Nội dung chính

9 Nguyên nhân trẻ khóc đêm mẹ nên biết để tránh

Khóc đêm là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ khóc đêm nguyên nhân là gì, cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Fitobimbi đi tìm lời giải để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ khóc đêm

Hiện tượng trẻ quấy khóc đêm có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây.

1. Đói bụng

Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ. Do đó mẹ cần cho bé ăn uống đều đặn, thường xuyên. Mỗi lần chỉ nên cách nhau khoảng 2-3 tiếng để tránh tình trạng con bị quấy khóc vì đói bụng đêm. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết tình trạng con đói bằng việc theo dõi các dấu hiệu như: em bé cho tay vào miệng, quấy khóc, tém môi.

2. Tã ướt

Tã ướt là một trong những lý do khiến trẻ quấy khóc đêm khuya. Lý do là bởi việc tã bị ướt sẽ khiến trẻ lạnh và thấy khó chịu nên không ngủ ngon. Lúc này, mẹ cần kiểm tra, nhanh chóng thay tã để con dễ chịu và ngủ tốt hơn.

3. Nhiệt độ phòng không thích hợp

Trẻ nhỏ thích được ủ ấm. Do đó nếu nhiệt độ phòng quá lạnh bé sẽ cảm thấy khó chịu, không thể ngủ ngon. Tuy nhiên, nếu phòng quá nóng hoặc mặc quần áo quá nhiều cũng sẽ khiến trẻ khóc đêm vì thấy bức bối. Do đó, để bé ngủ ngon mẹ cần căn chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp từng mùa.

4. Trẻ đang giai đoạn mọc răng

Mọc răng cũng là lý do khiến bé quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Những cơn đau nướu khi răng trồi lên khiến con cáu kỉnh, sinh ra kén ăn, bứt rứt, khó chịu và không ngủ sâu. Do đó mẹ nên chú ý và quan tâm đến những biểu hiện này khi bé khó ngủ. Dấu hiệu để mẹ có thể nhận biết tình trạng khó ngủ do đang mọc răng là trẻ chảy nước dãi liên tục, nướu sưng đỏ,…

Mọc răng có thể khiến trẻ khóc đêm nhiều
Mọc răng có thể khiến trẻ khóc đêm nhiều

5. Bé bị bệnh

Một trong những lý do khiến trẻ khóc đêm, mè nheo với mẹ có thể là do con bị cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi,…. Khi ốm, trẻ sẽ khó chịu trong người kèm theo tình trạng ngạt mũi, khó thở sẽ khiến con vào giấc khó hơn. Vì vậy khi trẻ có các dấu hiệu, giật mình quấy khóc trong đêm kèm theo sốt cao, sổ mũi mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay. Tránh tình trạng sốt cao gây co giật, nguy hiểm tính mạng.

6. Do bé hoạt động quá mức vào ban ngày

Việc để cho bé hoạt động quá sức ban ngày có thể khiến cho hệ thống thần kinh rơi vào trạng thái hưng phấn. Từ đó tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ giật mình, khóc đêm. Ngoài ra nếu như ban ngày mẹ cho bé đến những nơi đông người, xem các bộ phim có tình tiết kịch tính hay nghe bản nhạc có tiết tấu mạnh cũng khiến cho sẽ khiến cho con hứng phấn, khó đi ngủ ngon.

7. Bé muốn mẹ ôm ấp

Việc phải một mình ở trong bóng tối có thể khiến cho trẻ rơi vào trạng thái lo sợ. Vì thế mà khi tỉnh giấc giữa đêm còn thường gào khóc. Lúc này con cần mẹ ở bên cạnh, ôm ấp, vỗ về để chìm lại vào giấc ngủ.

8. Trẻ thiếu dưỡng chất

Tình trạng thiếu hụt vi chất như vitamin D, canxi, kẽm, magie,… cũng sẽ khiến con bị tỉnh giấc, khóc đêm nhiều lần. Cụ thể:

  • Canxi: Duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, giúp hệ thần kinh truyền tín hiệu. Vì vậy, khi bị thiếu hụt trẻ sẽ có các dấu hiệu quấy khóc, giật mình giữa đêm.
  • Vitamin D3:  Giúp tăng hấp thụ canxi vào ruột, duy trì giấc ngủ của con. Vì vậy trẻ nhỏ sẽ dễ giật mình, ngủ không sâu giấc khi bị thiếu hụt.
  • Magie: Nguyên tố này tham gia kích thích sản xuất Melatonin, tăng chất dẫn truyền thần kinh trong não. Vì vậy khi bị thiếu hụt trẻ sẽ khó ngủ, nhịp tim bất thường.
  • Sắt:  Trẻ thiếu sắt, não bộ thường không hoạt động ổn định do đó con sẽ có các biểu hiện như quấy khóc, giật mình khi ngủ. Bé bị lười ăn, sụt cân, da dẻ xanh xao,…

    Thiếu canxi có thể khiến trẻ quấy khóc
    Thiếu canxi có thể khiến trẻ quấy khóc

9. Nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân thường gặp tình trạng trẻ nhỏ khóc đêm còn có thể do bị côn trùng cắn, chui vào tai, trả bị giun kim, thay đổi không gian sống, phòng ngủ nhiều tiếng ồn,…

Trẻ quấy khóc đêm kéo dài có nguy hiểm không?

Trẻ con khóc đêm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và để lại những hậu quả cho mẹ cùng bé. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến bé

Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ là yếu tố vàng để con phát triển toàn diện. Vì vậy, việc để khóc đêm kéo dài sẽ khiến giấc ngủ của con gián đoạn, hormone tăng trưởng suy giảm. Từ đó khiến trẻ chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng,…

Không chỉ thế, tình trạng này còn có thể dẫn đến hành vi bất thường ở trẻ như rối loạn tăng động, thiếu tập trung, hay cáu kỉnh, lo âu. Đặc biệt nếu để kéo dài bé còn có thể đối mặt với các nguy cơ như đột tử, suy giảm nhận thức,… Do đó, nếu trẻ khóc đêm không ngừng kèm theo biểu hiện co giật, hoảng sợ, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.

Ảnh hưởng đến mẹ

Chắc hẳn mẹ nào cũng sẽ mệt mỏi khi phải dỗ con mỗi đêm. Việc khóc dạ đề ở trẻ không chỉ khiến cho giấc ngủ của mẹ mà các thành viên trong gia đình cũng bị gián đoạn. Việc phải thức đêm dỗ, ru con ngủ sẽ khiến các mẹ trở nên mệt mỏi, xanh xao, tinh thần chán nản, thậm chí có thể trầm cảm kéo dài.

Cách giúp bé ngủ ngon, hạn chế giật mình

Tạo chuyển động đều

Khi còn ở trong bụng mẹ, tử cung di chuyển liên tục. Do đó, khi bé ra ngoài, thường có xu hướng phản ứng bằng cách thực hiện chuyển động như nhảy múa, lắc lư. Vì vậy để con ngủ ngon mẹ hãy tạo ra những chuyện động nhẹ như lắc nôi, ầu ơ để con có lại cảm giác giống như trở về tử cung.

Tiếp xúc da với bé

Việc tiếp xúc trực tiếp với làn da mẹ sẽ giúp mang đến cảm giác an toàn cho con. Từ đó làm dịu cơn khóc đồng thời giúp bé ổn định nhiệt độ, vào giấc tốt hơn. Do đó khi trẻ quấy khóc mẹ hãy thử dành vài phút ôm bé vào lòng và áp lên mặt.

Cho bé kề da để dễ ngủ
Cho bé kề da để dễ ngủ

Tạo ra âm thanh quen thuộc

Thời kỳ sơ sinh còn trong bụng mẹ, trẻ đã ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Do đó để con ngủ ngon, không bị giật mình mẹ hãy tạo ra tần số tương tự. Điều này không chỉ giúp bé thư giãn mà còn làm chậm tần số sóng não khiến trẻ buồn ngủ nhanh hơn.

Massage cho bé

Cách chữa tật hay khóc đêm ở trẻ được nhiều mẹ bỉm áp dụng đó là massage. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh vốn thích tiếp xúc với da. Do đó nếu được massage thường xuyên con sẽ ít khi quấy khóc. Mẹ hãy thử để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay, sau đó xoa nắn nhẹ nhàng từ tay, chân, lưng, ngực,…

Xây dựng không gian ngủ thoải mái

Để bé có thể chìm vào giấc ngủ dễ dàng mẹ hãy xây dựng không gian ngủ thoải mái. Theo đó, nhiệt độ phòng nên để ở khoảng 27-28 độ C, kèm theo đó là ánh sáng nhẹ, tránh tiếng động lớn ảnh hưởng đến con.

Vỗ nhẹ lưng con

Trẻ khóc đêm có thể là do hít phải không khí quá nhiều khiến cho đầy hơi, chướng bụng. Vì vậy để con yên giấc mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi. Tư thế tốt nhất là ẵm đứng bé, để đầu dựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ nhàng.

Vỗ nhẹ để ru con ngủ tốt hơn
Vỗ nhẹ để ru con ngủ tốt hơn

Bổ sung dinh dưỡng cho con ngủ ngon, tròn giấc

Mẹ có thể bổ sung thêm dinh dưỡng cho con từ các thực phẩm tự nhiên: tinh bột (cháo, cơm), rau xanh, lá tía tô đất..
Mẹ cũng nên bổ sung thêm sản phẩm giúp bé ngủ sâu giấc tự nhiên như TPBVSK Fitobimbi Sonno.

Sản phẩm được chiết xuất từ lá tía tô đất, hoa đoạn lá bạc, hoa lạc tiên tây giúp hỗ trợ bé ngủ ngon sâu giấc một cách tự nhiên mà không ảnh hưởng đến thần kinh, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ cho bé.
Fitobimbi Sonno được nhập khẩu nguyên hộp từ Italy, dạng nhỏ giọt tiện dụng. Siro thuần thực vật, có vị nguyên bản, dễ uống, không chứa lactose và gluten, đạt tiêu chuẩn FDA, cGMP-Hoa Kỳ, đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ nên bổ sung cho bé từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả.

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và được tin dùng bởi hàng triệu bà mẹ trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, Fitobimbi Sonno xuất hiện trên 7 năm, được các chuyên gia y tế đầu ngành đánh giá cao, khuyên dùng cho bé từ 1 ngày tuổi đến 12 tuổi, giúp hỗ trợ bé ngủ sâu ngon giấc.

Một số biện pháp khác

  • Không nên cho bé ăn quá no hoặc bú quá nhiều vào giờ đi ngủ
  • Luôn giữ cho cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện
  • Giường và ga giường phải thật sạch sẽ, tránh dùng các loại bột giặt, nước xả kích ứng da
  • Lập thời gian biểu cố định về giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi cho con
  • Không nên cho bé ngủ nhiều vào ban ngày

Câu hỏi thường gặp

Trẻ con khóc đêm khi nào là bình thường?

Trẻ khóc đêm dân gian vẫn thường gọi là khóc dạ đề.  Tình trạng này được xem là dấu hiệu phát triển bình thường của trẻ khi:

  • Thời gian quấy khóc kéo dài 3 tiếng/ ngày, tối đa 3 tháng 10 ngày ở cữ.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, tình trạng này thuyên giảm. Bởi vì con đã thích nghi với môi trường ngoài cũng như phương pháp chăm sóc của mẹ đã tốt hơn.
Khóc đêm sinh lý sẽ tự cải thiện khi trẻ được 4 tháng tuổi
Khóc đêm sinh lý sẽ tự cải thiện khi trẻ được 4 tháng tuổi

Trẻ khóc đêm khi nào là bất thường?

Nếu tình trạng trẻ khóc đêm kéo dài, ảnh hưởng thể chất, tinh thần của bé thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo con đang gặp phải bệnh lý nào đó. Một số biểu hiện bất thường đi kèm với chứng khóc đêm gồm: trẻ hay giật mình, hoảng sợ, khóc thét, khóc dai dẳng nhiều hơn 3 tiếng, kèm theo đó là những cơn đau bụng, bỏ bú,…

Có thể nói 3 tháng đầu đời là quãng thời gian vất vả của mẹ. Việc trẻ khóc đêm đòi hỏi mẹ cần kiên nhẫn, nhẹ nhàng với con. Trường hợp khóc đêm kéo dài, kèm theo dấu hiệu bất thường thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này