Nếu con đã qua giai đoạn bỏ bỉm mà vẫn đái dầm, mẹ hãy tham khảo 14 cách chữa đái dầm ở trẻ em dưới đây!
Chứng đái dầm ở trẻ em
Đái dầm ở trẻ em là tình trạng không tự chủ được việc tiểu tiện. Đái dầm có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến hơn là vào ban đêm trong lúc ngủ.
Đái dầm ở trẻ được chia thành 2 loại:
- Đái dầm tiên phát: Trẻ có thể tự chủ việc đi tiểu vào ban ngày nhưng ban đêm thì không. Đây là kiểu đái dầm thường gặp
- Đái dầm thứ phát: Trẻ không đái dầm nhưng sau đó lại bị đái dầm. Trong trường hợp này, cần phải tìm ra sự thay đổi khiến trẻ trở nên như vậy
Trẻ dưới 3 tuổi, khả năng tự chủ được ý muốn của bản thân còn thấp nên tè dầm là chuyện hết sức bình thường. Chứng đái dầm sẽ tự hết khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc này khi có nhu cầu đi vệ sinh, bé sẽ nhờ bố mẹ giúp đỡ. Tuy nhiên, từ 5 tuổi trở đi, các bé vẫn đái dầm vào ban đêm là biểu hiện không bình thường.
Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em
Trước khi khám phá các cách chữa đái dầm ở trẻ em, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nguyên nhân gây ra vấn đề sức khỏe này nhé! Trên thực tế, nguyên nhân của chứng đái dầm vẫn chưa được rõ ràng hoàn toàn. Tuy nhiên, ba mẹ có thể theo dõi các yếu tố sau có thể tác động khiến trẻ bị đái dầm.
Đai dầm thứ phát
Đây là dạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ nhỏ sẽ không đái dầm khi được 3 – 5 tuổi. Tuy nhiên, khi lớn lên trẻ lại bị đái dầm. Nguyên nhân thường là do:
- Bé chậm phát triển kỹ năng cần thiết: Khi bàng quang căng cứng và không thể giữ nước tiểu, não của bé sẽ được gửi tín hiệu để thức dậy. Tuy nhiên, một số bé chưa được học kỹ năng này nên không thể tự chủ, dẫn đến tình trạng đái dầm
- Ngủ sâu: Khi bé ngủ sâu, não sẽ bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy
- Thói quen không tốt khi đi tắm: Việc bé mải mê chơi đùa với nước sẽ quên mất chuyện đi tè. Do đó, vào ban đêm bé thường mắc tiểu
- Thiếu hormone chống lợi tiểu: Hormone này có tác dụng ngăn cơ thể tạo ra nước tiểu vào ban đêm. Tuy nhiên, ở những bé thiếu hormone này, cơ thể sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn. Nếu bé chưa học được cách kiểm soát thì sẽ dẫn đến tình trạng đái dầm
- Di truyền: Chứng đái dầm cũng mang tính di truyền. Nếu ba hoặc mẹ từng đái dầm khi còn nhỏ thì nguy cơ trẻ thừa hưởng đặc điểm này chiếm tới 44%. Tỷ lệ này giảm còn 14% nếu không ai trong ba mẹ từng đái dầm
- Ngoài những nguyên nhân trên, các bất thường về mặt sinh lý, dị tật bẩm sinh của bàng quang cũng có thể gây tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ
Đái dầm tiên phát
Không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà chứng bệnh này còn xuất hiện ở thanh thiếu niên. Nguyên nhân đái dầm tiên phát ở trẻ em là do:
- Bàng quang nhỏ: Điều này gây hạn chế khả năng giữ nước tiểu, nhất là vào ban đêm khiến trẻ mất khả năng kiểm soát, dẫn tới đái dầm
- Thay đổi hormone: Bước vào tuổi dậy thì, các bé thường có những thay đổi về hormone làm ảnh hưởng đến hormone chống lợi tiểu (ADH). Điều này khiến nước tiểu sản xuất nhiều hơn vào ban đêm
- Lo lắng, căng thẳng: Trẻ mắc các vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng,… cũng có thể dẫn đến đái dầm. Nếu không được khắc phục sớm, đái dầm sẽ trở thành tật khó bỏ
- Bệnh lý: Những vấn đề về mặt sức khỏe như táo bón, tiểu đường, viêm đường tiết niệu hay bất thường của hệ thống thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng đái dầm
Cách chữa đái dầm ở trẻ em
Trước khi bắt đầu điều trị, ba mẹ cần xem trẻ đã sẵn sàng hay chưa, không nên ép buộc. Phụ huynh cần phải hiểu rằng, trẻ đái dầm hoàn toàn vô ý, không nên khiển trách hay phạt trẻ bằng những lời nói không phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp và mẹo dân gian mà ba mẹ có thể tham khảo:
Trị đái dầm bằng dân gian
Trong đông y, đái dầm là do khí hóa của thận và tam tiêu suy yếu, hạ nguyên không vững chắc, sự co bóp bị rối loạn, bàng quang bị lạnh mà gây nên. Dưới đây là những mẹo dân gian đơn giản có thể giải quyết được chứng đái dầm ở trẻ. Bạn hãy thử nhé!
Chữa đái dầm ở trẻ với củ mài
Củ mài có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ tỳ, chữa chứng kiết lỵ, tiêu chảy và đái dầm ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Mẹ có thể dùng củ mài nấu canh, cháo hay làm bánh, rau câu,… vừa làm món ăn ngon cho bé, vừa có tác dụng trị đái dầm hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp củ mài với một số bài thuốc đông y để chữa đái dầm ở trẻ em:
- Chuẩn bị: 4 phần củ mài, 3 phần ích trí nhân, ô dước và sao vàng
- Sấy và tán mịn các nguyên liệu sau đó nặn thành viên nhỏ
- Bảo quản nơi khô ráo, khi dùng cho bé uống cùng nước ấm, trước khi ăn
- Uống 2 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Trị đái dầm bằng mật ong
Một mẹo chữa đái dầm ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi rất hiệu quả là dùng mật ong. Mật ong nổi tiếng là vị thuốc có tác dụng trong điều trị ho, rối loạn đường tiết niệu và đái dầm ở trẻ. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, cho trẻ uống 1 – 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất trước khi ngủ. Lưu ý, không pha mật ong với quá nhiều nước, thay vào đó nên cho bé uống trực tiếp hoặc pha với một chút nước để dễ uống hơn.
Chữa đái dầm bằng rau ngót
Rau ngót có tính bình, vị ngọt, mát, được coi là vị thuốc giúp lợi tiểu, hoạt huyết và trị chứng đái dầm khá hiệu quả. Mẹ có thể sử dụng 40g rau ngót, rửa sạch, giã nát rồi đun sôi với nước trong 2 – 3 phút. Lọc lấy nước cốt, đợi nguội rồi cho bé uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 10 ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Chữa đái dầm ở trẻ em bằng đường thốt nốt
Đường thốt nốt là mẹo chữa đái dầm hay cho trẻ, giúp điều hòa thân nhiệt và cải thiện tật đái dầm. Mẹ có thể pha kèm đường thốt nốt với sữa hoặc đem nấu chè đều được. Sử dụng thường xuyên trong 2 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả.
Mẹo trị đái dầm bằng bong bóng lợn
Bong bóng lợn có tính hàn, vị ngọt, không chứa độc tố, có tác dụng trị tiểu rắt, tiểu buốt, đái dầm,… Mẹ có thể áp dụng hai cách sau từ bong bóng lợn để chữa chứng đái dầm ở trẻ.
- Cách 1: Bong bóng lợn xử lý sạch, sau đó đem hầm nhừ với gạo nếp và đậu đen. Mẹ có thể thêm gừng và gia vị vào nồi súp để dễ ăn hơn. Trẻ cần ăn liên tục trong vài tuần để thấy hiệu quả rõ rệt
- Cách 2: Làm sạch bong bóng lợn, sau đó đem hầm nhừ với gạo nếp trong 2 tiếng. Sau khi chín, mẹ cắt nhỏ bong bóng lợn và cho bé ăn. Ngoài ra, mẹ có thể sáng tạo thêm các món khác với bong bóng lợn, nên lựa theo lứa tuổi của bé để thêm vào thực đơn cho phù hợp
Dùng dạ dày lợn
Với dạ dày lớn, mẹ có thể đem nấu cùng với cà rốt, khoai tây, thêm gia vị cho bé dễ ăn.
Massage bụng bé với tinh dầu
Massage là liệu pháp giúp tăng cường cơ tiết niệu, từ đó trẻ có khả năng kiểm soát bàng quang tốt hơn. Mẹ có thể kết hợp cùng tinh dầu để xoa nhẹ nhàng vùng bụng dưới của con trong vài phút.
Các phương pháp chữa đái dầm ở trẻ theo y học hiện đại
Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, mẹ nên hướng dẫn trẻ thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt sau:
Khuyến khích trẻ đi tiểu vào ban đêm
Ba mẹ nên nhắc trẻ trước khi đi ngủ “con cố gắng thức dậy khi thấy buồn tiểu nhé”.
Thay đổi không gian nhà vệ sinh
Ba mẹ có thể lắp thêm đèn trong nhà vệ sinh để không khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi thức giấc vào ban đêm. Hơn nữa nếu phòng vệ sinh ở xa, hãy chuẩn bị một cái bô dành riêng cho trẻ trong phòng ngủ.
Hạn chế cho bé uống nước vào buổi tối
Ba mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Hãy nhắc nhở trẻ về vấn đề này. Hơn nữa, tránh cho bé sử dụng các loại đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê,…
Hạn chế cho trẻ mặc tã khi ngủ
Mặc tã thường xuyên sẽ có thể làm trẻ lười thức giấc vào ban đêm. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé mặc tã trong một số trường hợp đặc biệt như đi chơi ngoài trời, ngủ ở nhà khác.
Cùng bé dọn dẹp giường vào buổi sáng
Một cách chữa đái dầm ở trẻ em hiệu quả nữa là cùng trẻ dọn dẹp vào mỗi buổi sáng. Bé có thể giúp mẹ lấy khăn trải giường dơ và cho vào máy giặt. Công việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy cần cố gắng từ bỏ thói quen đái dầm và có ý thức sống tự độc lập hơn.
Dành cho trẻ lời khen
Hãy dành cho trẻ lời khen, cử chỉ yêu thương vào những ngày trẻ thức dậy với tấm chăn hoàn toàn khô ráo. Mẹ có thể dán lên tờ lịch những ngôi sao vàng cho những ngày như vậy. Hành động này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và cố gắng hơn.
Đừng la mắng trẻ
Tè dầm không phải lỗi của trẻ. Vì vậy, ba mẹ không nên nặng lời hay quát mắng trẻ, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Thay vào đó, trẻ cần được hỗ trợ và động viên từ ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên nhắn nhủ mọi người trong nhà không cười hay trêu chọc khi trẻ đái dầm. Trừng phạt chỉ khiến cho chứng đái dầm ở trẻ trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau này.
Khi nào nên đến bác sĩ trị đái dầm ở trẻ em?
Ba mẹ nên đưa trẻ đến khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Trẻ tiểu lắt nhắt
- Đau và rát khi tiểu
- Trẻ đái dầm kể cả vào ban ngày
- Đái dầm tái phát, trước đó trẻ không bị đái dầm
- Trẻ đã hơn 12 tuổi
- Trẻ hơn 6 tháng tuổi và không cải thiện sau 3 tháng khi thực hiện những cách trị đái dầm trên
Trên đây là một số cách chữa đái dầm ở trẻ em. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động chăm sóc trẻ tại nhà. Nếu chứng đái dầm ở trẻ không được cải thiện, phụ huynh cần đưa đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.