Thiếu sắt có thể khiến trẻ thiếu máu và ảnh hưởng đến các tế bào trong cơ thể. Vậy đâu là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Mẹ hãy lưu ý 12 biểu hiện dưới đây.
Trẻ sơ sinh thiếu sắt có biểu hiện gì?
Dù chỉ chiếm một lượng rất nhỏ trong cơ thể, nhưng sắt lại là vi chất quyết định sự sống của các tế bào. Việc thiếu sắt có thể khiến bé rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức, rối loạn tiêu hóa, miễn dịch suy giảm,…. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mẹ cần bỏ túi để kịp thời xử lý khi có phát sinh.

Trẻ mệt mỏi, hay ngáp vặt
Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh bị thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này xảy ra do cơ thể không đủ sắt để sản xuất hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Bên cạnh đó khi thiếu sắt, tim buộc phải hoạt động nhiều hơn khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, trẻ thường xuyên ngáp vặt đòi nghỉ ngơi.
Làn da xanh, niêm mạc nhợt nhạt
Làn da xanh, niêm mạc nhợt nhạt là dấu hiệu đặc trưng của những trẻ thiếu sắt. Lý do là bởi lúc này các tế bào hồng cầu trong cơ thể bị giảm bớt. Từ đó khiến máu trở lên nhạt màu, da xanh xao, nhợt nhạt. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng thiếu máu ở trẻ thông qua sắc tố lòng bàn tay. So với bạn bè đồng trang lứa, trẻ thiếu sắt thường có lòng bàn tay nhạt màu và gần như là chuyển hẳn sang trắng.
Trẻ thiếu sắt cảm thấy khó thở
Sắt có nhiệm vụ sản xuất Hemoglobin, vận chuyển oxy đến tế bào. Khi cơ thể thiếu sắt, đồng nghĩa với việc lượng oxy đến mô và cơ bị giảm sút. Lúc này trẻ buộc phải co bóp tim mạch hơn để đảm bảo sự sống cho cơ thể. Đó là lý do vì sao mà phần lớn trẻ thiếu sắt đều cảm thấy khó thở hoặc thở gắng sức.

Trẻ quấy khóc do bị đau đầu
Đau đầu, chóng mặt là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mà mẹ chớ nên xem thường. Tình trạng này xảy ra khi huyết sắc tố trong máu giảm thấp khiến các tế bào não không đủ oxy để hoạt động. Lúc này mạch máu trong não sẽ phồng lên, tạo sức ép lên thành mạch, khiến trẻ đau đầu, quấy khóc.
Trẻ bị khô da và rụng tóc
Khô da và rụng tóc là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mà mẹ có thể nhận biết thông qua cảm quan. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, khi thiếu sắt cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển oxy đến các bộ phận quan trọng như não, miễn dịch, hô hấp, … Do đó da và tóc là những bộ phận ít được vi chất nuôi dưỡng. Lâu ngày nó trở nên khô, yếu, gãy rụng.
Trẻ có biểu hiện đánh trống ngực
Đánh trống ngực là hệ quả, đồng thời cũng là dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ. Khi cơ thể thiếu hụt hồng cầu, tim buộc phải làm việc gấp đôi để bù lại lượng oxy cần dùng. Điều này không những khiến trẻ khó thở mà còn phát ra âm thanh bình bịch. Theo các chuyên gia đó là tình trạng đánh trống ngực ở trẻ. Tuy nhiên đây là dấu hiệu ít gặp và thường xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nặng.
Xuất hiện tình trạng sưng, đau lưỡi khi thiếu sắt
Nếu quan sát kỹ lưỡi và miệng, mẹ cũng có thể dễ dàng nhận biết tình trạng thiếu sắt ở trẻ. Các dấu hiệu bao gồm: lưỡi bị sưng, màu nhợt nhạt, đôi khi bị viêm hoặc nhẵn mịn kỳ lạ. Nguyên nhân của tình trạng này được xác nhận là do thiếu sắt sẽ khiến nồng độ Myoglobin (sắc tố hô hấp ở cơ lưỡi) bị thấp đi, lưỡi dễ bị sưng và đau. Không chỉ thế, thiếu sắt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô môi, nứt miệng.

Trẻ bị gãy móng tay
Móng tay có hình muỗng, dễ gãy cũng là dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên đây là triệu chứng hiếm gặp và thường chỉ thấy ở những trường hợp thiếu sắt nặng. Khi đó, móng tay của trẻ sẽ trở lên rất giòn, dễ nứt và gãy. Trường hợp nặng có thể khiến phần giữa của móng lõm xuống, các cạnh nâng lên tạo thành hình chiếc muỗng kỳ lạ.
Trẻ bỏ bú, kén ăn, hấp thụ kém
Trẻ sơ sinh thiếu sắt sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi dù là trong những hoạt động thường ngày. Do đó tình trạng kén ăn, bỏ bú là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn chỉ ra rằng nếu tình trạng thiếu sắt kéo dài trẻ có thể chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do cơ thể không có khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Trẻ bị suy giảm miễn dịch và sức đề kháng
Ngoài quá trình tái tạo hồng cầu, sắt còn tham gia vào hệ miễn dịch. Do đó khi thiếu sắt cơ thể trẻ sẽ trở nên yếu ớt, hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, nguy cơ mắc các bệnh ốm vặt như hô hấp, viêm phổi, cảm cúm tăng cao.
Có dấu hiệu của hội chứng đứng không yên
25% trẻ mắc hội chứng đứng không yên được chẩn đoán là do thiếu sắt. Tình trạng này xảy ra do thiếu máu khiến cơ thể thôi thúc sự di chuyển của trẻ bằng cách gây khó chịu và ngứa ran ở bàn chân. Trường hợp nặng các bé sẽ quấy khóc và vật lộn về đêm.
Triệu chứng khác
Dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh còn có thể nhận biết thông qua tình trạng:
- Tay chân lạnh: Thiếu sắt sẽ làm oxy đến tay và chân bị giảm bớt. Do đó các bé sẽ cảm thấy lạnh hơn bình thường, một số trường hợp còn co quắp bàn tay
- Ghi nhớ giảm: Thiếu sắt cũng có thể gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, cáu kỉnh và hay gắt gỏng ở các bé

Giải pháp nào giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh
Dựa vào các biểu hiện thiếu sắt ở trẻ sơ sinh trên, mẹ có thể chủ động điều trị cho bé bằng các biện pháp sau:
Cho trẻ bú sữa mẹ
Lượng sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng vẫn đủ để trẻ từ 0- 4 tháng dùng. Do đó mẹ nên nuôi con bằng sữa tự nhiên trong 1-2 năm đầu để trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nhằm đảm bảo lượng sắt trong sữa đạt tiêu chuẩn cho phép, thời gian này mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, hải sản và hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, táo, bưởi,…
Cân bằng chế độ ăn uống cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, khi bắt đầu ăn dặm mẹ có thể xây dựng thực đơn giàu sắt để bổ sung cho con. Thời kỳ đầu mẹ nên ưu tiên các loại thực phẩm lành mạnh, chế biến đơn giản để đảm bảo không làm mất đi dưỡng chất. Hãy chọn những thực phẩm giàu sắt mà các bé yêu thích như ngũ cốc, hạt bí, hải sản, thịt bò, thịt gà, trứng, súp lơ, cải xoăn,…
Lưu ý rằng ở độ tuổi từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi mẹ nên cho con tiêu thụ sữa bò tối đa 700ml/ ngày. Loại sữa này có hàm lượng sắt rất ít, lại khó hấp thụ và chuyển hóa trong đường ruột bé.
Cho trẻ uống sắt bổ sung
Thiếu sắt ở trẻ sơ sinh còn có thể bổ sung bằng đường uống trực tiếp. Tuy nhiên quá trình này đòi hỏi mẹ cần phải nắm rõ liều lượng sử dụng của bé. Cụ thể với trẻ từ 7-12 tháng ngày dùng khoảng 11mg, trẻ từ 1-3 tuổi ngày dùng 7mg, từ 4-8 tuổi ngày dùng 10mg, từ 9-13 tuổi ngày dùng 8mg.
Trẻ thiếu sắt, kẽm có thể bổ sung từ nhiều nguồn. Trong đó, ăn uống chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu sắt, kẽm mỗi ngày. Vì vậy, cha mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng cho trẻ từ sản phẩm ngoài. Lưu ý, không lựa chọn các sản phẩm chứa hàm lượng sắt, kẽm quá cao, bởi có thể gây dư thừa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm có tỷ lệ sắt/kẽm dưới 2/1, đặc biệt là 1/1.
Lưu ý: Việc bổ sung sắt cho trẻ sẽ đạt kết quả tốt nhất vào lúc đói bụng tức 1 giờ trước khi ăn và 2 giờ sau bữa chính. Không dùng sắt kết hợp cùng canxi hoặc các thực phẩm như nước có ga, sữa, cà phê, trà,… Bên cạnh đó mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ dùng vitamin C để bé hấp thụ sắt tốt hơn.
Thiếu sắt có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Do vậy ngay khi phát hiện dấu hiệu thiếu sắt ở trẻ sơ sinh mẹ cần nhanh chóng đưa con đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.