Nội dung chính

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Méo đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Do hộp sọ mềm và yếu nên khi bé ngủ hoặc bú ở một bên đầu sẽ phải chịu tác động của lực lâu dài dẫn đến méo đầu. Vậy trẻ sơ sinh méo đầu phải làm sao? Cùng tham khảo ngay một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

méo đầu ở trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh bị méo đầu?

Trước khi khám phá cách chữa méo đầu cho trẻ 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân con bị méo đầu nhé!

Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu do đi qua kênh sinh của mẹ. Trong trường hợp khác, hình dáng đầu bé bị méo sau sinh là do tác động lên đầu khi trẻ nằm ngửa.

Tại sao trẻ sơ sinh bị méo đầu?

Giai đoạn đầu đời, trẻ có những phần mềm trên đỉnh đầu, nơi lối các mảnh xương sọ với nhau, gọi là thóp. Thóp giúp Những điểm này cho phép đầu trẻ có thể lọt qua được kênh sinh chật hẹp ở mẹ. Ngoài ra, thóp còn giúp trẻ thích nghi dần với sự phát triển của não bộ trong giai đoạn này. Tuy nhiên, vì đặc tính mềm dẻo nên nếu trẻ nằm ngủ hoặc bú sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến đầu bị méo, biến dạng. Đó có thể là tình trạng bé bị méo đầu bên phải hoặc bên trái, tùy theo hướng bé nằm nghiêng.

Triệu chứng méo đầu ở trẻ sơ sinh

Ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra đầu bé bị méo thông qua những chi tiết sau:

  • Các mạch máu nổi ở da đầu bé
  • Quan sát từ trên xuống, phần sau đầu của bé phẳng hơn so với bên còn lại
  • Tai ở bên phẳng hơn có thể bị đẩy ra trước
  • Trường hợp trẻ bị méo đầu nặng, trán có thể lồi ra trước, khiến tỷ lệ khuôn mặt không đồng đều. Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị méo đầu là do vẹo cổ thì phần cổ, hàm và mặt cũng có thể không đều

Trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không?

Nếu chứng méo đầu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Vì trẻ méo đầu hoàn toàn có thể trở lại hình dáng đầu bình thường nếu điều chỉnh được tư thế nằm. Khi bé được 6 – 8 tháng tuổi, đây là giai đoạn bé có thể ngồi vững, hộp sọ cũng sẽ tự thay đổi.

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị méo đầu do tư thế không gây tổn hại gì đến não bộ nên bé vẫn phát triển bình thường. Mặc dù vậy, bất thường về hình dạng đầu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này. Do đó, nhiều ba mẹ lo lắng không biết làm thế nào để chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh?

Trong hầu hết các trường, phần lép trên đầu của trẻ có thể tự điều chỉnh khi bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, lúc bé bắt đầu tập ngồi. Dưới đây là một số mẹo dân gian liên quan đến chế độ sinh hoạt để có thể cải thiện nhanh chóng tình trạng méo đầu.

Mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh

Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nằm ngửa là tư thế an toàn nhất khi bé mắc hội chứng méo đầu. Ngoài ra, tư thế này cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thay vì để trẻ ngủ một tư thế quá lâu, mẹ nên điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ thường xuyên để cải thiện chứng méo đầu.

Nếu giấc ngủ đầu tiên, bé nằm nghiêng bên trái thì đến giấc ngủ thứ hai, mẹ nên quay đầu bé nghiêng sang bên phải và ngược lại. Nếu trẻ nằm ngửa, hãy quay mặt trẻ sang hướng đối diện.

Cho bé nằm ngửa và thay đổi tư thế ngủ

Khi đặt bé nằm, mẹ nên hạ bé xuống từ từ, đặt thân người xuống trước rồi mới đến đầu. Sau đó điều chỉnh tư thế đầu sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất. Tuyệt đối không để bé nằm gối quá cứng hay kê gối quá cao sẽ ảnh hưởng đến cổ, gây áp lực lên đầu khiến đầu trẻ dễ bị bẹp.

Nếu trẻ thích nằm nghiêng, mẹ có thể lót dưới miếng khăn mềm, tránh tình trạng đầu bé bị bẹt.

Xoa đầu trẻ

Để cải thiện chứng méo đầu, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian massage nhẹ nhàng đầu cho bé. Cách này sẽ giúp chỉnh hộp sọ của trẻ để hạn chế bị méo nặng hơn. Ngoài ra, massage đầu còn được cho là có hiệu quả cao trong kích thích não bộ trẻ phát triển. 

Thay đổi tư thế bú

Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu đó là tư thế bú sai cách. Đặc biệt là những trẻ không được bú sữa mẹ. Trong quá trình cho bé bú, mẹ nên để con ti đều hai ti, thu hút bé bằng những món đồ có màu sắc để đổi bên liên tục. Đồng thời, mẹ có thể massage và xoa đầu con nhẹ nhàng để vừa kích thích tuyến vú hoạt động đều, vừa giúp đầu bé tròn và đẹp hơn.

Thay đổi tư thế bú

Trong giai đoạn 3 – 5 tháng tuổi, nếu mẹ áp dụng cách nắn đầu mà tình trạng méo đầu của bé vẫn chưa thể cải thiện thì tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để nhờ bác sĩ can thiệp. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ công cụ hỗ trợ nào để cố định đầu bé.

Tập cho bé nằm sấp

Mẹo dân gian chữa mẹo đầu ở trẻ sơ sinh phải kể đến tiếp theo đó là tập cho bé nằm sấp. Tuy nhiên, khi áp dụng mẹo này, ba mẹ cần giám sát trẻ 24/24. Bởi tư thế nằm này có thể khiến trẻ đột tử khi ngủ.

Tuy vậy, nằm sấp trong khoảng thời gian cho phép được xác định là có thể giúp tăng cường cơ bắp và tăng cường phát triển thể chất. Đặc biệt, nằm sấp còn giúp giảm bớt lực tác động vào đầu, từ đó hạn chế chứng méo đầu rất hiệu quả.

Đối với bé 2 – 3 tháng tuổi đã biết lẫy, mẹ có thể tập cho bé nằm sấp dưới sự giám sát của người lớn để vừa rèn luyện xướng cổ bé chắc khỏe hơn, vừa tránh được tai nạn đáng tiếc.

Ôm trẻ thường xuyên hơn

Cách chữa méo đầu cho trẻ 2 tháng tuổi đơn giản mà được nhiều ba mẹ áp dụng đó là ôm và ẵm bé thường xuyên hơn. Theo đó, ba mẹ cần hạn chế cho bé nằm ngửa hoặc tựa đầu lên bề mặt cứng, như xích đu, xe đẩy, ghế ô tô,… Bế bé thường xuyên sẽ giúp giảm tải áp lực lên đầu. Từ đó giúp hộp sọ của bé phát triển đồng đều. Đặc biệt, ôm trẻ sơ sinh còn cho bé cảm thấy được sự bình yên và yêu thương. Đó là lý do vì sao đây là mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh tuyệt vời mà ba mẹ nên áp dụng.

Ôm trẻ thường xuyên hơn

Cho bé đội mũ bảo hiểm

Nếu trẻ bị méo đầu không có dấu hiệu cải thiện khi đã thay đổi tư thế ngủ và bú. Lúc này, ba mẹ có thể sử mũ bảo hiểm giúp lấy lại hình dáng đầu. Chiếc mũ bảo hiểm do chính bác sĩ tạo ra bằng cách sử dụng hình ảnh 3D của đầu bé. Công cụ hỗ trợ này giúp hộp sọ bé được định hình bằng cách giảm tải áp lực khỏi vùng bị méo và cho phép hộp sọ phát triển vào các khoảng trống bị lõm. 

Liệu pháp này đạt hiệu quả cao nhất nếu việc điều trị của bé diễn ra trong khoảng thời gian bé từ 6 – 8 tháng tuổi và muộn nhất là 12 tháng tuổi. Đây là thời điểm hộp sọ của em bé phát triển nhanh chóng. Điều trị bằng liệu pháp này sẽ không cho hiệu quả cao nếu em bé đã lớn trên 1 tuổi, vì lúc này xương sọ cứng lại nên gây khó khăn cho việc định hình.

Trên đây là một số mẹo dân gian chữa méo đầu ở trẻ sơ sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ba mẹ chủ động hơn trong chăm sóc cũng như phòng ngừa méo đầu ở trẻ.

Chia sẻ bài viết này