Nội dung chính

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Cập nhật ngay thông tin này!

Trẻ 2 tuổi chậm nói là nỗi đau đầu của bố mẹ. Ở cái tuổi này, bé có thể nói được câu ngắn, nhận biết được đồ vật,… Nhưng nếu bé không đạt được các cột mốc này thì thực sự là nỗi lo!

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? - Cập nhật ngay thông tin này!
Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? – Cập nhật ngay thông tin này!

Khả năng nói ở trẻ 2 tuổi

Ở tuổi này, kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng. Trẻ có cả một kho từ vựng lên tới 50 – 100 từ. Chúng cũng biết cách ghép 2 – 3 từ đơn giản thành câu hoàn chỉnh. Đặc biệt, trẻ 2 tuổi khi biết nói sẽ rất thích đặt câu hỏi. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy “đau đầu” vì miệng con lúc nào cũng “liến thoắng”.

Dưới đây là những cột mốc về ngôn ngữ mà một đứa trẻ 2 tuổi có thể đạt được:

  • Có thể nhận biết các bộ phận trên cơ thể (tối đa là 5)
  • Biết nói không và từ chối
  • Thực hiện những mệnh lệnh đơn giản
  • Biết dùng cử chỉ để bày tỏ ý kiến, chẳng hạn như lắc đầu, gật đầu
  • Bắt chước được tiếng con vật như mèo, chó
  • Với vốn từ vựng của bé, chúng có thể trả lời được những câu hỏi ngắn
  • Biết ghép động từ và danh từ tạo thành câu hoàn chỉnh
  • Rất thích nghe bố mẹ kể chuyện, đặc biệt thích hơn là chơi trò nhập vai
  • Học thuộc và hát được 1 – 2 bài đơn giản
  • Nhận biết được danh từ, chẳng hạn như tên các thành viên trong gia đình
  • Biết tên những vật dụng gần gũi, thân quen trong căn nhà
Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi đang trên đà phát triển
Khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi đang trên đà phát triển

Nếu bé nhà bạn lên 2 tuổi mà chưa đạt được những cột mốc trên thì có thể nghi ngờ rằng bé bị chậm nói. Trẻ chậm nói cần được can thiệp kịp thời để sớm bắt kịp cùng bạn bè và tạo nền tảng phát triển các kỹ năng quan trọng khác.

??? Nếu con bạn lớn hơn hãy đọc thêm:

Nguyên nhân bé 2 tuổi chậm nói

Thủ phạm gây chậm nói ở trẻ 2 tuổi có thể kể đến là:

  • Bị tật lưỡi ngắn, dính lưỡi, hở hàm ếch, thính giác kém
  • Nhại lại ngôn ngữ của trẻ mà không sửa lỗi phát âm của con. Dần dần trẻ sẽ quen với cách nói như vậy mà không hề nhận ra mình đã sai
  • Trẻ xem TV, điện thoại thường xuyên, trong khi ít được trò chuyện, tương tác với bố mẹ. Điều này khiến kỹ năng giao tiếp của bé bị “thụt lùi”, dần dần lười nói chuyện hơn
  • Trẻ mắc các bệnh lý về rối loạn thần kinh như tự kỷ, trầm cảm, tăng động giảm chú ý,…
  • Bé bị loạn ngôn ngữ do trong gia đình sử dụng nhiều thứ tiếng. Điều này ảnh hưởng đến quá trình học nói “tiếng mẹ đẻ”
  • Trong gia đình bố mẹ nảy sinh mâu thuẫn. Việc trẻ chứng kiến cảnh này sẽ ảnh hưởng đến mặt tâm lý. Chúng sẽ tự tin, thu mình và không thích giao tiếp với mọi người

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao?

Thống kê cho thấy, có tới ⅕ số trẻ 2 tuổi mắc chứng chậm nói. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, bé có thể nhanh chóng đuổi kịp được bạn bè cùng tuổi. Dưới đây là một số phương pháp dạy trẻ 2 tuổi chậm nói:

Diễn tả thành lời những việc bạn làm

Hãy tận dụng mọi cơ hội và thời gian để trò chuyện với trẻ. Ngay cả khi mẹ nấu ăn, tắm cho bé, đưa bé đi siêu thị,… hãy nói chuyện với trẻ về những hoạt động đang diễn ra. Điều này giúp bé mở rộng được vốn từ vựng, cho bé có thói quen với việc giao tiếp và củng cố sự tự tin.

Diễn tả thành lời những việc bạn làm
Diễn tả thành lời những việc bạn làm

Cùng con đọc sách

Sách là công cụ dạy nói vô cùng hiệu quả với trẻ. Nó cung cấp vốn từ vựng với nhiều chủ đề khác nhau như về động vật, cây cối, gia đình,…. Đồng thời, qua đây mẹ có thể tương tác, trò chuyện với trẻ dễ dàng hơn.

Đặc biệt, với những câu chuyện thú vị, hình ảnh minh họa ấn tượng, nội dung dễ nghe, dễ hiểu, chắc chắn bé sẽ tìm được hứng thú trong việc học nói hơn là “bài tập” đánh vần hoặc học thuộc bảng chữ cái siêu nhàm chán.

Cho con khám phá thế giới xung quanh

Học từ “thế giới bên ngoài” là cách học siêu hiệu quả. Thông qua sách, vở, TV,… trẻ mới chỉ có thể cảm nhận được những điều xung quanh diễn ra bằng mắt. Nếu được chạm, nhìn ngắm ở bên ngoài, trẻ sẽ ghi nhớ, tiếp thu và học hỏi nhanh hơn đó!

Cho con khám phá thế giới xung quanh
Cho con khám phá thế giới xung quanh

Vì vậy, mẹ hãy dành thời gian cho bé ra ngoài nhiều hơn nhé. Thường xuyên dẫn bé đến các khu vui chơi, công viên,… Trong “cuộc phiêu lưu” này, hãy chỉ và nói cho trẻ nghe nhiều hơn về những sự vật, con vật khi đi qua nhé! Bằng cách này, trẻ sẽ tích góp được lượng từ vựng kha khá và tự tin hơn trong giao tiếp.

Khen ngợi khi con học được từ mới

Một đứa trẻ kém trong bất kỳ kỹ năng nào, khi được khen ngợi dù chỉ là điều nhỏ nhặt nhất, chúng sẽ có động lực và tự tin hơn.

Với trẻ 2 tuổi chậm nói cũng vậy, mỗi khi bé bị “bí” hoặc không đánh vần được theo. Thay vì quát mắng và càu nhàu, hãy hỗ trợ trẻ nói ra lời rồi yêu cầu trẻ bắt chước lại. Sau đó, đừng quên dành những lời khen khích lệ để tiếp thêm sự tự tin cho bé nhé!

Phần thưởng chỉ đơn giản là những cái ôm âu yếm, những câu nói ngọt ngào hay cũng có thể là món đồ chơi bé yêu thích.

Khen ngợi khi con học được từ mới
Khen ngợi khi con học được từ mới

Dạy bé bài hát ngắn

Bài hát có giai điệu dễ nghe, vui tươi sẽ giúp trẻ quấy theo và học thuộc nhanh hơn. Mẹ hãy chọn những bài hát ngắn, có từ ngữ lặp lại để bé hát theo dễ dàng hơn nhé!

??? Xem chi tiết: 8 bài tập luyện nói cho trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả

Trên đây là những vấn đề xoay quanh trẻ 2 tuổi chậm nói và cách khắc phục hiệu quả. Bố mẹ cần quan tâm và theo sát con để có thể nhận biết sớm chứng chậm nói. Điều này góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tương lai sau này của bé!

Cụm từ tìm kiếm: cách dạy trẻ 2 tuổi chậm nói,…

Chia sẻ bài viết này