Nội dung chính

Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự khỏi không?

Khi phát hiện bé bị dính thắng lưỡi, nhiều cha mẹ vội vàng đưa con làm phẫu thuật. Tuy nhiên, theo bác sĩ, trẻ bị dính thắng lưỡi không bắt buộc phải phẫu thuật. Vậy trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

[Chuyên gia giải đáp] - Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?
[Chuyên gia giải đáp] – Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Dính thắng lưỡi là như thế nào?

Tại Việt Nam, có tới 5% trẻ sinh ra gặp phải dị tật dính thắng lưỡi. Các nhà khoa học chưa có nghiên cứu rõ ràng về nguồn gốc của dị tật này. Song, dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật thông thường.

Thắng lưỡi hay còn gọi là phanh lưỡi, đây là tấm niêm mạc nối giữa mặt dưới của lưỡi với sàn miệng. Được gọi là “phanh” lưỡi vì nó giúp giới hạn khoảng không gian cử động phù hợp với cấu trúc vòm miệng. Nhờ đó mà việc phát âm, giao tiếp trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn.

Dính thắng lưỡi là thuật ngữ mô tả tình trạng phanh lưỡi quá ngắn, dày hoặc siết chặt vào sàn miệng. Dị tật này khiến mọi cử động của lưỡi trở nên kém linh hoạt, ảnh hưởng lớn đến khả năng nói và ăn uống.

Hình ảnh dính thắng lưỡi
Hình ảnh dính thắng lưỡi

Trẻ bị dính thắng lưỡi sẽ có những dấu hiệu như sau:

  • Lưỡi hình trái tim/nhọn/vuông khi trẻ khóc
  • Lưỡi của trẻ không thể chạm vào khẩu cái
  • Trẻ bị dính thắng lưỡi mức độ nặng thường ảnh hưởng đến phát âm, đặc biệt là khi nói các chữ như r, tr, n, l,…

Dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Trước khi giải đáp “trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?” Hãy cùng tìm hiểu những ảnh hưởng mà dị tật này mang lại cho trẻ nhé!

Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp. Dưới đây là những đặc điểm cụ thể của từng mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ:

  • Mức độ 1: Độ dài thắng lưỡi từ 12 – 16mm
  • Mức độ 2: Độ dài thắng lưỡi từ 8 – 11mm
  • Mức độ 3: Độ dài thắng lưỡi từ 3 – 7mm
  • Mức độ 4: Độ dài thắng lưỡi dưới 3mm
Trẻ bị dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?
Trẻ bị dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Nhìn chung, dính thắng lợi không quá nguy hiểm đối với trẻ. Tuy nhiên, nó lại gây một số bất tiện cho trẻ, chẳng hạn như:

  • Thắng lưỡi dính khiến trẻ không thể ngậm núm vú đúng cách nên bú được ít gây thiếu dinh dưỡng và chậm tăng cân.
  • Thắng lưỡi dính sẽ tạo một khe hở giữa hai răng cửa dưới. Nếu không được phát hiện sớm, răng sẽ bị xô lệch gây mất thẩm mỹ.
  • Trẻ bị dính thắng lưỡi thường nói ngọng, phát âm không rõ, khiến trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp.
  • Do lưỡi không thể cử động linh hoạt, đẩy lên trên, sang trái hay phải nên khi nhai, nuốt, thức ăn sẽ bị vướng lại gây phát sinh các vấn đề răng miệng.
  • Lưỡi dính nên việc lấy hơi để chơi nhạc cũ sẽ trở nên vô cùng khó khăn

Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không?

Dính thắng lưỡi có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Thông thường, mức độ 1 và mức độ 2 sẽ được cho là dính thắng lưỡi nhẹ. Tùy vào kết quả thăm khám mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị phù hợp.

Được biết, dính thắng lưỡi nhẹ hầu như không ảnh hưởng đến việc ăn uống và phát âm. Đặc biệt, dị tật này có thể khắc phục dễ dàng mà không cần dùng đến biện pháp can thiệp phẫu thuật.

Dính thắng lưỡi nhẹ hoàn toàn có thể tự hết mà không cần can thiệp
Dính thắng lưỡi nhẹ hoàn toàn có thể tự hết mà không cần can thiệp

Điều quan trọng là cha mẹ cần kịp thời phát hiện, sau đó có những điều chỉnh phù hợp để quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ được diễn ra bình thường. Sai lầm của nhiều ông bố, bà mẹ khi con đến tuổi “bi bô” là thường bắt chước lại giọng nói không chuẩn của trẻ. Điều này vô hình chung khiến trẻ nói ngọng. Bởi theo phản xạ trẻ nghe như nào sẽ nói lại như thế.

Dính thắng lưỡi nhẹ có tự hết không? Nhìn chung, trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, trước khi có những đánh giá về mức độ dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Trẻ dính thắng lưỡi khi nào bắt buộc làm phẫu thuật?

Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng, tương đương với mức độ 3 hoặc 4, ba mẹ bắt buộc phải cho con làm phẫu thuật cắt thắng lưỡi.

Chi phí cắt thắng lưỡi bao nhiêu? Phẫu thuật ở đâu là tốt?

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

Đây được coi là thời điểm lý tưởng đến tiến hành phẫu thuật cắt thắng lưỡi cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa có sự hình thành của nhiều mạch máu và dây thần kinh ở thắng lưỡi. Vì vậy, phẫu thuật thắng lưỡi sẽ ít làm trẻ đau và chảy máu.

Với phương pháp cắt thắng lưỡi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, dùng dao cắt bớt một phần thắng lưỡi. Trẻ có thể bú lại ngay sau khi phẫu thuật mà không gây ảnh hưởng gì.

Trẻ trên 6 tháng tuổi

Việc cắt thắng lưỡi ở giai đoạn này gặp nhiều khó khăn hơn, vì các mạch máu đã được hình thành nhiều hơn. Do đó, cắt thắng lưỡi sẽ gây đau đớn và khiến trẻ bị chảy máu. Để tránh ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp gây mê.

Trên đây là giải đáp “trẻ dính thắng lưỡi nhẹ có tự khỏi không?”. Đây là dị tật đơn giản có thể tự hết hoặc can thiệp dễ dàng bằng biện pháp phẫu thuật. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường ở trẻ để kịp thời xử lý, tránh để lâu gây ảnh hưởng đến giao tiếp của con.

Chia sẻ bài viết này