Nội dung chính

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân: Nguyên nhân và cách xử lý

Các mẹ có con biếng ăn luôn phải lo lắng vấn đề cân nặng. Thế nhưng, ngay cả những bé ăn nhiều, vẫn khiến không ít mẹ bỉm “vò đầu bứt tóc” vì kém hấp thu và chậm tăng cân. Dưới đây là những nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân.

✔️✔️✔️ Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Gợi ý thực đơn đúng chuẩn

Chế độ dinh dưỡng để trẻ đạt cân chuẩn theo khuyến cáo

Tại sao bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân? Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia cho biết, việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, phù hợp với từng lứa tuổi là điều cốt lõi giúp bé phát triển tối ưu cả về chiều cao, cân nặng, trí não. Cụ thể:

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Sữa mẹ và sữa công thức là nguồn dinh dưỡng quan trọng. Do đó nếu trẻ bú mẹ, chế độ ăn uống hàng ngày cần phải đảm bảo 4 nhóm chất như đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Với trẻ bú sữa công thức mẹ nên lựa chọn những thương hiệu lớn, phù hợp với tuổi của con.

Đồng thời, cho bé bú đúng cữ và lượng theo từng độ tuổi. Ở trẻ mới sinh, mỗi ngày mẹ nên cho bú 6-7 cữ, tổng lượng sữa khoảng 30-60ml/ ngày. Với trẻ từ 2-6 tháng tuổi, mỗi ngày nên bú 4-5 cữ, tổng lượng sữa khoảng 400-900ml/ngày.

Sữa là thức ăn chủ yếu với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Sữa là thức ăn chủ yếu với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Trẻ trên 6 tháng

Với trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm làm thế nào để cải thiện tình trạng bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Theo chuyên gia, lúc này dù sữa vẫn là nguồn thức ăn chính nhưng mẹ cũng cần chú trọng chế độ ăn dặm hàng ngày để bổ sung thêm vitamin và các dưỡng chất thiết yếu.

Theo đó, chế độ ăn dặm của trẻ từ 6 tháng tuổi cần phải cân đối 4 nhóm thực phẩm là:

  • Chất đạm từ thịt heo, bò, gà, cá, trứng
  • Tinh bột từ yến mạch, khoai tây, gạo tẻ
  • Chất béo từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật
  • Vitamin và khoáng chất từ rau xanh, xoài chín, đu đủ, chuối tiêu,…

Bên cạnh đó, để bé hấp thụ dưỡng chất có trong thực phẩm, thời gian đầu mẹ nên cho bé ăn dặm 1-2 bữa cháo hoặc bột/ ngày. Sau đó tăng dần lên 3-4 bữa, bú khoảng 4-5 cữ sữa/ ngày. Đảm bảo tuân thủ giờ giấc, không để trẻ bỏ bữa, ăn vặt trước giờ.

Lý do tại sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân?

Trẻ ăn tốt nhưng vẫn chậm lớn có thể là do những lý do sau.

Bé ăn nhiều nhưng chưa đủ

Bố mẹ vẫn luôn cho rằng trẻ ăn nhiều và đủ các bữa sẽ tăng cân tốt. Thế nhưng thực tế nếu các bữa ăn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể bé khó có thể tăng cân. Theo chuyên gia, lượng thức ăn mỗi bữa và số bữa ăn cần phải điều chỉnh, tăng lên dựa trên quá trình phát triển của bé cũng như dung tích dạ dày. Càng lớn, nhu cầu năng lượng của trẻ càng tăng. Vì thế số lượng thức ăn cần phải tăng lên mỗi ngày đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con.

Nhiều về lượng nhưng không đủ về chất

Các chuyên gia cho biết, để cung cấp dinh dưỡng cần thiết, mỗi người cần phải ăn khoảng 15-20 thực phẩm khác nhau mỗi ngày. Thế nhưng, rất nhiều cha mẹ cho con ăn theo sở thích, khẩu vị chứ không đáp ứng được tính đa dạng trong khẩu phần ăn. Điều này dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, nhất là chất béo và vitamin gây ra tình trạng ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Khẩu phần ăn mất cân đối

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể do chế độ ăn bị mất cân bằng. Theo chuyên gia, bố mẹ hay có tâm lý nhồi nhét cho con nhiều một món hoặc một chất. Điều này dẫn đến bé bị quen dạ, ăn nhiều và thích món ăn giàu tinh bột, chất béo như thịt, cá, trứng, sữa. Tuy nhiên thực tế, chất đạm chỉ cung cấp khoảng 13-20% nhu cầu năng lượng bé cần. Một chế độ ăn giàu đạm có thể làm tăng gánh nặng cho thận và gan, dẫn đến dinh dưỡng bị mất cân bằng, bé ăn được nhưng không tăng cân.

Mất cân đối giữa nhóm chất khiến bé không tăng cân
Mất cân đối giữa nhóm chất khiến bé không tăng cân

Mẹ ép bé ăn quá nhu cầu

Tâm lý chung của nhiều ông bố bà mẹ là con ăn được càng nhiều càng tốt. Điều này sẽ giúp tăng cân hiệu quả. Nhưng đây thực chất lại là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Việc cho trẻ ăn quá nhu cầu cần thiết không những khiến cho cơ thể không hấp thụ chất mà còn sinh ra đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa. Thế nên, bé ăn nhiều nhưng không tăng cân cũng là điều rất dễ hiểu.

Bố mẹ cần phải hiểu rằng, ở mỗi độ tuổi nhu cầu dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thụ thức ăn của  trẻ khác nhau. Do đó để đảm bảo bé phát triển cả về trí não, cân nặng, chiều cao thì hãy đảm bảo cho con ăn đúng và đủ.

Do chế biến sai khiến món ăn mất chất

Một vài sai lầm trong cách chế biến cũng là nguyên nhân khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Cụ thể:

  • Do tính chất công việc bận rộn, nên nhiều mẹ bỉm hay có thói quen dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh lâu. Điều này đã khiến cho chất dinh dưỡng bị mất, thực phẩm không còn tươi ngon
  • Ngoài ra, thói quen hâm đi hâm lại thức ăn cũng khiến cho lượng dinh dưỡng bị mất, thức ăn có mùi khó chịu, làm tăng nguy cơ tiêu chảy, dẫn đến bé không tăng cân

Bữa ăn thất thường

Để tiết kiệm thời gian đôi khi mẹ bỉm cho  bé ăn nhiều một bữa thay vì chia nhỏ thành từng khẩu phần. Chưa kể, nhịp độ giữa các bữa ăn không đều, giờ giấc sai lệch, lúc muộn, lúc sớm khiến cho tiêu hóa của con ảnh hưởng. Hệ quả là trẻ kém hấp thu dinh dưỡng và chậm tăng cân.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 18

Bé ăn được nhưng tăng cân chậm là bị bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên thì trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cần còn do một số bệnh lý như:

Bé bị mắc bệnh nhiễm giun, sán

Giun sán có thể lây nhiễm qua đường ăn uống do thức ăn không sạch hoặc chưa nấu chín. Khi nhiễm giun sán bé thường gầy gò, ốm yếu và chậm tăng cân. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể nhận thấy dấu hiệu đau bụng thường xuyên, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng.

Theo các chuyên gia, khi bị giun sán kí sinh chúng sẽ hút hết những chất dinh dưỡng hàng ngày. Do đó đây là một trong những nguyên nhân  khiến trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Thông thường bé từ 2 tuổi trở lên mới được tẩy giun. Tuy nhiên trong những trường hợp bị suy dinh dưỡng bố mẹ có thể tẩy sớm khi được sự cho phép của bác sĩ y khoa.

Giun sán là tác nhân khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân
Giun sán là tác nhân khiến trẻ ăn nhiều không tăng cân

Hệ tiêu hóa rối loạn

Việc mắc bệnh lý ở hệ tiêu hóa như trào ngược, tiêu chảy, táo bón, bất dung nạp thức ăn, kém hấp thu có thể khiến bé ăn được nhưng không tăng cân. Lý do là bởi lúc này cơ thể không có khả năng hấp thụ, tiêu hóa được lượng thức ăn “khổng lồ” nạp vào dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng này kéo dài bé sẽ có thể còi cọc, chậm lớn, thậm chí là suy dinh dưỡng.

Loạn khuẩn đường ruột

Hệ thống tiêu hóa của trẻ luôn tồn tại song song lợi và hại khuẩn. Khi lượng lợi khuẩn yếu đi, hại khuẩn tấn công và gây rối loạn đường ruột, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng tại ruột non. Đây là lý do vì sao bé ăn nhiều nhưng không tăng cân.

Mẹo hay để bé ít tăng cân đều, mẹ bớt lo

Nếu bé ăn nhiều nhưng không tăng cân mẹ bỉm có thể áp dụng một trong những cách dưới đây. Cụ thể:

Cải thiện bữa ăn cho bé

Một chế độ ăn giàu chất sẽ giúp các bé tăng cân hiệu quả. Do đó bố mẹ cần phải chú ý đến việc xây dựng thực đơn, sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm chính là chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin. Ngoài ra cần phải đa dạng thực phẩm, bổ sung chất béo để giúp cơ thể hấp thụ và trao đổi chất tốt hơn.

Chế biến thức ăn đúng cách

Để hạn chế tình trạng bé ăn được nhưng chậm tăng cân, ngoài việc cân bằng dinh dưỡng mẹ nên thay đổi cách thức chế biến của mình. 

Việc sử dụng nguồn thực phẩm kém chất lượng, bị nhiễm khuẩn hay không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột hoặc là tiêu chảy. Vì vậy bố mẹ hãy chọn  nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo tươi ngon. Đồng thời chú ý chế biến vệ sinh, đảm bảo độ chín và không cho bé ăn thực phẩm cũ.

Ngoài ra để phòng tránh các bệnh về đường ruột mẹ nên chú ý vệ sinh thân thể và tập cho bé thói quen rửa tay trước ăn.

Hạn chế cho bé ăn vặt

Ăn nhiều, ngủ tốt nhưng không tăng cân có thể là do con đã ăn vặt quá nhiều. Do đó để bé phát triển tối ưu bố mẹ cần phải cắt giảm những món ăn vặt giữa các bữa ăn. Điều này chẳng những giúp bé tập trung vào bữa chính mà còn hấp thụ, chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn.

Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là thực phẩm có thể cung cấp các loại dưỡng chất như protein, vitamin B, D, E cùng các yếu tố vi lượng, chất khoáng. Do đó bố mẹ hãy năng bổ sung thêm sữa vào trong thực đơn của bé. Điều này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ các bé hấp thụ thực phẩm dễ dàng. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé uống từ 600-800ml sữa, áp dụng vào các bữa phụ trong ngày.

Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ

Chế độ ăn nghèo chất xơ chính là nguyên nhân khiến bé ăn nhiều mà không tăng cân. Theo các chuyên gia, ngoài việc cung cấp vitamin và khoáng chất, nhóm thực phẩm này còn có vai trò làm tăng nhu động ruột, ngăn ngừa, điều trị táo bón, đầy hơi. Do đó bố mẹ cần phải tăng cường sử dụng để bé có thể hấp thụ dinh dưỡng được tốt. Có thể tham khảo các loại trái cây, ngũ cốc, rau, củ trong các bữa ăn của bé.

Cho bé ăn nhiều chất xơ để cải thiện cân nặng
Cho bé ăn nhiều chất xơ để cải thiện cân nặng

Bổ sung nước

Nước có vai trò duy trì quá trình trao đổi, cung cấp dinh dưỡng ở trong cơ thể. Không chỉ thế nó còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi. Vì vậy để bé tăng cân đều mẹ hãy động viên uống nước và vận động cơ thể mỗi ngày.

Tránh thực phẩm khó tiêu và dị ứng

Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu vì vậy bố mẹ cần phải lưu ý khi chọn thực phẩm. Tốt nhất là hãy ưu tiên đồ ăn dễ tiêu, lành tính, hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc những thực phẩm có khả năng gây dị ứng, ảnh hưởng đến việc hấp thu.

Cho bé đi khám và tẩy giun định kỳ

Để con ăn ít mà tăng cân đều mẹ nên tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra để nắm rõ tình trạng sức khỏe của bé cũng như can thiệp kịp thời bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về chế độ ăn. Điều này sẽ giúp cải thiện cân nặng, tầm vóc cũng như trí não trong tương lai.

Bé ăn nhiều nhưng không tăng cân có thể là do nhiều lý do khác nhau. Hy vọng với những biện pháp mà Fitobimbi gợi ý, mẹ bỉm có thể cải thiện phần nào vấn đề cân nặng cho con. Trường hợp trẻ chậm tăng cân trong vòng 2-3 tháng mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này