Nội dung chính

Trẻ mấy tháng biết nói? – Cột mốc Cha Mẹ luôn ngóng chờ!

Nói – là cột mốc phát triển của trẻ mà bố mẹ nào cũng muốn chứng kiến thật sớm. Vậy trẻ mấy tháng biết nói? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhé!

??? Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua từng giai đoạn

Trẻ mấy tháng biết nói? - Cột mốc cha mẹ luôn ngóng chờ
Trẻ mấy tháng biết nói? – Cột mốc cha mẹ luôn ngóng chờ

Trẻ mấy tháng biết nói?

Trẻ mấy tháng biết nói là quan tâm của rất nhiều phụ huynh. Trên thực tế, khả năng nói và các mốc phát triển ngôn ngữ xảy ra ở những thời điểm khác nhau ở mỗi trẻ. Tức là con bạn sẽ tiến bộ sẽ tốc độ riêng của chúng.

Tuy nhiên, thông thường, một đứa trẻ sẽ nói được những từ đầu tiên khi vừa tròn 1 tuổi. Sau đó, trong năm thứ hai của bé, vốn từ vựng của bé sẽ được mở rộng từ từ. Vào cuối năm thứ hai này, nhiều (nhưng không phải tất cả) trẻ sơ sinh có thể nói hàng chục từ và ghép hai từ lại với nhau để tạo thành một câu.

??? “Mách nước” cho mẹ cách dạy trẻ tập nói hiệu quả

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ trải qua những giai đoạn sau:

Trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tháng tuổi

Khi em bé của bạn được ít nhất 1 tháng tuổi, chúng có thể nhận ra giọng nói của cha mẹ. Mỉm cười và cười toe toét khi bé nhìn thấy khuôn mặt khuôn mặt của bạn. Đây là cách bé tương tác với bạn khi nhận ra nét mặt và âm thanh quen thuộc.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi
Khả năng ngôn ngữ của trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Khoảng 2 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu thủ thỉ và tạo ra những âm thanh như “ah-ah-ah” hoặc “ooh-ooh-ooh.” Hãy tương tác với trẻ bằng cách bắt chước những âm thanh này. Đồng thời nói chuyện với trẻ với ngôn từ đơn giản. Bởi điều này sẽ thu hút con bạn vào “cuộc trò chuyện” hai chiều.

Trẻ sơ sinh từ 4 – 7 tháng tuổi

Tại thời điểm này, em bé sẽ thường xuyên “bập bẹ” – ngôn ngữ giao tiếp riêng của chúng. Ngoài ra, trong giai đoạn này, bé còn có thể phát ra những âm thanh như “bah-bah” hoặc “muh-muh”.

Trẻ cũng học từ giọng nói bạn khi bạn cho trẻ ăn, thay đổi hoặc ngồi xe đẩy,… Có thể bố mẹ sẽ phải mất hơn 1 năm để có thể hiểu được tiếng bi bô của bé. Nhưng có thể bé sẽ hiểu rất rõ những gì bạn nói với bé trước bé nói những lời đầu tiên.

Xem nhiều hơn:

Trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi

Những tiếng kêu la, o oe của bé có thể bắt đầu được thay thế bằng các âm tiết như ba, da, ga, ma,… Đến thời điểm này, bé có thể hiểu bạn đang nghĩ gì. Mặc bé không giao tiếp được nhiều hơn một vài từ.

Một số trẻ sẽ có vốn từ vựng khoảng 2 – 3 từ tròn 1 tuổi. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sẽ nói những thứ vô nghĩa nhưng giống với ngôn ngữ có thể hiểu được.

Trẻ 1 tuổi đã có thể nói được những từ đầu tiên
Trẻ 1 tuổi đã có thể nói được những từ đầu tiên

Trẻ từ 13 – 24 tháng

Ở thời điểm này, con bạn sẽ hiểu rất tốt về ngôn ngữ. Chẳng hạn, trẻ sẽ biết “ngủ” là gì, biết nói “tạm biệt”,… Đó là lý do vì sao bạn nên trò chuyện với trẻ nhiều hơn thông qua những câu chuyện, chủ đề về cuộc sống hằng ngày.

Trong giai đoạn này, con bạn sẽ trở nên phản ứng nhanh hơn với các chỉ dẫn và yêu cầu từ phía bạn. Thậm chí trẻ còn có thể nói một số câu ngắn bao gồm 2 – 3 từ nối lại với nhau. Chẳng hạn như “con uống sữa”.

Bạn không cần nói nhại bằng giọng của trẻ nữa. Hãy sử dụng giọng nói bình thường của người lớn để trẻ bắt chước bạn.

Trẻ từ 36 tháng

Kho từ vựng của trẻ lên 3 tuổi đã tích lũy được đáng kể. Lúc này, bé bắt đầu biết ghép nối từ và nói được những câu dài hơn. Trẻ cũng thường xuyên đặt câu hỏi về những thắc mắc của mình. Đôi lúc bố mẹ sẽ cảm thấy “đau đầu” khi con liên tục “luyên thuyên” đó!

Đây là giai đoạn bùng nổ ngôn từ ở trẻ
Đây là giai đoạn bùng nổ ngôn từ ở trẻ

??? Bố mẹ có bao giờ thắc mắc: Vì sao bé trai chậm nói hơn bé gái?

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ nhanh biết nói?

Ngoài việc thắc mắc “trẻ mấy tháng biết nói”, rất nhiều phụ huynh cũng rất nóng lòng muốn con sớm biết nói. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn “bắt chuyện” với trẻ để kích thích khả năng ngôn ngữ.

Trò chuyện

Cách giúp trẻ nhanh biết nói đơn giản chỉ là thường xuyên nói chuyện, tương tác với bé. Thông qua điều này, bé sẽ bắt chước được tông giọng và học được nhiều từ vựng mới. Mẹ có thể nói cho bé nghe về công việc bạn đã trải qua ngày hôm nay. Hoặc gọi tên những món đồ vật trong ngôi nhà cho bé,… Ngay cả khi những gì bạn nói có vẻ ngớ ngẩn và cũng chưa chắc bé đã hiểu. Tin tôi đi, không có cách nào hiệu quả bằng phương pháp này để giúp bé sớm nói chuyện đâu!

Nói những điều trẻ quan tâm

Hãy thường xuyên quan sát để biết trẻ đang quan tâm điều gì. Từ đó hãy nói chuyện về nó. Chẳng hạn, nếu con bạn đang nhìn chằm chằm vào một con chó và nói lảm nhảm. Hãy bắt đầu nói chuyện với trẻ từ chủ đề này, gọi tên và chỉ vào con chó để bé nhận biết.

Nói về chủ đề trẻ quan tâm
Nói về chủ đề trẻ quan tâm

Tập trung vào thói quen hàng ngày

Các hoạt động hàng ngày như giờ tắm, giờ ăn và giờ thay tã là những cơ hội lý tưởng để trò chuyện cùng bé mỗi ngày. Trong thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu học các từ và cụm từ chính và liên kết chúng với hoạt động.

“Nói thay trẻ”

Để giúp bé hình thành kỹ năng ngôn ngữ, hãy nói những câu ngắn, chậm và cho bé cơ hội thử lặp lại những gì bạn đang nói khi đã sẵn sàng. Giúp bé nhận biết các đồ vật và từ ngữ thông qua chơi.

Ví dụ: “Đây là quả bóng của bạn. Hãy giấu quả bóng đi ”. Nếu con bạn đang chỉ vào một quả bóng, bạn có thể hỏi, “Con có muốn quả bóng của mình không?”. Nói thành câu đầy đủ không chỉ giúp bạn xác nhận và hiểu những gì con bạn đang cố gắng nói mà còn giúp trẻ hiểu cấu trúc câu.

Trên đây là giải đáp trẻ mấy tháng biết nói và cách giúp trẻ nhanh nói chuyện. Mong rằng những thông tin này thực sự hữu ích với phụ huynh. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Chia sẻ bài viết này