Nội dung chính

Dấu hiệu thừa Sắt ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả

 Thừa sắt nếu để kéo dài sẽ khiến tim mạch, thần kinh, xương khớp của bé bị ảnh hưởng. Dưới đây là dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả.

Dấu hiệu thừa Sắt ở trẻ sơ sinh

>>> Xem thêm:

Dấu hiệu thừa sắt sớm ở trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn đầu, tình trạng thừa sắt ở trẻ sơ sinh thường được biểu hiện qua các triệu chứng:

Trẻ thừa sắt thường có dấu hiệu sụt cân, quấy khóc
Trẻ thừa sắt thường có dấu hiệu sụt cân, quấy khóc

Bé mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân

Thừa sắt khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng của bé bị rối loạn. Từ đó gây ra tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, yếu người. Vì vậy nếu chưa biết dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh là gì mẹ có thể dựa vào những hiện tượng này.

Da đậm màu, màu đồng

Thừa sắt khiến việc vận chuyển máu đến các mô bị ứ đọng tại tế bào da. Kết quả là da bé ở trở nên đậm màu và nhạy cảm với tia cực tím.

Đau khớp

Một lượng lớn sắt khi dư thừa sẽ được tích trữ ở xương. Lâu ngày có thể gây tổn thương mô, viêm khớp, đau khớp.

Đau bụng không rõ nguyên nhân

Dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh dễ nhận biết nhất là tình trạng đau bụng thường xuyên và không rõ nguyên nhân. Theo các chuyên gia, khi thừa sắt đường ruột là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Bé thường xuyên bị đau bụng, táo bón, đầy hơi.

Dễ mắc bệnh

Tình trạng thừa sắt nếu để kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đó là lý do vì sao các bé sơ sinh khi thừa sắt thường bị bệnh truyền nhiễm mãn tính.

Trẻ hay căng thẳng và giận dữ

Căng thẳng, sợ hãi và chống đối mọi người là dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần để ý. Bởi giai đoạn này bệnh đã tiến triển nặng và ảnh hưởng đến thần kinh, khiến bé mệt mỏi và có hành vi chống đối

Dấu hiệu thừa sắt trong giai đoạn muộn

Bé thừa sắt nếu không được điều trị tích cực từ sớm có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Lúc này các triệu chứng sẽ thường đi kèm với biến chứng. Cụ thể dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn muộn sẽ bao gồm:

Trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường

Thừa sắt lâu ngày sẽ tích tụ và khiến quá trình tổng hợp insulin của cơ thể bị ảnh hưởng. Đường huyết trong cơ thể bé sẽ tăng cao và gây ra bệnh đái tháo đường

Suy tim

Thừa sắt là nguyên nhân chính cản trở lực dẫn điện của tim. Lâu ngày có thể gây khó khăn trong việc bơm máu, dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim

Dấu hiệu thừa sắt trong giai đoạn muộn còn được đặc trưng bởi nhiều triệu chứng. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh đây là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất.

12 dấu hiệu thiếu SẮT ở trẻ sơ sinh cần được xử lý nhanh

Cho trẻ uống Sắt vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa sắt ở bé

Các dấu hiệu thừa sắt ở trên chủ yếu xuất hiện do 3 nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Trẻ sơ sinh bị đột biến gen HFE sẽ làm ruột mất đi khả năng điều hòa sắt. Từ đó gây dư thừa và tích tụ ở gan, tim
  • Do bệnh lý: Những bé bị bệnh thiếu hồng cầu, suy gan thường có khả năng hấp thụ sắt kém. Điều này để lâu ngày sẽ khiến lượng sắt dư thừa mà bé vẫn bị thiếu máu
  • Do dùng sắt quá liều: Khi trẻ tiêu thụ lượng sắt vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra tình trạng ngộ độc và dư thừa
Dùng sắt liều cao trong thời gian dài khiến bé không hấp thụ kịp
Dùng sắt liều cao trong thời gian dài khiến bé không hấp thụ kịp

Trẻ sơ sinh bị thừa sắt có nguy hiểm không?

Khi sắt bổ sung vượt quá nhu cầu cho phép, trẻ sơ sinh thường bị đi ngoài phân đen. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường nhằm tống đẩy lượng sắt dư thừa ra ngoài. Trong trường hợp trẻ bị thừa sắt, cơ thể không có cách nào để loại bỏ mới thực sự nguy hiểm.

Bởi sắt tích trữ lâu ngày trong xương, tim, gan, tụy sẽ khiến các bộ phận này bị tổn thương và gây ra các bệnh như:

  • Hàm lượng đường huyết tăng: Thừa sắt trong thời gian dài sẽ khiến quá trình tổng hợp isulin gặp khó khăn. Khi đường huyết tăng , trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Suy tim: Quá trình lưu thông máu cũng sẽ bị cản trở nên như cơ thể thừa sắt. Điều này kéo dài dẫn đến rối loạn nhịp tim, suy tim
  • Rối loạn thần kinh: Dư sắt khiến trẻ mệt mỏi và là nguyên nhân gây bệnh ADHS, Parkinson,…
  • Suy gan: Thừa sắt làm tăng áp lực lên gan, khiến cơ quan này phải làm việc nhiều. Vì thế về lâu về dài có thể khiến trẻ suy gan, ung thư gan
  • Mắc bệnh truyền nhiễm mãn tính: Thừa sắt còn khiến trẻ chậm phát triển về chiều cao. Gia tăng nguy cơ bị bệnh truyền nhiễm. Với các bé nữ, tình trạng này có thể khiến quá trình dậy thì bị ảnh hưởng do buồng trứng tổn thương, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Thậm chí nếu không được điều trị sớm, lượng sắt dư thừa còn có thể khiến các cơ quan trong cơ thể ngừng hoạt động, đe dọa trực tiếp đến tính mạng  trẻ. Vì vậy khi bé thiếu sắt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý bổ sung mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phương pháp điều trị tình trạng thừa sắt ở bé

Tùy vào tình trạng thừa sắt ở các bé mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau:

  • Làm sạch: Rửa ruột và chelation là biện pháp giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa trong cơ thể nhanh nhất. Các bé sau khi rửa ruột sẽ được hỗ trợ hô hấp và theo dõi nhịp tim
  • Lấy máu: Là phương pháp điều trị thừa sắt hiệu quả và an toàn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định lấy máu từ 1-2 lần/ tuần, mỗi lần lấy khoảng 470ml. Khi nồng độ sắt trong cơ thể đạt ngưỡng cho phép, việc lấy máu sẽ thực hiện ít đi
  • Phẫu thuật mở tĩnh mạch: Với các bé bị bệnh gan, tim mạch và tiểu đường do thừa sắt phương pháp này sẽ được chỉ định
  • Thải sắt qua tĩnh mạch: Để thải sắt qua đường tiểu, bác sĩ sẽ tiêm deferoxamine mesylate cho bé. Thường thì thời gian điều trị sẽ không quá 24h.

Ngoài ra, để điều trị tình trạng thừa sắt người ta còn dùng một số loại thuốc. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh phương pháp này không được khuyến khích sử dụng.

Trẻ sẽ được lấy máu thường xuyên khi thừa sắt
Trẻ sẽ được lấy máu thường xuyên khi thừa sắt

Làm thế nào để hạn chế tình trạng thừa sắt ở trẻ?

Sử dụng sắt theo đúng liều lượng cho phép

Theo WHO, trẻ dưới 3 tháng tuổi không cần bổ sung sắt vì bé đã có nguồn dự trữ trước đó. Với bé 9 tháng tuổi mỗi ngày nên dùng khoảng 11mg sắt, bé từ 1-3 tuổi mỗi ngày dùng 7mg sắt. Việc dùng quá liều có thể gây dư thừa và để lại nhiều hệ quả nguy hiểm. Vì vậy cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo này.

Sử dụng sắt theo đúng liệu trình

Theo khuyến cáo, trẻ sơ sinh đủ tháng có thể bổ sung sắt từ 4 tháng và duy trì đến khi bé ăn được 2 khẩu phần ăn/ ngày. Với các bé thiếu tháng, quá trình bổ sung sẽ bắt đầu sớm từ khi 2 tuần tuổi đến 1 tuổi. Liệu trình sử dụng này có thể thay đổi tùy vào tình trạng sức khỏe của các bé. Tuy nhiên thông thường bé sẽ được bổ sung sắt ít nhất là từ 2-3 tháng.

Áp dụng cách bổ sung hợp lý

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ hấp thụ sắt qua 3 con đường chính là sữa mẹ, thức ăn và thực phẩm chức năng. Trong đó sữa mẹ sẽ đáp ứng đủ sắt cho bé trong 3 tháng đầu. Thức ăn sẽ cung cấp sắt từ giai đoạn 6 tháng tuổi. Với những bé nhiễm bệnh việc hấp thụ sắt từ thực phẩm là rất khó. Vì vậy sử dụng chế phẩm bổ sung là cách hiệu quả và tối ưu nhất. Tuy nhiên để việc làm này không gây dư thừa quá trình bổ sung mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Chỉ sổ sung sắt khi trẻ thiếu

Thông thường, trẻ dưới 3 tháng tuổi sinh đủ ngày đủ tháng khỏe mạnh ba mẹ không cần bổ sung sắt. Việc bổ sung chỉ thực sự cần khi có chỉ số đường huyết quá thấp hoặc các dấu hiệu xanh xao, còi cọc.

Trên đây là dấu hiệu thừa sắt ở trẻ sơ sinh và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng rằng với bài viết này mẹ sẽ biết cách chăm con và sử dụng vi chất sao cho hợp lý.

Tham khảo: cph, nih

https://www.chp.edu/our-services/transplant/liver/education/liver-disease-states/hemochromatosis
https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/7172/neonatal-hemochromatosis
Chia sẻ bài viết này