Cắn móng tay là thói quen của trẻ nhỏ. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng đó lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vi chất. Vậy trẻ cắn móng tay thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời rõ nhất.
Tham khảo thêm:
Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ cắn móng tay, trong đó dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể những vi chất có thể gây ra hiện tượng cắn móng tay ở trẻ nhỏ khi thiếu hụt gồm:
1. Thiếu hụt sắt
Sắt là đáp án đầu tiên của câu hỏi trẻ cắn móng tay thiếu chất gì? Theo các chuyên gia, ngoài nhiệm vụ tái tạo huyết sắc tố, cung cấp oxy cho tế bào, sắt còn là vi chất cần thiết giúp móng chắc khỏe. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng sắc tố trong máu bị sụt giảm, móng sẽ trở nên giòn, khô, dễ gãy. Trường hợp nặng trẻ có thể bị móng hình thìa, gây khó khăn cho việc học tập và lao động. Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu sắt ngoài cắn móng tay còn có da xanh xao, nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, hay đổ mồ hôi.
2. Thiếu Canxi
Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì? Đáp án mẹ không nên bỏ qua chính là Canxi. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên răng và móng. Việc thiếu Canxi sẽ khiến móng tay trở nên mềm yếu, dễ gãy, kích thích trẻ cắn hơn.
Bên cạnh đó, Canxi cũng rất cần cho hoạt động của hệ thần kinh. Nó không những giúp điều hòa tim mạch, chuyển hóa tế bào mà còn đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái. Khi thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh sẽ bị cản trở, trẻ trở nên kích động, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược. Lúc này cắn móng tay là khuynh hướng tự nhiên giúp con giải tỏa căng thẳng.
Mẹ có thể nhận biết tình trạng thiếu Canxi của trẻ thông qua các triệu chứng như: chuột rút, khó ngủ, da khô, răng mọc chậm, móng tay yếu,…
3. Thiếu Vitamin D
Vitamin D cũng là đáp án của câu hỏi trẻ cắn móng tay thiếu chất gì. Lý do là bởi hoạt chất này có mối liên hệ mật thiết với Canxi. Thiếu vitamin D cơ thể sẽ giảm hấp thụ Canxi. Không chỉ thế nó còn gây ra tình trạng lấy ngược Canxi từ móng phục vụ các tế bào trong cơ thể. Lâu ngày khiến móng trở nên mềm yếu và biến dạng. Đó cũng là lý do vì sao trẻ thích cắn móng tay khi thiếu hoạt chất này.
Ngoài ra, việc thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ bị trầm cảm, cáu gắt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé vò đầu, bứt tóc, cắn móng tay,… Các dấu hiệu để nhận biết trẻ đang thiếu vitamin D gồm cơ thể mệt mỏi, hay trầm cảm, đau cơ, xương khớp yếu,…
>>> Xem thêm: Tại sao thiếu iốt trẻ thường chậm lớn, trí tuệ thấp?
Ngoài thiếu chất, lý do gì khiến trẻ thích cắn móng tay?
Ngoài thiếu chất thì khuynh hướng cắn móng tay ở trẻ còn hình thành do những lý do sau:
- An ủi: Đưa tay lên miệng cắn là phản xạ tự nhiên của nhiều em bé. Hành động này giúp mang lại cảm giác an toàn và thoải mái hơn
- Nhàm chán: Cũng là lý do khiến trẻ cắn móng tay. Bạn có thể nhận thấy thói quen này khi con ngồi xem phim hoặc nghe giảng trong lớp
- Di truyền: Số liệu thống kê cho thấy bố, mẹ cắn móng tay thì khả năng di truyền sang con là rất lớn
- Bắt chước người khác: Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước hành động của người lớn. Vì vậy nếu trong gia đình các thành viên khác có thói quen này trẻ sẽ nhanh chóng học tập
- Căng thẳng: Khi gặp tình huống căng thẳng hoặc khó chịu trẻ sẽ có thói quen cắn móng tay. Làm vậy giúp trẻ che giấu cảm xúc tốt nhất. Những yếu tố khiến con căng thẳng gồm: Cha mẹ ly hôn, mâu thuẫn gia đình, bị phạt hoặc la mắng,…
Hậu quả khi trẻ cắn móng tay
Cắn móng tay tưởng chừng là thói quen vô hại nhưng nó lại tiềm ẩn rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những hậu quả thường gặp khi con bạn cắn móng tay quá nhiều:
- Móng tay biến dạng: Cắn móng tay sẽ làm hỏng vùng da xung quanh, cản trở quá trình sinh sản móng. Từ đó khiến móng không mọc đều, mọc lệch và dễ gãy
- Nhiễm trùng móng: Trẻ cắn móng tay thường có nguy cơ bị bệnh viêm mé. Lý do là bởi khi có ngoại lực tác động móng sẽ bị xước, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập
- Gây các bệnh về răng, miệng: Móng tay là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Do đó, khi trẻ đưa vào miệng vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra nướu răng, hôi miệng
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa: Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào khoang miệng sẽ tìm cách di chuyển xuống ruột. Tại đây chúng sẽ gây ra các bệnh nhiễm trùng khiến trẻ tiêu chảy, đau bụng, co thắt,…
- Suy giảm chất lượng sống: Trẻ cắn móng tay thường trong trạng thái căng thẳng. Vì vậy so với những trẻ bình thường, bé sẽ không tập trung vào công việc và học tập
Cách khắc phục như thế nào?
La mắng, quát nạt là cách mà nhiều ông bố, bà mẹ lựa chọn khi con cắn móng tay. Tuy nhiên phương pháp này chỉ đem đến cảm xúc tiêu cực và khiến trẻ thu mình hơn. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp mẹ khắc phục tình trạng trẻ cắn móng tay tại nhà.
Bổ sung vi chất thiếu hụt
Trẻ cắn móng tay một phần do thiếu dinh dưỡng. Do đó mẹ cần bổ sung cho con những vi chất đang thiếu hụt. Cụ thể:
- Bổ sung sắt: Sắt có nhiều trong các loại rau xanh, gan động vật, trứng, hạt óc chó,…. Tuy nhiên theo các chuyên gia sắt trong hải sản là loại dễ hấp thụ vì vậy mẹ nên tăng cường bổ sung cho con
- Bổ sung Canxi: Mỗi ngày trẻ cần 210-1300mg Canxi do đó mẹ cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài việc bổ sung qua các loại thực phẩm như trứng, sữa, hải sản, rau xanh, mẹ cũng có thể cho con dùng viên uống Canxi tổng hợp. Đồng thời kết hợp bổ sung Canxi với vitamin D để đạt được kết quả tốt nhất
- Bổ sung vitamin D: Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì, đáp án không thể bỏ qua chính là vitamin D. Do đó để cải thiện tình trạng này mẹ cần cho con sử dụng các loại thực phẩm như cá ngừ, phô mai, ngũ cốc, trứng, sữa,… Ngoài ra mẹ cũng có thể cho con tắm nắng hoặc sử dụng sữa mẹ. Đây là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào
Ngăn trẻ cắn móng tay
Ngoài dinh dưỡng mẹ cũng có thể ngăn chặn tình trạng con cắn móng tay bằng những cách sau:
- Cắt móng tay cho trẻ: Cắt móng tay là cách đơn giản nhất để ngăn trẻ không cắn móng tay. Ngoài ra cách làm này cũng giúp loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm
- Đeo găng tay: Sử dụng găng tay sẽ giúp giảm thiểu tình trạng trẻ đưa móng lên miệng. Tuy nhiên việc làm này chỉ là tạm thời, hiệu quả trong thời gian rất ngắn
- Tạo vị đắng: Mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc có công dụng ngăn trẻ cắn móng tay, giúp con từ bỏ thói quen xấu này. Đối với những bé gái thích làm điệu thì việc sơn móng tay sẽ giúp hạn chế cắn móng do sợ mất đẹp
- Tạo thú vui cho trẻ: Hãy thử đánh lạc hướng chú ý của trẻ bằng những trò yêu thích như gấu bông, siêu nhân,… Đồng thời hạn chế la mắng, đánh đập vì điều này sẽ khiến con bất an, triệu chứng càng nặng
- Khích lệ trẻ: Mẹ có thể tặng cho con phần thưởng là một món đồ chơi yêu thích nếu con từ bỏ thói quen này. Từ đó giúp khích lệ trẻ và tạo sự thu hút mới
Trẻ cắn móng tay thiếu chất gì, cách khắc phục ra sao bài viết trên đã giải đáp chi tiết. Hy vọng với thông tin này mẹ sẽ biết cách xây dựng dinh dưỡng và chăm sóc con hiệu quả.