Nội dung chính

Có nên bổ sung dha cho trẻ không?

Phụ huynh hiện nay rất quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng của trẻ nhỏ. Trong đó, có nên bổ sung DHA cho trẻ không là thắc mắc của nhiều người nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thông tin về DHA cho trẻ.

Có nên bổ sung DHA cho trẻ không? Bao nhiêu là đủ?
Có nên bổ sung DHA cho trẻ không? Bao nhiêu là đủ?

Có nên bổ sung DHA cho trẻ không?

DHA là hoạt chất giúp bé phát triển thị lực, trí tuệ và ngăn suy giảm trí nhớ. Vì vậy, ngay từ khi còn là bào thai của mẹ chuyên gia đã khuyến cáo  bổ sung DHA đầy đủ. Và quá trình này sẽ được duy trì tiếp đến khi  sinh và trong những năm đầu đời để giúp bé phát triển trí não, thị giác, tốt cho sức khỏe.

Tổ chức WHO cũng khuyến cáo, phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải đảm bảo tiêu thụ khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Lượng DHA nạp vào người mẹ sẽ được cung cấp cho thai nhi qua dây rốn hoặc cho trẻ sơ sinh qua nguồn sữa mẹ.

Chính vì vậy, việc thường xuyên bổ sung DHA cho trẻ, nhất là các bé sơ sinh là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo cho chức năng trong cơ thể hoạt động hiệu quả.

Có nên bổ sung DHA cho trẻ không?
Có nên bổ sung DHA cho trẻ không?

Lợi ích mà việc bổ sung DHA mang lại cho bé

Có nên bổ sung DHA cho trẻ không? Câu trả lời là có. Mặc dù vẫn đang duy trì thói quen này hàng ngày nhưng nhiều mẹ vẫn không hiểu lý do vì sao lại cần bổ sung DHA. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích sau để hiểu kỹ hơn về hoạt chất này.

  • Quyết định điểm IQ của trẻ: DHA kiểm soát sự nhận thức và trí tuệ của trẻ trong tương lai. Điều này ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, chú ý, xử lý thông tin cũng như sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ trong độ tuổi từ 8-9 nếu được bổ sung DHA đầy đủ sẽ có chỉ số IQ cao hơn 8.3 điểm. Ngoài ra, tỉ lệ mắc bệnh chậm phát triển thần kinh cũng thấp hơn.
  • Tốt cho mắt: DHA là thành phần cấu tạo 50-60% võng mạc. Nơi được coi là “sở chỉ huy” hoạt động của mắt. Vì vậy, việc bổ sung hoạt chất này sẽ góp một phần quan trọng giúp bé có đôi mắt khỏe.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: DHA có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm, nhất là ở đường hô hấp. Theo đó, trẻ được bổ sung DHA và ARA có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường hô hấp thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, các triệu chứng như khò khè, hen suyễn, dị ứng cũng được giảm đi đáng kể.
  • Phát triển thể chất: DHA còn có mối liên hệ mật thiết với chu vi vòng đầu, cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh. Bổ sung đủ DHA cho mẹ bầu sẽ giúp hỗ trợ các mạch máu thai nhi phát triển, giảm nguy cơ suy nhược sau sinh, giúp bé nặng cân hơn.

Nên bổ sung DHA thường xuyên cho nhóm trẻ nào?

Trong suốt hành trình phát triển của mình, bé nào cũng cần bổ sung DHA, nhất là những nhóm đối tượng dưới đây.

  • Trẻ dưới 3 tuổi: Não của bé trong giai đoạn này phát triển không ngừng và đạt kích thước gấp 2 lần vào tháng thứ 9 sau chào đời, gấp 3 sau 3 năm đầu. Ước tính sau 1000 ngày đầu, các liên kết của tế bào não sẽ đạt 70-80%. Do đó, giai đoạn này bé cần rất nhiều DHA.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non có nguy cơ gặp phải hàng loạt khó khăn về phát triển thần kinh, thị giác, chẳng hạn như trí nhớ kém, khó tiếp thu, dễ mắc bệnh về mắt. Lý do là bởi quá trình mang thai, DHA sẽ được vận chuyển từ mẹ sang bé nhiều nhất trong tam cá nguyệt cuối cùng. Vì vậy, nếu trẻ không đủ tháng, nguy cơ thiếu hụt DHA rất cao. Bé cần bù đắp sau đó để đảm bảo sự phát triển.
  • Trẻ không được bú mẹ hoặc chế độ ăn của mẹ không đủ DHA: Ở các quốc gia đang phát triển hàm lượng DHA trong sữa mẹ chỉ dưới 0,2%. Tuy nhiên DHA này rất dễ hấp thu. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Qúa trình nuôi con bú  mẹ nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày. Thông qua sữa mẹ lượng DHA này sẽ được truyền cho bé. Trường hợp mẹ không đủ sữa hoặc chế độ ăn không đủ DHA bé cần được khuyên bổ sung bên ngoài.

Bổ sung DHA cho trẻ đến bao giờ?

Đến nay vẫn chưa có khuyến cáo chính thức nào về thời gian hay độ tuổi phải ngừng sử dụng DHA. Ở mỗi giai đoạn phát triển, trẻ lại cần DHA với một vai trò và chức năng riêng. Vì vậy nếu có điều kiện mẹ có thể sử dụng axit béo này liên tục cho con. Trong đó, tốt nhất là giai đoạn mang thai, sau sinh và đến khi trẻ được 6 tuổi.

Thực tế, DHA có nhiều ở trong thực phẩm, sữa mẹ. Nên ngay cả khi mẹ dừng cho bé uống DHA, con vẫn có thể nhận được một lượng nhỏ từ thức ăn hàng ngày.

Ở một số trường hợp cá biệt, bác sĩ có thể sẽ khuyên ngừng dùng DHA cho con. Cụ thể:

  1. Sắp phẫu thuật: Trường hợp này trẻ cần tạm dùng bổ sung DHA khoảng 1-2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật để hạn chế nguy cơ mất máu, khó cầm máu.
  2. Trẻ dị ứng: Dị ứng với DHA là tình trạng rất hiếm gặp. Nhưng ngay khi trẻ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó thở mẹ cần lập tức dừng bổ sung và đưa trẻ đi khám.

Liều lượng dùng DHA phù hợp cho trẻ

 Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, hàm lượng bổ sung DHA cho trẻ như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tuổi: 70mg DHA/ngày là hàm lượng lý tưởng, giúp trẻ hoàn thiện chức năng não bộ và tạo nền tảng cho sự phát triển của các kỹ năng khác
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 75mg DHA/ngày. Giai đoạn này, nguồn bổ sung DHA cho bé không chỉ đơn thuần là sữa mẹ mà sẽ đa dạng và phong phú hơn nhiều
  • Trẻ từ 3 – 7 tuổi: 125mg DHA/ngày. Độ tuổi này bé, bộ não của trẻ cần cung cấp đầy đủ năng lượng để xử lý thông tin và ghi nhớ
  • Trẻ từ 8 tuổi trở lên: 250mg DHA/ngày

👉👉👉 Xem thêm: Cách uống DHA cho bé đúng chuẩn giúp hấp thu tối ưu

Bổ sung DHA cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi
Bổ sung DHA cho trẻ phụ thuộc vào độ tuổi

Một năm cho trẻ dùng DHA mấy lần?

Số lần dùng DHA trong năm thường sẽ phụ thuộc vào nhu cầu, chế độ ăn uống của gia đình cũng như loại DHA mà bé sử dụng. Thông thường, mẹ nên chia liệu trình ra làm 2-3 đợt/ năm. Mỗi đợt có thể cách nhau 1-2 tháng.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn mẹ nên đưa bé đi thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe để được tư vấn kỹ hơn về liệu trình cũng như liều lượng sử dụng.

Trên đây là giải đáp “Có nên bổ sung DHA cho trẻ không”. Bố mẹ hãy cố gắng đa dạng thực đơn để bé hấp thụ dưỡng chất tốt nhất nhé!

https://www.nordic.com/healthy-science/why-do-babies-need-omega-3s-and-how-much-do-they-need
Chia sẻ bài viết này