Bất kỳ ông bố, bà mẹ nào đều không muốn con mình rơi vào tình trạng chậm nói. Hậu quả là khi lớn lên, điều này sẽ gây cản trở trẻ khi giao tiếp, học tập và các mối quan hệ xã hội. Vậy phải làm sao để dạy trẻ chậm nói?
Dấu hiệu trẻ chậm nói
Để dạy trẻ chậm nói, trước tiên bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu của tình trạng này:
- Trẻ sơ sinh: Không phát ra bất cứ âm thanh nào. Chẳng hạn như “ooh”, “a”,… Ngược lại, khi có âm thanh phát ra, trẻ cũng không có bất kỳ phản ứng hay tương tác
- Trẻ từ 3 – 4 tháng: Hạn chế giao tiếp bằng mắt, ít cười, không tạo ra tiếng ồn
- Trẻ từ 4 – 7 tháng: Chậm biết ngồi, thờ ơ với sự tương tác của bố mẹ
- Trẻ từ 7 – 12 tháng: Chậm biết bò, ít nói, ít tò mò
- Trẻ từ 12 – 24 tháng: Với các yêu cầu đơn giản từ người lớn, trẻ không thể hiểu và thực hiện theo. Khả năng bắt chước và lặp lại theo bố mẹ cũng hạn ch
- Trẻ trên 2 tuổi: Bé không thể phát âm các từ hoặc cụm từ mà chỉ có thể bắt chước người khác. Có vốn từ ít ỏi, sử dụng lặp đi lặp lại. Bé nói giọng khó nghe, ngay cả với người thân cũng không thể hiểu
Khi bé nhà mình bị hiện tượng chậm nói ở mức độ nặng bố mẹ có thể đưa con đi khám để an toàn nhất. Thao khảo địa điểm khám an toàn TẠI ĐÂY.
10 phương pháp dạy trẻ chậm nói
Khi trẻ được chẩn đoán chậm nói, ngoài các biện pháp can thiệp y tế, bố mẹ nên áp dụng một số phương pháp sau để tương tác với trẻ. Qua đó kích thích khả năng giao tiếp của chúng.
Sử dụng âm thanh đơn giản
Sử dụng những âm thanh đơn giản như “ma”, “aa”, “ba” hoặc “ooh” cho trẻ ngay cả khi chúng mới sinh. Nói ra những phụ âm và nguyên âm này, chắc chắn trẻ sẽ rất thích thú và đáp lại với bố mẹ. Phương pháp dạy trẻ tập nói đơn giản này giúp con bạn nói chuyện. Khi lớn lên, chúng sẽ lắng nghe và cố gắng bắt chước theo bạn.
Nói chậm để bé có thể hiểu
Cố gắng sử dụng những từ đơn giản và giọng nói thân thiện. Con của bạn có thể hiểu những gì bạn đang nói nếu bạn nói chuyện trực tiếp với con. Hãy sử dụng ánh mắt, cử chi nhiều hơn và nói chậm rãi, kiên trì khi tương tác với trẻ. Nếu trẻ lặp lại các từ không chính xác, bạn chỉ cần nhẹ nhàng lặp lại các từ theo cách đúng để trẻ hiểu sự khác biệt.
Chơi với con bạn
Chơi là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả, đồng thời xây dựng các kỹ năng vận động và nhiều lợi ích khác. Trước khi bắt đầu trò chơi, hãy giải thích rõ ràng về luật chơi và cách chơi cho trẻ. Tuyệt đối không được đặt nặng áp lực, hãy chỉ nghĩ đơn giản đây là hoạt động giải trí chứ không phải là “giờ luyện nói”.
Các trò mà bạn và bé có thể chơi cùng nhau để cải thiện khả năng giao tiếp là: nhảy ếch, vượt chướng ngại vật,…
Nói cho bé biết bạn đang làm gì
Khi bạn cho con ăn, tắm hoặc thay đồ cho con, hãy tiếp tục nói về những gì bạn đang làm. Nếu bạn đang đi chơi, hãy nói về nơi bạn sẽ đi với trẻ bằng ngôn ngữ đơn giản. Bạn sẽ ngạc nhiên trước số lượng mà bộ não nhỏ bé có thể lưu trữ. Chắc chắn những từ ngữ mà bé được học sẽ được áp dụng vào những thời điểm thích hợp nhất!
Đọc sách
Đọc một cuốn sách với nhiều hình ảnh và từ ngữ đầy màu sắc là một trong những hoạt động cách dạy trẻ chậm nói tại nhà tốt nhất. Vừa đọc sách, bạn hãy gọi tên, mô tả những gì trên trang sách hiển thị: Chẳng hạn như: chiếc ôtô màu đỏ này có 4 bánh, nó chạy vù vù.
Hãy lựa chọn những loại sách có nội dung đơn giản và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Hoạt động này có thể giúp con bạn có thói quen đọc sách và duy trì khi chúng lớn lên.
Giới thiệu màu sắc và hình dạng
Cho trẻ xem màu sắc trên các khối xây dựng nhiều màu sắc và các vật dụng khác. Đồng thời nhẹ nhàng chỉ ra màu sắc và hình dạng và gọi tên chúng khi chơi với trẻ. Con bạn học cách phân biệt cả màu sắc và hình dạng một cách tự nhiên và đồng thời.
Cử chỉ tay
Phương pháp dạy trẻ chậm nói tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là sử dụng cử chỉ tay.
Sử dụng nhiều cử động của bàn tay như vỗ tay, ú òa, con nhện nhỏ (ngón tay trườn lên cánh tay), vẫy tay khi bạn rời đi và các cử chỉ khác trong tình huống thích hợp. Tất cả những cử chỉ tay này giúp đứa trẻ liên kết một từ với nghĩa và xây dựng vốn từ vựng của chúng.
Hát và ghép vần
Dạy trẻ chậm nói như thế nào? Hát và ghép vần là ý tưởng không tồi để giúp bé ghi nhớ được nhiều từ vựng đó chứ?
Hãy cùng con bạn hát những bài hát thiếu nhi, có giai điệu vui tươi, lặp lại và dễ nhớ. Phương pháp này sẽ mang con bạn đến gần hơn với bạn. Bé vừa được học thêm nhiều từ mới, vừa có những giây phút vui vẻ, thoải mái bên bố mẹ.
Giới thiệu các từ mới
Thêm vào những từ mà con bạn đã nói như “búp bê”, nếu trẻ nói búp bê, bạn nói “búp bê lớn” hoặc “búp bê màu hồng”. Em bé của bạn học những từ mới khác và học được cách liên kết các từ với nhau.
Dạy trẻ quyết định mọi thứ
Khi cho con bạn ăn thứ gì đó, hãy gọi tên nó, nói “thế còn quả táo thì sao? Mẹ có táo đỏ. Em bé muốn một quả táo hay một quả chuối? ”. Cho dù đó chỉ là quyết định đơn giản như mặc áo sơ mi hay váy vào buổi sáng? hoặc lựa chọn giữa trứng và bánh kẹp? Hãy dạy trẻ yêu cầu mọi thứ và tự đưa ra quyết định. Hoạt động này cũng có thể giúp phát triển thần kinh của bé.
Trên đây là 10 phương pháp dạy trẻ chậm nói. Hy vọng bố mẹ sẽ cùng đồng hành với bé vượt qua “thử thách” này! Ngoài ra bố mẹ có thể kết hợp với một số mẹo dân gian cho bé nhanh nói TẠI ĐÂY.