Bất kỳ dấu hiệu nào về sức khỏe của trẻ sơ sinh cũng khiến ba mẹ vô cùng lo lắng. Trong đó, nhịp thở trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường là vấn đề được ba mẹ quan tâm nhiều nhất. Vậy hơi thở của trẻ thế nào là bình thường, thế nào là không bình thường? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
- Hình ảnh rôm sảy ở trẻ giúp mẹ nhận biết chính xác
- Kem trị rôm sảy cho bé: Cách chọn và những lưu ý khi dùng
- 9 cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn và an toàn
Nhịp thở của trẻ sơ sinh khác với người lớn
Nhịp thở được định nghĩa là số lần thở của một người trong một phút. Cùng với nhiệt độ, mạch và huyết áp, nhịp thở là một dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng. Khi chúng ta hít vào, oxy sẽ đi vào phổi và đi đến các cơ quan. Khi thở ra, Co2 sẽ theo đường thở ra khỏi cơ thể.
Nhịp thở của trẻ sơ sinh thường không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm, có khi thở ra các âm thanh bất thường. Điều này khiến cha mẹ không khỏi lo lắng vì sợ bé có vấn đề nào đó về sức khỏe.
Do cấu tạo sinh lý cơ thể nên nhịp thở của trẻ sơ sinh cũng có sự khác biệt lớn so với người lớn:
- Trẻ thường ít thở bằng miệng, thay vào đó thở nhiều hơn bằng mũi
- Trẻ thở không đều do đường thở nhỏ hơn, cũng như thành ngực cũng mềm hơn so với người lớn
- Hệ hô hấp ở trẻ chưa hoàn thiện. Trẻ phải học cách vận hành phổi và các bộ phận hô hấp khác trong đường thở
Chính những lý do này khiến nhịp thở, hơi thở của trẻ sơ sinh có sự khác biệt với người lớn. Vì vậy, cha mẹ không nên dựa trên “mẫu số chung” này để theo dõi nhịp thở của con nhé!
Nhịp thở trẻ sơ sinh bình thường là bao nhiêu?
Nhịp thở của trẻ được tính khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, nhịp thở của trẻ còn khác nhau với từng độ tuổi. Cụ thể như sau:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 30 – 60 nhịp/phút
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: 24 – 30 nhịp/phút
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: 20 – 30 nhịp/phút
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 12 – 20 nhịp/phút
- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 12 – 20 nhịp/phút
Cách đếm nhịp thở trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể theo dõi nhịp thở của trẻ thông qua cách sau:
- Nghe: Áp tai cạnh miệng hoặc mũi của trẻ và lắng nghe âm thanh
- Nhìn: Quan sát bằng mắt rồi từ từ theo dõi chuyển động lên xuống của cơ thể
- Cảm giác: Đặt má của cha mẹ cạnh mũi hoặc miệng của bé rồi từ từ cảm nhận nhịp thở
Ba mẹ nên chọn thời điểm trẻ ngủ hoặc đang nằm yên để kiểm tra nhịp thở một cách chính xác. Lúc này, hãy vén áo trẻ lên để nhìn rõ chuyển động của phần ngực và bụng. Sau đó đếm nhịp thở của trẻ trong vòng một phút. Mỗi lần trẻ hít vào và thở ra được tính là 1 nhịp thở. Cha mẹ có thể sẽ phải đếm lại khoảng 2 – 3 lần do nhịp thở của trẻ sơ sinh không đều.
Từ nhịp hô hấp bình thường của trẻ sơ sinh được chia sẻ bên trên, có thể suy ra trẻ sơ sinh được coi là thở nhanh khi:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 60 lần/phút
- Trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 50 lần/phút
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Nhịp thở bằng hoặc trên 40 lần/phút
Trẻ sơ sinh có nhịp thở nhanh cần được theo dõi sát sao và đếm đi đếm lại nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh trong thời gian lâu thì cần được đưa đến bệnh viện để thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Những bất thường về nhịp thở của trẻ cần chú ý
Nhịp thở trẻ sơ sinh có chu kỳ rõ ràng, mặc dù không ổn định như ở người lớn. Do đó, khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu thì nó là bất thường và trẻ cần được chăm sóc y tế càng sớm, càng tốt:
- Trẻ có nhịp thở trên 60 lần/phút
- Lỗ mũi của trẻ phình ra khi thở, điều này có nghĩa con đang gắng sức để thở
- Khi thở trẻ sơ sinh hay gằn mình
- Cơ bụng trẻ co thắt lâu hơn bình thường khi thở
- Trẻ sơ sinh có hiện tượng giãn đoạn nhịp thở trên 10 giây
- Vùng da xung quanh mũi, môi, tránh của trẻ tím tái
Ba mẹ cần làm gì khi nhịp thở của trẻ bất thường?
Các vấn đề bất thường về nhịp thở của trẻ sơ sinh đều rất nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần xử lý kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Khi trẻ thở nhanh
Thở nhanh là triệu chứng của một số bệnh, cụ thể như:
- Viêm phế quản: Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh dễ bùng phát vào đầu xuân hoặc mùa đông. Khi bị viêm phế quản, đường thở trong phổi sẽ bị hẹp hơn, dẫn đến khó thở. Các triệu chứng khác của viêm phế quản bao gồm: ho, sổ mũi, khò khè, sốt nhẹ, ăn mất ngon
- Hen suyễn: Các dấu hiệu hen suyễn ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trước khi trẻ 5 tuổi. Bên cạnh nhịp thở nhanh, trẻ bị hen suyễn còn kèm theo tình trạng thở khò khè và ho
- Viêm phổi: Bệnh thường phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể khởi phát sau khi bị cúm hoặc cảm lạnh. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc virus. Các dấu hiệu viêm phổi phổ biến là thở khò khè, thở gắng sức, ho
Để chẩn đoán chính xác các vấn đề liên quan đến tình trạng thở nhanh của trẻ, cha mẹ hãy đưa đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
Trẻ thở không đều
Nhịp thở của trẻ sơ sinh có thể bị gián đoạn trong 5 hoặc 10 giây là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tình trạng ngừng thở đó kéo dài hơn 10 giây, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm, càng tốt.
Nếu hiện tượng thở không đều xuất hiện trong khi bé ngủ, đây có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Cha mẹ có thể kết luận rõ ràng hơn khi thấy trẻ bị ngáy.
Ngoài việc đưa bé đến bệnh viện khám, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà như:
- Luôn trẻ cho trẻ nằm ngửa. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ đột tử khi ngủ
- Thường xuyên rửa mũi và họng bằng nước muối sinh lý
- Đôi khi nhịp thở của trẻ nhanh hơn bình thường là do thời tiết quá nóng hoặc đang cáu gắt. Bố mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát khi vào mùa hè và giữ ấm cho trẻ khi vào mùa đông
Cha mẹ hãy thường xuyên theo dõi nhịp thở trẻ sơ sinh. Khi xuất hiện các dấu hiệu bất cần đưa bé đi khám ngay. Truy cập website Fitobimbi thường xuyên để cập nhật những thông tin sức khỏe hữu ích nhé!