Nội dung chính

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Gợi ý thực đơn đúng chuẩn

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì là nỗi băn khoăn của các mẹ bỉm. Dưới đây Fitobimbi sẽ gợi ý mẹ cách lên thực đơn và những món ăn giúp bé tăng cân nhanh, đều.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo WHO

Tiêu chí nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không?

Cách đơn giản nhất để biết trẻ có phát triển bình thường hay không là dựa vào bảng chỉ số cân nặng, chiều cao của WHO. Theo các chuyên gia, nếu đường biểu diễn đi lên hoặc trong giới hạn có nghĩa là trẻ vẫn đang phát triển bình thường. Nếu nằm ngang là mức đe dọa và đi xuống tức là trong sự báo động nguy hiểm. Cụ thể cân nặng của trẻ sẽ có những thay đổi sau:

Đường cong tăng trưởng của trẻ
Đường cong tăng trưởng của trẻ
  • Lúc mới sinh, trung bình cân nặng sẽ là 3kg. Nếu trẻ sinh đủ tháng mà cân nặng dưới 2.5 có nghĩa là bị suy dinh dưỡng bào thai
  • Trong 3 tháng đầu, trẻ sẽ phát triển rất nhanh, có thể tăng từ 1-2 kg/ tháng. 3 tháng tiếp theo cân nặng tăng khoảng 500-600g. Trung bình kể từ khi sinh đến lúc được 5 tháng tuổi cân nặng của bé sẽ tăng gấp đôi và gấp 3 lần vào khi được 12 tháng
  • 6 tháng sau của năm đầu tiên, mỗi tháng trẻ sẽ chỉ tăng khoảng 200-500g. Từ lúc 2-10 tuổi, mỗi năm con tăng khoảng 2-3 kg

Giống như cân nặng, chiều cao của trẻ trong những năm đầu cũng có sự thay đổi rõ.

  • Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50cm
  • Trong 3 tháng đầu, bé tăng 3-4cm/ tháng, từ tháng thứ 4-tháng thứ 6 con tăng khoảng 2-2,5cm/ tháng, tháng thứ 7-9 tăng 2cm, tháng 10-12 tăng 1-1.5cm
  • Đến khi được tròn 1 tuổi, chiều cao của bé có thể tăng gấp 1.5 lần lúc sinh
  • Sau đó trung bình mỗi năm con tăng thêm khoảng 5-7cm

Nếu chỉ số cân nặng, chiều cao của bé không đạt trong mức giới hạn như trên thì rất có thể bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ

Trước khi tìm hiểu vấn đề trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì mẹ nên nắm được nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến cân nặng, chiều cao của trẻ không đạt tiêu chuẩn. Cụ thể:

  • Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp, không đủ số lượng cũng như chất lượng bữa ăn là nguyên nhân chính khiến con bị suy dinh dưỡng
  • Do ốm đau kéo dài: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa có thể cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, gây suy dinh dưỡng
  • Do thể trạng dị tật: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc mắc dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch có thể bị suy dinh dưỡng. Do cơ thể không có khả năng hấp thụ, chuyển hóa thực phẩm giàu đạm thành năng lượng
  • Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng chính là một trong những bệnh của sự nghèo nàn, lạc hậu. Nó có liên hệ mật thiết với kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là tình trạng thường gặp ở các nước đang phát triển

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng

Để biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không ngoài việc dựa vào cân nặng, chiều cao mẹ có thể quan sát những dấu hiệu sau:

  • Không lên cân hoặc bị giảm cân
  • Mỡ ở cánh tay bị teo, thịt nhão
  • Lớp mỡ ở dưới da bụng bị teo và mất
  • Da xanh, tóc thưa và gãy rụng nhiều
  • Trẻ hay rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống hoặc hay ỉa chảy
  • Một số trường hợp đặc biệt, bé có thể phù hoặc teo đét, thậm chí xuất hiện tình trạng quáng gà, khô giác mạc
Trẻ suy dinh dưỡng còi cọc, chậm lớn
Trẻ suy dinh dưỡng còi cọc, chậm lớn

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì?

Trẻ suy dinh dưỡng khiến các mẹ bỉm lo lắng khôn nguôi. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tình trạng này có thể khắc phục dựa vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Dưới đây là những vi chất cần thiết cho bé trong giai đoạn này.

  • Sắt: Là vi chất cần thiết để tạo hemoglobin, giúp cho tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Thiếu sắt có thể khiến cho cơ thể của bé mệt mỏi, xanh xao, hoa mắt, chóng mặt và kém hấp thu dinh dưỡng
  • Vitamin A: Đây là hoạt chất cần cho quá trình tăng trưởng cũng như củng hộ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng. Khi thiếu vitamin A, trẻ nhỏ có thể đối mặt với các nguy cơ như quáng gà, khô mắt, mù lòa thậm chí là các bệnh nhiễm trùng về da
  • Vitamin D: Có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi, phospho, hình thành và giúp cho xương chắc khỏe để bé phát triển chiều cao tối ưu
  • Vitamin E: Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ thế vi chất này còn có khả năng giữ cho mạch máu giãn nở đủ rộng, bảo vệ sự lưu thông máu
  • Vitamin B: Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì đáp án không thể bỏ qua là vitamin B, đặc biệt là nhóm B6, B12. Theo các chuyên gia Vitamin B có tác dụng hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon và tăng cân đều
  • Kẽm: Cũng là vi chất mà trẻ bị suy dinh dưỡng cần phải bổ sung. Lý do là bởi hoạt chất này có khả năng kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon, hấp thụ dinh dưỡng

Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung cho bé  iốt, selen, Lysine,….

Top 6 thực phẩm tốt cho trẻ suy dinh dưỡng

Để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển tốt hơn mẹ bỉm có thể bỏ túi một vài thực phẩm dưới đây.

Thịt và hải sản

Các loại thịt, cá, hải sản là thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng mà mẹ bỉm không thể bỏ qua. Chúng có chứa một lượng lớn vitamin B12, hỗ trợ quá trình hấp thụ, chuyển hóa năng lượng. Theo đó mẹ có thể dùng cá mòi, cá thu, sữa bò, lòng đỏ trứng hoặc sữa đậu nành để bé tăng cân.

Trái cây, rau quả

Cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ đang chậm tăng cân. Việc ăn các loại rau xanh, trái cây sẽ giúp bé được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tốt cho quá trình phát triển toàn diện cũng như phòng ngừa nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Theo khuyến cáo, trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung khoảng 5 phần trái cây, rau củ trong chế độ ăn. Có thể chọn loại nhiều màu để cải thiện hương vị và giúp bữa ăn bắt mắt.

Tăng cường rau xanh, hoa quả cho trẻ
Tăng cường rau xanh, hoa quả cho trẻ

Thực phẩm giàu protein

Nói đến thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng không thể không nhắc đến thực phẩm giàu protein. Đây là dinh dưỡng quan trọng cho các tế bào. Ngoài việc cân bằng nồng độ pH trong máu, giúp trẻ tổng hợp enzyme, hormone, protein còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng ở gan và thận. Do đó nếu bị thiếu trẻ sẽ không thể phát triển tối ưu.

Một số thực phẩm giàu protein như: cá, trứng, các loại đậu, quả hạnh, ngũ cốc, bơ đậu phộng,…

Thực phẩm chứa Carbohydrate

Carbohydrate là chất cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không chỉ thế nó còn hỗ trợ quá trình lưu trữ protein. Vì thế mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Carbohydrate như lúa mì, gạo trắng, yến mạch, mì ống vào trong thực đơn của con. Theo khuyến cáo, trẻ suy dinh dưỡng mỗi ngày cần khoảng 50-100g thực phẩm giàu Carbohydrate.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có vai trò lớn trong việc tăng cường miễn dịch, bảo vệ cơ thể bé khỏi nhiễm trùng. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, loại bỏ các chất cặn bã. Với trẻ suy dinh dưỡng mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu vitamin A, B, C, D như đậu Hà Lan, thịt gà, yến mạch, đu đủ, chà là,…

Thực phẩm giàu chất béo

Chất béo cũng là đáp án của câu hỏi trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì? Theo các chuyên gia, hoạt chất này cần thiết để duy trì da, tóc và nhiệt độ cơ thể. Vì thế nó có tác dụng rất tốt trong việc lưu trữ năng lượng, cung cấp axit béo, ngăn ngừa bệnh suy dinh dưỡng. Một số thực phẩm giàu chất béo mà mẹ có thể bổ sung cho bé như sữa nguyên hạt, quả hạch, dầu oliu, bơ,…

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi mẹ nên bỏ túi

Tùy vào tình trạng bị suy dinh dưỡng và tuổi của bé mà mẹ có thể xây dựng thực đơn khác nhau. Dưới đây là những thực đơn hỗ trợ trẻ tăng cân khỏe theo từng cấp độ.

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi độ I và II

  • Trẻ dưới 6 tháng: Bú mẹ là chính vì vậy lúc này cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trường hợp mẹ không đủ sữa có thể dùng thêm sữa ngoài tuy nhiên cần phải có chỉ định từ phía bác sĩ
  • Trẻ từ 6-12 tháng: Cho trẻ bổ sung cháo xay trộn sữa, có thể kết hợp với thịt, rau, củ. Trường hợp bé không thích cháo trộn sữa thì dùng sữa cao năng lượng pha sôi để nguội, ngày uống 500ml, kết hợp với việc ăn bột 3-4 bữa/ ngày. Với trẻ ăn ít mẹ có thể tăng số lượng bữa, dùng nước giá đậu làm lỏng thức ăn. Trung bình 10g giá đậu/ 10g bột
  • Trẻ từ 13 – 24 tháng: 6h cho bé uống 150-200ml sữa cao năng lượng. 9h cho ăn 200ml cháo thịt nấu rau. 12h uống 200ml sữa. 14h ăn 1 quả chuối tiêu hoặc 1 miếng đu đủ. 17h ăn cháo thịt nấu rau và dầu. Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì nên duy trì đến 24 tháng. Khi cai sữa có thể cho bé ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành
  • Trẻ từ 25-36 tháng tuổi: Áp dụng thực đơn 7h uống 200ml sữa cao năng lượng. 11h ăn cơm nát với thịt và canh. 14h ăn cháo nấu thịt cùng rau. 17h ăn cơm nát, trứng và canh. 20h ăn hỗn hợp bột dinh dưỡng gồm khoai tây, rau, dầu mỡ. Ngoài ra mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại quả chín theo nhu cầu.
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng

Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi độ III

Với trường hợp này mẹ nên cho bé ăn nhiều bữa trong ngày đồng thời tăng lượng calo từng bữa. Ngoài chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung cho bé một số vitamin và muối khoáng như:

  • Vitamin tổng hợp
  • Chế phẩm chứa sắt chống thiếu máu
  • Các loại men tiêu hóa hoặc vi sinh

Với những trường hợp bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi bé cần điều trị tại bệnh viện.

Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?

Ngoài việc trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì mẹ bỉm có thể bỏ túi một vài nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây.

Nấu đặc

Bắt đầu từ khi ăn dặm, trẻ phải được ăn từ loãng đến đặc. Bởi vì nấu loãng, năng lượng sẽ giảm, dạ dày đầy nước không đủ cung cấp dinh dưỡng cho các hoạt động. Theo đó từ 6-9 tháng tuổi, mỗi ngày mẹ nên cho bé ăn khoảng 2 chén bột đặc, mỗi chén có đủ 4 nhóm chất như đạm, bột, vitamin, khoáng chất.

Tăng bữa ăn

Với trẻ bị suy dinh dưỡng một ngày có thể ăn từ 5-6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa như thường. Mẹ nên cho trẻ ăn thêm bữa phụ như sữa chua, hoa quả, ngũ cốc để bổ sung thêm năng lượng đồng thời giúp con đỡ ngán.

Tăng dầu mỡ và thực phẩm giàu năng lượng

Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Mẹ đừng bỏ qua việc tăng dầu mỡ và thực phẩm giàu năng lượng. Theo các chuyên gia dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và đạm. Do đó mẹ nên sử dụng vào trong bữa ăn của con. Có thể kết hợp với bột hoặc cháo. Ngoài ra hãy bổ sung thêm một số thực phẩm có năng lượng cao như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh.

Trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì bài viết trên đây đã giải đáp rõ. Trường hợp bé bị suy dinh dưỡng thể nặng bố mẹ cần phải đưa con đến khám tại các cơ sở y tế gần nhà.

Chia sẻ bài viết này