Nội dung chính

Khi nào cần bổ sung Sắt cho bé? Bổ sung trong bao lâu?

Sắt là vi chất dinh dưỡng không thể thiếu trong chặng đường phát triển của bé. Đối với từng giai đoạn, nhu cầu sử dụng và cách bổ sung sắt sẽ có sự khác nhau. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề khi nào cần bổ sung sắt cho bé, bổ sung trong bao lâu?

Sắt có vai trò gì với sự phát triển của bé?

Nếu cơ thể bé là một ngôi nhà thì sắt chính là chiếc xe vận chuyển oxy và dinh dưỡng đi nuôi toàn bộ ngôi nhà đó. Đây là hoạt chất thiết yếu, có vai trò kích kích sự tăng trưởng ở trẻ nhỏ.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, cơ thể bé cần một lượng lớn sắt , gấp 9 lần người trưởng thành nếu tính theo trọng lượng cơ thể. Hoạt chất này tham gia vào việc tái tạo hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào. Nếu thiếu sắt, cơ bắp, mô, tế bào của bé đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến thể lực và trí tuệ suy giảm.

Thiếu sắt còn là nguyên nhân khiến trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung, tinh thần và kết quả học tập suy giảm. Không chỉ thể, sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể như tiêu hóa khiến trẻ biếng ăn, khó nuốt, giảm hấp thụ; ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến trẻ mệt mỏi, cáu gắt,… Đặc biệt với vai trờ là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, thiếu sắt đồng nghĩa với việc trẻ sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như đau ốm, bệnh tật, viêm nhiễm,…

Sắt là vi chất quan trọng cần bổ sung thường xuyên
Sắt là vi chất quan trọng cần bổ sung thường xuyên

Trong độ tuổi bú mẹ, nếu được sinh đủ tháng trẻ sẽ có lượng sắt dự trữ dồi dào. Tuy nhiên, lượng sắt này theo thời gian sẽ giảm dần. Vì vậy việc bổ sung sắt cho bé là điều mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý.

Khi nào cần bổ sung sắt cho trẻ

Trước khi áp dụng phương pháp bổ sung sắt cho bé, mẹ nên nắm được thời điểm thích hợp để làm việc này. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được bổ sung sắt khi có dấu hiệu lâm sàng hoặc kết quả chẩn đoán sinh học. Cụ thể các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết tình trạng thiếu sắt ở trẻ nhỏ gồm:

  • Da xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc tái
  • Bé uể oải, thường xuyên kêu mệt
  • Bé chán ăn, ăn không ngon miệng, cân nặng chậm tăng
  • Bé hay bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu khi vận động
  • Tay chân lạnh, hơi thở nhanh
  • Bé không tập trung, ít đùa nghịch, hay buồn ngủ
  • Bé dễ mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm đường hô hấp, viêm phế quản,…
  • Trường hợp thiếu sắt nặng bé còn xuất hiện triệu chứng sưng phù bàn tay, bàn chân, tim đập nhanh, khó thở
  • Một số bé sẽ bị rối loạn hành vi, thích ăn đất sét hoặc sơn,…

bo sung sat cho be khi nao

Ngoài những dấu hiệu lâm sàng kể trên, tình trạng thiếu sắt ở bé còn được nhận biết thông qua xét nghiệm chỉ số sắt trong huyết thanh.  Nếu chỉ số này nhỏ hơn 50mcg / dL hoặc 9.0 -mcmol / L tức là trẻ đang thiếu hụt sắt nghiêm trọng.

Nên bổ sung sắt cho trẻ trong bao lâu?

Dù biết là quan trọng nhưng nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra lúng túng và không biết nên bổ sung sắt cho bé trong bao lâu thì dừng. Mẹ có thể tham khảo thông tin sau:

nen bo sung sat cho tre trong bao lau

Đối với trẻ sinh đủ tháng

Trẻ sinh đủ tháng đã có nguồn sắt dự trữ trong bụng mẹ. Do đó từ tháng thứ 4 trở đi bé mới cần tăng cường vi chất này. Thời gian bổ sung cho bé sẽ kéo từ tháng thứ 4 đến khi con ăn được 2 khẩu phần ăn/ ngày.

Đối với trẻ sinh thiếu tháng

Đối với trẻ sinh non, thiếu tháng mẹ nên bổ sung sắt cho bé từ 2 tuần tuổi cho đến khi bé ăn dặm (khoảng 1 năm tuổi). Đây là khoảng thời gian phù hợp để bổ sung vi chất, giúp con phát triển khỏe mạnh.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của các bé mà thời gian bổ sung sắt sẽ có sự khác biệt. Thông thường, câu trả lời tương đối cho vấn đề này là từ 2-3 tháng. Để chắc chắn hơn mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Cho trẻ uống sắt vào lúc nào là tốt nhất?

Khi nào trẻ cần bổ sung sắt và nên cho trẻ uống sắt khi nào là những câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để uống sắt là vào buổi sáng mỗi ngày. Sau khi trải qua giấc ngủ dài, hàm lượng canxi trong cơ thể đang ở mức thấp nhất, không có khả năng cạnh tranh. Việc sử dụng sắt vào lúc này sẽ giúp bé hấp thụ và chuyển hóa dễ dàng.

Mặt khác các chuyên gia cho biết, sắt thường hấp thụ tốt vào thời điểm đói bụng. Việc dùng sắt khi đang no, sẽ khiến lượng thức ăn làm giảm hiệu quả hấp thụ của vi chất. Do đó tốt nhất mẹ nên cho bé sử dụng sắt vào trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Những cách bổ sung sắt cho bé mẹ nào cũng nên ghi nhớ

Nên cho bé uống sắt vào lúc nào mẹ đã có được đáp án chi tiết. Dưới đây là những cách bổ sung giúp bé đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cho bé bú mẹ

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chủ yếu hấp thụ sắt từ sữa mẹ. Tuy nhiên trên thực tế lượng sắt trong sữa mẹ không nhiều, chỉ chiếm khoảng 0,3mg/ lít. Với trẻ sinh đủ tháng, có lượng sắt dự trữ trong cơ thể việc bú mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của bé trong 6 tháng đầu.

Nhưng với trẻ sinh non, thiếu tháng do hàm lượng sắt dự trữ trong cơ thể không có nên việc bú mẹ chỉ đáp ứng một lượng nhỏ nhu cầu sử dụng. Để sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng, cung cấp đủ sắt, giai đoạn này mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm như thịt bò, gan động vật, các loại hải sản, rau xanh. Có thể kết hợp thêm thực phẩm giàu vitamin C hoặc chế phẩm sắt tăng cường.

bo sung sat cho be khi nao
Sắt trong sữa mẹ giúp bé hấp thụ dễ dàng

Xây dựng chế độ ăn giàu sắt cho bé

Ở giai đoạn 6 tháng tuổi bé đã có thể hấp thụ sắt từ thực phẩm hàng ngày. Do đó mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.

Mẹ có thể sử dụng sắt từ động vật như thịt bò, thịt heo, thịt cừu, các loại hải sản gồm cá ngừ, tôm, cua, mực, hến; các loại gia cầm như gà, vịt, ngan, các loại nội tạng động vật. Kết hợp với sắt từ thực vật như cải bó xôi, bông cải xanh, các loại đậu và trái cây. Đồng thời tăng cường thêm vitamin C từ cam, quýt, táo bưởi,…

Lưu ý  trong hai loại sắt trên thì sắt động vật có khả năng chuyển hóa và hấp thụ tốt hơn. Do đó mẹ nên đan xen thực phẩm và cách chế biến, đảm bảo vừa giàu sắt, vừa cung cấp các vi chất dinh dưỡng khác cho bé. Hạn chế việc ăn chay hoặc đơn điệu quá mức.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ sung sắt

Ngoài việc bú mẹ và sử dụng thực phẩm giàu sắt bé còn có thể tăng cường dinh dưỡng bằng các chế phẩm bổ sung. Theo đó mẹ có thể lựa chọn viên nang, viên nén, siro, dung dịch với hàm lượng phù hợp. Kết hợp cùng lúc sắt với vitamin C sẽ giúp bé đạt được hiệu quả hấp thụ tốt hơn.

Mẹ có thể tham khảo sản phẩm TPBVSK Fitobimbi Ferro C. Đây là siro hỗ trợ bổ sung sắt, kẽm, vitamin C cho trẻ thiếu máu do thiếu sắt. Sản phẩm có chứa cùng lúc sắt và kẽm, không chỉ thế sắt trong TPBVSK Ferro C còn là sắt hữu cơ nên khi hấp thụ không gây táo bón, nóng trong. TPBVSK Ferro C được điều chế dưới dạng siro, không chứa gluten và lactose, an toàn với trẻ nhỏ. Đặc biệt với vị ngọt tự nhiên, hương thơm của táo, sản phẩm rất dễ sử dụng. Mẹ chỉ cần cho con dùng mỗi ngày từ 10-30ml, có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với đồ ăn đều được.

Siro bổ sung sắt cho trẻ từ 6 tháng
Siro hỗ trợ bổ sung sắt cho trẻ từ 6 tháng

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bé

Khi nào cần bổ sung sắt cho bé mẹ đã có câu trả lời chi tiết, tuy nhiên việc sử dụng này vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuân thủ tuyệt đối liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Cha mẹ không nên tự ý bổ sung cho bé khi không có kiến thức chuyên môn
  • Trường hợp trẻ có vấn đề về dạ dày mẹ nên cho bé dùng sắt vào bữa ăn để tránh kích ứng và gây đau
  • Một số loại thực phẩm có khả năng giảm hiệu quả hấp thu của sắt như cafe, nước có ga, sữa,… Vì vậy quá trình dùng sắt cần hạn chế sử dụng hoặc đảm bảo thời gian tối thiểu cách 2 tiếng đồ hồ
  • Không dùng sắt cùng canxi. Vì chúng có thể ức chế hiệu quả của nhau, khiến hiệu quả mất đi rất nhiều
  • Trường hợp dùng sắt có biểu hiện nôn, tiêu chảy, đau bụng kéo dài mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
  • Siro bổ sung sắt có khả năng gây xỉn màu răng do đó mẹ nên tập cho bé thói quen súc miệng sau khi uống

Khi nào cần bổ sung sắt cho bébổ sung sắt cho bé trong bao lâu là dừng bài viết này đã giải đáp chi tiết. Mong rằng với những thông tin mà Fitobimbi cung cấp mẹ sẽ có thêm kiến thức trong hành trình chăm con.

Nguồn tham khảo: cdc, caringforkids

https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/iron.html
https://caringforkids.cps.ca/handouts/pregnancy-and-babies/iron_needs_of_babies_and_children