Nội dung chính

Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm đúng mức, tình trạng này có thể dẫn đến biến chứng. Tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật kiến thức sức khỏe hữu ích nhé!

Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?
Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em là như thế nào?

Làm cha, làm mẹ là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng lắm âu lo. Ở giai đoạn sơ sinh, bé còn quá mỏng manh, trong khi những điều diễn ra bên ngoài thật sự quá mới mẻ với con. Chính vì vậy, bé sẽ cần sự quan tâm và chăm sóc nhiều hơn từ cha mẹ. Một trong những vấn đề luôn được phụ huynh quan tâm đó là hiện tượng ra mồ hôi chân tay lạnh.

Đổ mồ hôi chân tay lạnh là tình trạng bé ra mồ hôi nhưng da bé lại có cảm giác lạnh. Đổ mồ hôi lạnh chỉ xuất hiện tại một số vùng da nhất định, chẳng hạn như lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mặt khác, hiện tượng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, vào ban ngày và cả ban đêm.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh tay chân lạnh ra mồ hôi

Bất về mùa đông hay hè, trẻ bị ra mồ hôi đều khiến chân tay lạnh ngắt. Các dấu hiệu giúp mẹ nhận biết là:

  • Lòng bàn tay, bàn chân luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt
  • Da tay nhăn nheo, nhợt nhạt
  • Bàn tay, bàn chân lạnh toát
  • Da bong tróc
Dấu hiệu trẻ ra mồ hôi chân tay lạnh
Dấu hiệu trẻ ra mồ hôi chân tay lạnh

Nguyên nhân trẻ em ra mồ hôi tay chân lạnh

Thông thường, hiện tượng ra mồ hôi tay chân lạnh sẽ chấm dứt khi trẻ lớn lên. Tuy vậy, cha mẹ cũng nên tìm hiểu nguyên nhân, từ đó sớm đẩy lùi “phiền toái” này!

  • Do hệ thần kinh thực vật: Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em có liên quan đến rối loạn hệ thần kinh thực vật. Cụ thể, hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn chỉnh, mặt khác đường thở dễ bị tắc nghẽn. Do đó, sự tăng tiết tuyến mồ hôi sẽ diễn ra mạnh hơn, nhất là vào ban đêm khi trẻ nằm nghỉ ngơi
  • Còi xương: Ra mồ hôi chân tay lạnh là một trong những biểu hiện đặc trưng của còi xương. Ngoài mồ hôi trộm, trẻ bị còn xương còn kèm theo một số triệu chứng khác như: đầu xương to, thóp chậm liền, ngực nhô mình gà, chân đi vòng kiềng
  • Do trẻ thay đổi cảm xúc, thời tiết hoặc hoạt động mạnh: Trẻ nhỏ chưa có khả năng tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Do đó rất dễ bị ra mồ hôi nhiều trong những trường hợp này
  • Do sốc: Khi trẻ trải qua một cú sốc, quá trình lưu thông máu và oxy sẽ bị gián đoạn, dẫn đến các tế bào không thể nhận đủ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến các cơ quan nội tạng bị tổn thương. Mẹ có thể nhận biết chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em do sốc bằng các triệu chứng như nôn trớ, khó thở, mạch đập nhanh, da xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi, đồng tử giãn bất thường,…
  • Nhiễm trùng máu: Virus, vi khuẩn và mầm bệnh sẽ theo đường máu gây nhiễm trùng ở nhiều nơi có thể khiến các cơ quan không nhận đủ oxy và máu tươi. Lâu dần dẫn đến đổ mồ hôi lạnh. Nhiễm trùng máu là một tình trạng vô cùng nguy hiểm, đặc biệt khi trẻ bị ra mồ hôi lạnh đi kèm theo sốt cao, khó thở, mạch nhanh, cơ thể lạnh, run rẩy không ngừng, mất ý thức, tinh thần không tỉnh táo,…
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi tay chân lạnh?

Khi trẻ sơ sinh bị ra mồ hôi chân tay lạnh, cha mẹ nên lắng nghe ý kiến bác sĩ, từ đó sẽ có được phương hướng điều trị hiệu quả nhất. Song theo đó, mẹ có thể tham khảo một số cách trị ra mồ hôi tay chân lạnh cho trẻ tại nhà dưới đây:

Dùng trà đen

Trong trà đen có chứa axit tannic, với tác dụng ngăn chặn tình trạng chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em. Ngoài ra, trà đen cũng giúp thông thoáng và se khít lỗ chân lông. Qua đó hỗ trợ việc điều hòa tuyến mồ hôi. Mẹ có thể tham khảo cách thực hiện sau:

  • Cách 1: Hãm trà đen với nước sôi, sau đó đem ngâm tay và chân cho bé
  • Cách 2: Cho túi trà đen đã hãm massage vào lòng bàn tay và chân bé. Sau đó bỏ đi và rửa sạch tay chân
Trà đen hỗ trợ điều hòa tuyến mồ hôi
Trà đen hỗ trợ điều hòa tuyến mồ hôi

Dùng nước chà chua

Với tình trạng chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em có thể cải thiện bằng cách dùng nước chà chua. Cách này không những hạn chế tuyến mồ hôi hoạt động mạnh mà còn giúp làm mát và mịn da. Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Cà chua rửa sạch, thái lát mỏng, sau đó massage nhẹ nhàng lên lòng bàn tay, bàn chân bé. Sau đó rửa sạch lại với nước
  • Cách 2: Cà chua rửa sạch, ép lấy nước, sau đó thoa lên tay, chân của bé
Nước cà chua hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra
Nước cà chua hạn chế tuyến mồ hôi tiết ra

Chữa bệnh ra mồ hôi chân tay lạnh bằng lá lốt

Từ lâu, lá lốt đã được biết đến với tác dụng chữa bệnh ra mồ hôi trộm. Mẹ chỉ cần đun lá lốt với nước, sau đó đợi nguội rồi dùng để tắm cho bé. Nên áp dụng thường xuyên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bổ sung canxi

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn bổ sung canxi lý tưởng nhất. Vì vậy, mẹ nên tăng cường cho bé bú sữa để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Đối với trẻ ăn dặm, cha mẹ nên ưu tiên các thực phẩm giàu đạm, canxi, bột đường.

Bởi đây là những dưỡng chất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nếu cha mẹ muốn bổ sung canxi cho trẻ, hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để biết được hàm lượng chính xác.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là thành phần quan trọng trong quá trình xây dựng cấu trúc xương. Nhờ có vitamin D, trẻ sẽ hấp thu canxi và phốt pho dễ dàng. Cha mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ theo một số cách sau:

  • Mẹ nên ăn uống đa dạng, nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D để tăng chất lượng sữa
  • Nên thường xuyên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời
  • Sử dụng vitamin D nhỏ giọt theo hướng dẫn của bác sĩ

Chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em gây ra nhiều phiền toái. Hy vọng với chia sẻ này, cha mẹ có thể chăm sóc bé tốt hơn!

Tác giả: Fitobimbi

Chia sẻ bài viết này