúp duy trì phát triển não bộ, trí nhớ và giảm căng thẳng lo âu ở trẻ
Hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho bé
Có thể thấy, “trẻ uống kẽm có bị nóng không?” câu trả lời là không. Nhưng nếu dùng sai cách, quá liều, trẻ có nguy cơ gặp tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ thường gặp khi uống kẽm đó là nóng trong. Do đó, để giúp bé không rơi vào tình trạng này, mẹ cần nắm rõ cách bổ sung kẽm đúng chuẩn.
Nhu cầu kẽm ở trẻ
Mặc dù, nhu cầu kẽm ở trẻ không cao, nhưng sự thiếu hụt có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì vậy, trẻ từ 6 tháng tuổi cần bổ sung kẽm mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tùy vào độ tuổi và tình trạng, các chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị hàm lượng kẽm cần dụng. Cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh 6 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
- Trẻ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
- Trẻ 14 – 18 tuổi: Nam 11mg/ngày, nữ 9mg/ngày
- Người trên 19 tuổi: Nam 11mg/ngày, nữ 8mg/ngày
- Phụ nữ mang thai: 11 – 12mg/ngày
- Mẹ đang cho con bú: 12 – 13mg/ngày
Nên uống sáng hay chiều?
Bên cạnh hàm lượng, để trẻ hấp thu kẽm tối ưu, mẹ cũng cần chú ý đến thời điểm bổ sung. Theo chuyên gia, thời điểm lý tưởng để bổ sung kẽm cho bé là trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Đối với bé bị đau dạ dày, mẹ có thể cho bé uống kẽm vào lúc ăn để tránh gây rối loạn tiêu hóa. Tốt nhất nên dùng vào buổi sáng. Bởi nếu uống kẽm buổi tối, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ chưa kịp hấp thụ, dẫn đến tình trạng ứ đọng và ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé.
Uống kẽm cùng các khoáng chất khác như thế nào?
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 58% trẻ dưới 5 tuổi đang thiếu kẽm, đặc biệt trẻ thiếu kẽm thường đi đôi với thiếu sắt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1). Bên cạnh đó, kẽm cũng là chất xúc tác quan trọng trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình cấu tạo nên hồng cầu. Vì vậy, khi bổ sung kẽm cho bé, mẹ nên kết hợp dùng sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Hàm lượng sắt, kẽm nên theo tỷ lệ 1:1 để cơ thể hấp thụ tốt nhất.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích dùng song song kẽm và vitamin C để tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Với canxi và magie, việc cho trẻ uống cùng kẽm sẽ làm cản trở hấp thu các chất của cơ thể, gây lãng phí và ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, nếu cần bổ sung, mẹ nên cho bé uống kẽm cách thời điểm uống canxi và magie khoảng 2 tiếng nhé!
Trên đây là giải đáp “trẻ uống kẽm có bị nóng không?”. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!