Nội dung chính

Mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không

Mắt bé bị đổ ghèn là hiện tượng thường gặp, xảy ra sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm theo đó là các biểu hiện của sự nhiễm trùng thì ba mẹ không nên coi thường. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!

Mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không
Mắt bé bị đổ ghèn có nguy hiểm không

Ghèn mắt là gì?

Ghèn mắt hay còn gọi là gỉ mắt, là hiện tượng sinh lý bình thường xuất hiện khi chúng ta ngủ, có tác dụng giúp mắt được giữ ấm và không bị khô. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị ghèn cũng có thể là cơ chế làm sạch một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé.

Bên cạnh những lợi ích không ngờ, việc mắt trẻ xuất hiện nhiều gỉ có thể là dấu hiệu đáng báo động. Đặc biệt là khi theo kèm với các biểu hiện khác như đau nhức, sưng tấy,… Lúc này, trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ để thăm khám và điều trị phù hợp.

Ghèn mắt là gì?

Nguyên nhân mắt bé bị đổ ghèn

Mắt bé bị đổ ghèn có thể xuất hiện từ những nguyên nhân sau:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn: Đây là bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến do vi khuẩn gây ra, với các biểu hiện như mắt bé đổ ghèn nhiều, có mủ, hai mí dính vào nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt
  • Viêm kết mạc do virus: Mắt bé bị đổ ghèn và chảy nước mắt nhiều là biểu hiện của tình trạng viêm kết mạc do virus. Bên cạnh đó, trẻ có thể cảm thấy ngứa hoặc đau mắt, nhiều trường hợp còn bị sốt, phần lòng trắng của mắt có màu đỏ. Thông thường, viêm kết mạc do virus sẽ gây mủ cả ở 2 mắt
  • Tắc tuyến lệ: Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu nhận biết là trẻ bị tắc tuyến lệ là nước mắt chảy liên tục, nhất là khi trẻ ở nơi có gió, nắng hoặc thời tiết lạnh. Tắc tuyến lệ kéo dài có thể dẫn đến nhiễm trùng, tuy nhiên không quá nghiêm trọng và thường khỏi sau khoảng 1 tháng
  • Dị vật ở trong mắt: Các dị vật như bụi bẩn, cát, lông mi, lông thú cưng,… có thể bám và mi mắt sẽ khiến mắt tự động tiết ra mủ, ghèn. Để phát hiện bé đổ ghèn do bị dị vật dính ở mắt, ba mẹ nên quan sát mắt của con thật kỹ. Đặc biệt, nếu trẻ có triệu chứng của nhiễm trùng mắt mà sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh không đỡ thì khả năng cao có thể do dị vật
  • Nhiễm bẩn: Hành động vô thức đưa tay lên mắt hoặc tay của ba mẹ không đảm rửa sạch sẽ trước khi chạm vào mắt con đều có thể khiến mắt bé đổ ghèn nhiều
  • Hội chứng khô mắt: Nếu mắt bé đổ ghèn nhiều vào buổi sáng, kèm theo hiện tượng nhìn không rõ thì rất có thể liên quan đến hội chứng khô mắt

Nguyên nhân mắt bé bị đổ ghèn

Mắt bé đổ ghèn nhiều có sao không?

Bé đổ ghèn mắt là tình trạng phổ biến và đa phần không đáng ngại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu mắt bé bị đổ ghèn nhiều đi kèm với một số dấu hiệu dưới đây thì ba mẹ cần phải đặc biệt chú ý:

  • Ghèn xanh tập trung ở đầu và đuôi mắt: Tình trạng này có thể tự theo dõi tại nhà, nhưng nếu không được lấy ra kịp thời sẽ khiến mắt bé bị đau, khó chịu,…
  • Ghèn vàng: Đây là trường hợp ba mẹ cần lưu tâm, bởi rất có thể là biểu hiện của sự nhiễm trùng. Nếu tình trạng này kéo dài 3 – 5 ngày, các mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra ngay
  • Ghèn một bên mắt: Đây là tình trạng phổ biến và không gây nguy hiểm, thường biến mất sau một vài tuần. Nguyên nhân chủ yếu là do bé bị viêm hoặc tắc ống dẫn lệ
  • Ghèn xanh lá, vàng đậm khiến mắt bé sưng tấy, đau nhức: Đây là triệu chứng đáng báo động, bởi chúng thường liên quan đến các bệnh về mắt. Nếu kéo dài, thị lực của trẻ có thể bị ảnh hưởng
  • Đuôi mắt đen do ghèn tích tụ: Nguyên nhân có thể do bụi bẩn, ba mẹ cần nhỏ mắt cho bé bằng nước muối sinh lý để làm sạch và ngăn ngừa bụi bẩn

Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt bao lâu thì khỏi?

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp ghèn mắt là do ống dẫn nước mắt bị tắc thì sẽ thường tự khỏi mà không cần điều trị trong vòng 4 – 6 tháng. Nếu mắt bé bị đổ ghèn do dính dị vật thì chỉ cần làm sạch đúng cách, hạn chế cho con tiếp xúc với bụi bẩn thì có thể khỏi sau 3 – 4 ngày. Với những trường hợp khác, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được nhận tư vấn và lời khuyên hữu ích.

Cách chữa mắt bé bị đổ ghèn

Nếu mắt bé bị đổ ghèn không kèm theo các triệu chứng như sưng tấy đỏ, viêm nhiễm, bỏng rát. Mẹ chỉ cần vệ sinh đôi mắt của bé sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó sử dụng thuốc nhỏ mắt.

Loại bỏ ghèn mắt cho bé

  • Ghèn mắt có thể lây lan từ mắt này sang mắt còn lại. Do đó, trong quá trình vệ sinh, ba mẹ nên lau sạch mắt trẻ bằng cách di chuyển một hướng, từ phía trong mắt ra phía ngoài
  • Dùng bông gòn thấm nước ấm, lau nhẹ nhàng vào mắt bé để tránh làm tổn thương giác mạc và kết mạc của trẻ
  • Miếng bông gòn đã sử dụng cần được vứt bỏ ngay để đảm bảo không tái nhiễm cho trẻ
  • Sau khi quá trình vệ sinh mắt hoàn tất, ba mẹ có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp bé giảm đau, loại bỏ bụi bẩn có thể gây nhiễm trùng hoặc kích ứng trong mắt của bé

cach chua mat be bi do ghen

Sử dụng thuốc nhỏ mắt cho bé

Thuốc nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% Pharmedic

Nước muối nhormawts Natri Clorid 0.9% là loại thuốc nhỏ mắt an toàn cho trẻ sơ sinh. Phụ huynh có thể sử dụng để vệ sinh mắt, mũi cho bé hoặc dùng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng đổ ghèn, đau mắt, sưng mắt do các bệnh lý về mắt gây ra. Mặc dù an toàn, tuy nhiên khi sử dụng ba mẹ cần tránh để đầu thuốc chạm mắt bé và nên dùng trong vòng 15 ngày kể từ ngày mở nắp.

Thuốc nhỏ mắt Argyrol 1%

Argyrol 1% có tác dụng phòng và điều trị đau mắt cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo khuyến cáo, ba mẹ nên dùng nhỏ mắt cho bé với liều lượng 1 giọt/lần x2 – 4 lần/ngày. Sản phẩm không dùng cho trẻ bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Thuốc nhỏ mắt Tobrex

Thuốc chứa hoạt chất Tobramycin 0.3%, là một loại kháng sinh nhóm aminoglycosid có hoạt tính mạnh, tác dụng kháng khuẩn rộng, từ đó có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mặc dù thuốc nhỏ mắt này có thể dùng cho trẻ sơ sinh, nhưng để đảm bảo ba mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.

Thuốc nhỏ mắt Tobrex

Massage ống tuyến lệ

Ống tuyến lệ cần được lưu thông để chấm dứt tình trạng ghèn mắt. Ba mẹ hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn
  • Lấy ngón tay trỏ ấn nhẹ vào sống mũi của bé
  • Vuốt ngón tay theo chiều dọc của mũi từ 2 – 3 lần. Lưu ý động tác cần thực hiện nhẹ nhàng và chắc chắn
  • Massage 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối
  • Nếu thực hiện massage ống tuyến lệ xong thấy mũi bé đỏ hoặc sưng tấy, hãy dừng ngay hành động đó và lập tức đưa bé đến gặp bác sĩ

Cách chữa mắt bé đổ ghèn tại bệnh viện

Trường hợp bé có triệu chứng nhiễm trùng mắt kéo dài và ngày một tiến triển nặng, bác sĩ có thể tiến hành tiêm steroid để làm thuyên giảm bệnh. Một số trẻ đổ ghèn mắt trong thời gian dài do tắc tuyến lệ, cách chữa trị được chỉ định sẽ là phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ sẽ chèn một đầu dò nhỏ vào ống tuyến lệ, sau đó tiến hành nong tuyến lệ và dùng nước muối để làm sạch, giúp tuyến lệ được thông thoáng.

Cách chữa mắt bé đổ ghèn tại bệnh viện

Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

Mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn bằng một số biện pháp sau:

  • Khăn mặt của bé cần được giặt sạch, phơi ở nơi khô ráo, tránh bụi bẩn
  • Bé cần có khăn mặt riêng, không dùng để vệ sinh những vùng cơ thể khác
  • Hạn chế đưa bé đến những nơi có ánh sáng mặt trời mạnh hoặc có gió lớn
  • Vệ sinh mắt cho bé muỗi ngày 2 – 3 lần bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Trước khi vệ sinh mắt cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ
  • Rửa mặt cho bé bằng nước ấm vào mỗi buổi sáng và tối
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với động vật, đặc biệt là chó mèo
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ bụi bặm cũng như các vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho bé

Qua bài viết trên đây, mong rằng ba mẹ sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng mắt bé bị đổ ghèn. Từ đó sớm phát hiện, điều trị và chủ động phòng ngừa cho bé một cách tốt nhất!

Chia sẻ bài viết này