Luyện nói cho trẻ chậm nói là biện pháp hữu ích giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ. Bố mẹ hãy dành thời gian cùng trẻ “rèn luyện” để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Thông thường, trẻ sẽ nói được tiếng đầu tiên vào năm 1 tuổi. Trước đó là quãng thời gian trẻ học hỏi và tích lũy “kinh nghiệm”. Đến năm 3 tuổi, trẻ đã có vốn từ vựng phong phú, đủ tự tin để có thể trò chuyện với bố mẹ và bạn bè.
Với một đứa trẻ bị chậm nói, dường như quá trình này sẽ bị trì hoãn so với trẻ bình thường. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói:
- Không quay đầu nhìn lại hoặc phản ứng khi được gọi tên
- Không nói được những từ đơn giản như bà, bố, mẹ vào năm 1 tuổi
- Vốn từ ít nên hiếm khi nói chuyện ngay cả lúc khẩn cấp
- Không biết gọi tên và chức năng cơ bản của các đồ vật quen thuộc trong gia đình
- Nói ngọng, phát âm không rõ
- Không thể ghép thành câu
- Sử dụng nhầm lẫn đại từ nhân xưng
??? Nhiều mẹ thắc mắc: Trẻ chậm nói có kém thông minh?
Luyện nói cho trẻ chậm nói
Chậm nói là rào cản cho sự phát triển các kỹ năng cần thiết khác của trẻ. Chẳng hạn như giao tiếp, nhận thức, học tập và xã hội. Vì vậy, khi phát hiện thấy bé có những biểu hiện chậm nói, bố mẹ hãy cải thiện bằng những bài luyện nói sau cho trẻ:
Trò chơi luyện nói cho trẻ chậm nói “Con bò”
Mục đích của bài tập luyện nói này là giúp trẻ học cách phát âm các vần và nguyên âm đơn.
Chuẩn bị: Để việc luyện nói cùng trẻ thêm phần thú vị, mẹ có thể chuẩn bị một chiếc mặt nạ đội đầu hình chú bò ngộ nghĩnh hoặc hình ảnh con vật dán trên ngực bé.
Cách chơi: Mẹ hướng dẫn bé vừa đọc bài đồng dao vừa mô phỏng hành động theo đó.
Bài đồng dao gồm 3 câu là:
“Bò mẹ gọi bò con: ùm bò, ùm bò, ùm bò
Bò bố cũng kêu ùm bò, ùm bò, ùm bò
Bò con cứ ậm ừ, ậm ừ, ậm ừ”
Luyện nói bằng trò chơi “con bò”
Bài tập luyện pháp âm “Con chó”
Tương tư như bài tập luyện pháp âm “Con bò”, bài tập này cũng tập trung vào những nguyên âm đơn và những từ có các nguyên âm đó. Đồ chơi cho bé gồm gấu bông hình cún, mặt nạ hay bộ đồ hình cún.
Mẹ hãy cùng bé đọc to bài đồng dao dưới đây. Và nhớ sáng tạo thêm những động tác để ghi nhớ dễ hơn nhé!
“Này bạn! Những chú chó có bao giờ biết buồn không? Chúng biết buồn đấy, nó kêu ư ử, ư ử,…
Này bạn! Chó mẹ âu yếm con thế nào? Chó mẹ nựng con thế này: ứ ư, ứ ư,…
Này bạn! Thế chó bố tức giận sẽ như thế nào? Chó bố sủa gâu gâu, gâu gâu,…”
??? Để ý thêm: Cách chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp phát triển ngôn ngữ
Luyện nói cho trẻ chậm nói với trò “con két”
Với bài tập “con két” mẹ có thể dễ dàng lồng ghép cả bảng chữ cái vào để cùng bé đọc to. Hãy cho trẻ rèn luyện mỗi ngày mẹ nhé!
“Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. A ă â là a ă â.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. E ê là e ê.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. U ư là u ư.
“Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. O ô ơ là o ô ơ.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. L n m là l n m.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. I y là I y.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. X s là x s.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. D đ b là d đ b.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. R t x là r t x.
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. Ph th nh là ph th nh”
Con két! Con két! Lại đây ta dạy mi nói. P ph là p ph.”
Trò chơi “Con heo”
Luyện phát âm bằng trò chơi “Con heo” cũng khá thú vị cho bé thử sức đó. Cùng bé học ngay thôi!
“Ut à ut ị Ut à ut Ut à ụt , con heo bước đi, nó quá nặng nề, nó quá nặng nề.
Ut à ut ị Ut à ut Ut à ụt, con heo bước đi, nó quá nặng nề, nó quá nặng nề”
Trò chơi “Con vịt”
“Con vịt” là một trò chơi rất đơn giản để giúp bé cải thiện khả năng phát âm. Trong bài tập này, bé sẽ lặp lặp nhiều câu giống nhau nói về tiếng kêu của chú vịt con đáng yêu. Khi đọc lớn bài đồng dao, bạn và bé hãy cùng nhau mô phỏng lại những động tác của chú vị nhé!
“Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu quạc quạc, quạc quạc, quạc quạc.
Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu áp àm ạp, áp àm ạp, áp àm ạp.
Ra bờ ao, vui vui quá, vịt ta kêu cáp càm cạp, cáp càm cạp, cáp càm cạp.”
Dạy nói cho trẻ chậm nói bằng cách gọi tên các đồ vật
Trò chuyện, tương tác với con là cách luyện nói cho trẻ chậm nói tốt nhất mà phụ huynh nên áp dụng. Tuy nhiên, để “cuộc hội thoại” mang đến hứng thú và thú hút bé, mẹ hãy lồng ghép các đồ vật quen thuộc trong nhà và yêu cầu chúng gọi tên nhé! Vừa được nói chuyện với bố mẹ, trò chơi này còn giúp bé khám phá được nhiều thứ hay ho.
Bố mẹ lưu ý, khi nhắc tới món đồ nào đó, hãy đưa cho trẻ cầm, nắm, sờ và cảm nhận, thay vì chỉ “chỉ trỏ”.
Khi bé đã biết được tên của hầu hết mọi đồ vật trong nhà, mẹ có thể thử thách bé bằng cách yêu cầu trẻ phân biệt điểm giống và khác nhau/nhận biết màu sắc/ tìm hiểu công dụng của các sản phẩm để hoàn thiện thêm khả năng nói nhé!
Bài tập luyện nói trước gương
Đôi khi trẻ chậm nói chỉ là do không biết cách cử động lưỡi, miệng để phát âm chính xác. Vì thế bài tập luyện nói trước gương là giải pháp hiệu quả nhất để giúp con vượt qua khó khăn này.
Mẹ hãy hướng dẫn bé cách đặt vị trí hàm, lưỡi, môi chính xác nhất để phát âm sao cho chuẩn. Trước đó, mẹ và bé nhớ “khởi động” một bài tập nhỏ như chu môi, di chuyển hàm, căng lưỡi,… nhé!
Trò chơi ếch nhảy
Luyện nói cho trẻ chậm nói bằng trò chơi ếch nhảy vừa vui lại còn giúp con cải thiện khả năng giao tiếp. Với trò chơi này, yêu cầu bé sẽ lặp lại một ít từ nhất 5 lần. Để trò chơi này thêm thú vị, mẹ hãy chuẩn bị các đạo cụ, chính là những tấm hình tương ứng với từ con sẽ đọc. Sau đó dải nó xung quanh phòng.
Bé cần nhảy “ếch” từ tấm hình này qua tấm hình khác. Khi đi qua một tấm hình, trẻ cần nói chính xác từ được in trên đó!
Lớp dạy nói cho trẻ chậm nói
Môi trường giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Đặc biệt là trẻ chậm nói. Bố mẹ nên cho con theo học các trường “đặc biệt” để con được tiếp nhận giáo dục phù hợp.
Trung tâm Nắng Mai
Nơi đây như một mái nhà thứ 2 của các bé mắc chứng chậm nói, tự kỷ, tăng động giảm chú ý. Người đứng đầu trung tâm là Ths Nguyễn Thị Bùi Thanh. Bà là giảng viên trường Đại Học Thăng Long – Bộ môn Công tác xã hội. Ngoài ra, trung tâm còn quy tụ đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề. Đặc biệt là rất hiểu tâm lý trẻ nhỏ. Từ đó có cách can thiệp phù hợp, giúp bé chậm nói sớm cải thiện.
Trung tâm chuyên biệt Ánh Sao
Đây là trung tâm can thiệp sớm được thành lập từ năm 2006. Nơi đây tổ chức các hoạt động giáo dục và chăm sóc cho trẻ tự kỷ, ADHD, chậm phát triển, chậm nói,… Không chỉ giúp các con sớm hòa nhập, các giáo viên còn trang bị cho trẻ những kỹ năng học tập, chăm sóc bản thân cơ bản để tự lập hơn trong cuộc sống.
Trung tâm giáo dục đặc biệt Thiên Thần Nhỏ
Thành lập từ năm 2017, đến nay Thiên Thần Nhỏ đã và đang khẳng định được vị thế của mình, cũng như nhận được sự tin tưởng của quý phụ huynh. Trung tâm quy tụ đội ngũ giáo viên đầy tâm huyết, đầy kinh nghiệm. Họ sẽ mang lại sự hỗ trợ tốt nhất cho trẻ chậm phát triển, chậm nói, trí tuệ kém, tự kỷ, tăng động giảm chú ý,…
Trên đây là gợi ý cách luyện nói cho trẻ chậm nói. Hy vọng những bài tập này sẽ giúp bé sớm biết nói và phát triển toàn diện hơn.