Nội dung chính

Dịch nôn ở trẻ em bùng phát và lời khuyên cho mẹ

Hai tuần gần đây số ca trẻ nhập viện điều trị do nôn, tiêu chảy tăng nhanh khiến các phụ huynh không khỏi lo lắng. Thậm chí nhiều người còn nghĩ đến bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn. Để giúp các bậc phụ huynh không còn hoang mang trước thông tin này, bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị “dịch nôn ở trẻ em” hiện nay.

Sự thật về việc bùng phát dịch nôn ở trẻ em

Hai tuần gần đầy, trên các diễn đàn chăm sóc con cái và trang cá nhân rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con em mình có các hiện tượng như nôn, sốt, tiêu chảy. Lo sợ con trẻ mắc bệnh lạ về “dịch nôn chưa rõ nguyên nhân” nhiều người không quản đường xá xa xôi đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện tuyến trên. Do phải di chuyển đường xa, không được xử lý kịp thời nên rất nhiều bé rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng.

Cụ thể, trên một trang cá nhân có đưa thông tin cảnh báo với hơn 2.000 lượt chia sẻ. Đa số bày tỏ lo lắng trước dịch nôn ở trẻ em hiện vẫn chưa rõ tác nhân.

Không ít người đọc tag tên người nhà vào để cảnh báo hoặc bình luận kể chuyện hàng xóm có con em bị khiến cho dư luận hoang mang.

Bài post về dịch nôn ở trẻ em được chia sẻ rộng
Bài post về dịch nôn ở trẻ em được chia sẻ rộng

Chính sự lan truyền rộng rãi này đã gây tâm lý lo lắng, bất ổn với cả những bậc cha mẹ có con còn khỏe. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bố mẹ không nên lo lắng. Nếu trẻ có những dấu hiệu như nôn, tiêu chảy, nóng sốt bất thường thì hãy đưa con đi khám để tìm nguyên nhân. Sau khi thăm khám, xét nghiệm bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với bé.

Phụ huynh không nên hoang mang lo lắng trước thông tin mạng

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu– Nguyên Cục trưởng cục y tế dự phòng, bộ y tế:” Thời điểm giao mùa trẻ nhỏ có thể mắc bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và dễ bùng phát thành dịch. Năm nào cũng vậy. Hơn nữa, thời gian gần đây “đóng cửa” vì dịch Covid khiến trẻ không được ra ngoài, tiếp xúc, vì thế miễn dịch đối với các bệnh trên kém đi. Hiện nay chúng ta đã “mở cửa” cho trẻ đi học nên việc mắc các bệnh lý thông thường là điều không thể tránh khỏi. Các triệu chứng như nôn, sốt, tiêu chảy có thể chính là triệu chứng của căn bệnh này. Vì thế các bậc phụ huynh không phải lo lắng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì hãy đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời theo khuyến cáo của bác sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến dịch nôn ở trẻ em

Dưới đây là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nôn, tiêu chảy.

Nhiễm khuẩn tiêu hóa

Đây là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng và nôn ở trẻ. Chúng thường khởi phát do các virus như: rotavirus, norovirus, calicivirus, adenovirus,…

Bên cạnh đó, viêm dạ dày ruột cũng có thể xảy ra khi trẻ ăn thức ăn, nguồn nước ô nhiễm.

Nôn trớ, tiêu chảy do viêm dạ dày ruột thường bắt đầu đột ngột và phục hồi nhanh chóng trong vòng 24h. Ngoài ra bệnh còn có các triệu chứng khác như: Tiêu chảy phân nhầy màu, sốt, đau bụng,…

Dịch nôn ở trẻ có thể do virus rotavirus, norovirus,...
Dịch nôn ở trẻ có thể do virus rotavirus, norovirus,…

Ngộ độc thực phẩm

Cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn, tiêu chảy. Biểu hiện này thường xảy ra sau khi ăn uống thực phẩm nhiễm độc khoảng 1-2 h. Trẻ ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn, nôn ngay, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí sốt cao trên 38 độ C

Chế độ ăn không phù hợp

Ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn hoặc chất độc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, nôn trớ, đau bụng ở trẻ.

>>> Xem thêm các thực đơn cho trẻ TẠI ĐÂY

Bệnh lý cấp cứu ngoại khoa

Ngoài những nguyên nhân thường gặp thì một vài bệnh lý cấp cứu ngoại khoa như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột cũng là thủ phạm gây ra triệu chứng nôn, tiêu chảy ở trẻ.

Dấu hiệu dịch nôn ở trẻ em

Dịch nôn ở trẻ em được lan truyền trên mạng với các triệu chứng điển hình như:

  • Sau khi lây nhiễm khoảng 1-2 ngày trẻ bắt đầu có triệu chứng nôn. Nôn thường xuất hiện trước khi bị tiêu chảy tầm 6-12h thậm chí có khi kéo dài tới 2-3 ngày
  • Những ngày đầu trẻ nôn rất nhiều, gần như ăn gì nôn đấy, uống nước cũng nôn. Sau đó triệu chứng này bắt đầu giảm bớt và chuyển sang tiêu chảy. Tuy nhiên có bé lại không bị tiêu
  • Trường hợp tiêu chảy trẻ sẽ đi ngoài phân lỏng như nước, kéo dài khoảng 5-7 ngày
  • Ngoài ra bé còn có các dấu hiệu như sốt, đau bụng, ho, chảy nước mũi
  • Ở giai đoạn bùng phát, trẻ thường dễ mất nước, cơ thể nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy kiệt nhanh chóng

Lời khuyên của chuyên gia khi điều trị dịch nôn ở trẻ em

Đối với dịch nôn ở trẻ em đang được lan truyền trên mạng, Ths. Bs Trương Văn Quý– Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, bệnh viện E cho biết: Những trường hợp trẻ nhập viện do nôn, tiêu chảy bác sĩ sẽ chỉ định khám lâm sàng cẩn thận và điều trị triệu chứng như: truyền nước, bù nước, điện giải, khoảng 1-2 ngày trẻ sẽ ổn và có thể xuất viện.

Các bác sĩ cũng chỉ định một số xét nghiệm cơ bản để chuẩn đoán xem bệnh lý có liên quan đến virus hay không. Tuy nhiên phần lớn trường hợp trẻ nhập viện trong thời gian gần đây không quá nặng. Do vậy khi được điều trị khoảng 1-2 ngày là sẽ có thể xuất viện.

Trẻ được điều trị tại bệnh viện 1-2 ngày
Trẻ được điều trị tại bệnh viện 1-2 ngày

Để trẻ đáp ứng quá trình điều trị, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi trẻ đau bụng, tiêu chảy đầu tiên mẹ cần trấn an, vỗ về cho bé nghỉ ngơi. Tuy nhiên lúc này mẹ phải theo dõi sát sao tình trạng của bé. Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đến bệnh viện kịp thời. Tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau vì nó có thể che lấp dấu hiệu cần thiết phát hiện ra bệnh
  • Mẹ nên cho bé uống đủ nước, tránh tình trạng nôn, tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là bù điện giải Oresol theo nguyên tắc từng ngụm nhỏ một sau mỗi lần bé bị nôn hoặc tiêu chảy. Nếu trẻ đã uống Oresol mà vẫn bị nôn, thậm chí tình trạng tiêu chảy kéo dài thì cần đưa đến bệnh viện bù nước bằng cách truyền dịch
  • Không tự ý sử dụng thuốc cầm nôn hoặc tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Vì vậy việc dùng thuốc giảm triệu chứng lúc này sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu, kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hóa, gây ngộ độc, chướng bụng,…
  • Thời điểm bệnh mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu và cho ăn trở lại bình thường khi con bớt nôn
  • Nếu trẻ bị sốt từ 38.5 độ C trở đi mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt thông thường Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ

>>> Xem thêm thông tin khác:

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến dịch nôn ở trẻ đang được lan truyền. Hy vọng với kiến thức này mẹ bỉm sẽ bình tĩnh hơn và có biện pháp xử lý khi gặp tình huống tương tự.

Chia sẻ bài viết này