Nội dung chính

Thành phần của Omega 3 là gì? Loại nào quan trọng nhất?

Axit béo Omega 3 là thành phần cấu tạo lên màng tế bào, giúp xây dựng và phát triển não bộ, thị giác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thành phần của Omega 3 là gì? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Thành phần của Omega 3 là gì? Loại nào quan trọng nhất?
Thành phần của Omega 3 là gì? Loại nào quan trọng nhất?

Acid béo Omega 3 là gì?

Axit béo Omega 3 là chất béo không bão hòa đa. Đây là một trong những dưỡng chất thiết yếu nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ nguồn bên ngoài. Trong tự nhiên, Omega 3 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như cá hồi, cá thu, cá trích, tôm, cua, hạt óc chó, hạt lanh,…

Thành phần của Omega 3 gồm 3 chất béo chính: axit eicosapentaenoic (EPA), axit docosahexaenoic (DHA) và axit alpha-linolenic (ALA). Các axit béo Omega 3 hoạt động độc lập trong cơ thể. ALA cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường, hệ thần kinh khỏe mạnh và sức khỏe làn da được nâng cao.

Trong khi đó, EPA và DHA đều đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, DHA được tìm thấy ở hàm lượng cao trong não và các tế bào võng mạc, bộ phận của mắt ghi lại hình ảnh và truyền tin đến não để xử lý. Vì vậy, nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu.

Acid béo Omega 3 có 3 loại chính là DHA, EPA và ALA
Acid béo Omega 3 có 3 loại chính là DHA, EPA và ALA

Về cấu trúc

Khoảng 90% chất béo trong chế độ ăn uống của chúng ta ở dạng triglyceride, được tạo thành từ các axit béo và glycerol. Axit béo bao gồm một chuỗi các nguyên tử cacbon, với một nhóm metyl ở một đầu và một nhóm axit ở đầu kia. Mỗi nguyên tử cacbon có một số nguyên tử hydro gắn liền với nó. Trong axit béo Omega 3, liên kết đôi đầu tiên xảy ra trên nguyên tử cacbon thứ ba.

Về chức năng

Axit béo Omega 3 là thành phần quan trọng của màng tế bào, khiến cho tế bào trở nên mềm dẻo, linh động hơn. Tính mềm dẻo rất quan trọng đối với nhiều quá trình của màng như tính thấm của các ion, chức năng các thụ thể, hoạt tính enzyme,… Độ mềm dẻo này đối với tế bào não của đặc biệt quan trọng vì quyết định đến khả năng đàn hồi, linh hoạt của tế bào thần kinh. Điều này đồng nghĩa với khả năng học hỏi và chức năng não bộ.

Thành phần của Omega 3

Omega 3 gồm những gì? Acid béo Omega 3 được chia thành 2 nhóm chính: axit béo không bão hòa đa (PUFAs) và axit béo không bão hòa đơn (MUFAs). Chỉ tính riêng trong danh mạch PUFAs, các nhà khoa học đã xác định được 33 thành phần Omega 3 khác nhau. Trong đó, bao gồm 5 “thành viên” nổi bật nhất: SDA, DPA, ALA, DHA và EPA. Ngoài ra còn có khoảng 10 MUFA khác nhau và 20 axit béo chuỗi dài chưa được đặt tên.

DHA

DHA là thành phần Omega 3 quan trọng của cơ thể. DHA là thành phần chính cấu tạo của não, vỏ não, da và võng mạc. DHA có thể được tìm thấy trong rất nhiều các sản phẩm động vật như cá, dầu cá, trứng, thịt, sữa,…

Tác dụng của DHA đối với sức khỏe con người:

  • Khoảng 70% năng lượng cung cấp trong quá trình phát triển thai nhi được dành cho sự phát triển của não. Trong khi đó, DHA chiếm 30% não và chiếm phần lớn chất xám, tạo ra trí thông minh. DHA còn kích thích độ nhạy của nơron thần kinh, giúp truyền thông tin nhanh chóng và chính xác tới não. Vì vậy, DHA đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chức năng nhận thức và sự phát triển toàn diện của não bộ. Ngược lại, sự thiếu hụt DHA trong giai đoạn đầu có liên quan đến các vấn đề sau này, chẳng hạn như khuyết tật học tập, ADHD, rối loạn hành vi, chỉ số IQ thấp,…
  • DHA chiếm tỉ lệ rất cao trong võng mạc, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thần kinh thị lực và chức năng nhìn ở trẻ
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra, DHA cũng có thể khôi phục sự giải phóng chất dẫn truyền thần kinh ở vùng hải mã và làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Sự thiếu hụt DHA đã có liên quan đến giảm mức độ dopamine và thụ thể dopamine D2 ở thùy trán, có thể dẫn đến các vấn đề về chú ý và học tập. Điều này có thể giải thích khả năng của DHA trong việc thúc đẩy sự tập trung chú ý và làm dịu căng thẳng, lo lắng
  • Hơn nữa, DHA có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm chất béo trung tính trong máu và lượng cholesterol xấu của bạn
  • Ngoài ra, DHA có thể có tác động tích cực đến một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như viêm khớp, huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh ung thư
DHA tốt cho trí thông minh của trẻ
DHA tốt cho trí thông minh của trẻ

EPA

EPA là một trong ba thành phần của Omega 3 quan trọng nhất. Nó chứa một liên kết đôi, cách nhóm metyl đầu cuối 2 nguyên tử trong cấu trúc hóa học. EPA xuất hiện trong cá nhiều dầu, ví dụ như cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu, gan cá tuyết. Ngoài ra, nó còn xuất hiện ở nhiều loại tảo ăn được khác hoặc ở dạng bổ sung của dầu cá hoặc dầu tảo.

Tác dụng của EPA:

  • Tương tự như DHA, EPA cũng rất tốt cho người lớn tuổi, mẹ bầu và trẻ nhỏ
  • Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, EPA có tác dụng ngăn chặn sự đông vón tiểu cầu và hình thành huyết khối. Đồng thời ổn định cholesterol, giữ cho tuần hoàn máu được thông thoáng
  • EPA có khả năng chống viêm mạnh, được sử dụng như một thực phẩm vàng để ngăn ngừa các bệnh về viêm nhiễm
  • EPA còn có tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch nên rất tốt cho bị bệnh tim
  • Bổ sung EPA có thể giúp cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ ở người gia, khó tập trung,…
  • EPA giúp tăng cường sức khỏe sinh sản, chống các bệnh thường gặp khi mang thai như trầm cảm sua sinh, tiểu đường, tiền sản giật, sinh non,… Đặc biệt, mẹ bầu bổ sung EPA và DHA theo tỷ lệ thích hợp sẽ giúp thai nhi phát triển não bộ và thể chất ngay từ trong bụng mẹ
  • Trẻ được bổ sung EPA ngay từ những năm đầu đời có khả năng phát triển não bộ và tư duy hơn so với trẻ không được bổ sung
  • Ngoài ra, EPA cũng được ghi nhận trong sự phát triển thị giác và cân nặng ở trẻ

ALA

Thành phần của Omega 3 này có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy trong các loại rau xanh, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, dầu đậu nành, dầu hạt cải. ALA được biết đến như một Omega 3 chuối ngắn. Điều này có nghĩa, cơ thể sẽ cần phải chuyển đổi nó thành EPA và DHA có chuỗi dài hơn để tổng hợp.

ALA là acid béo Omega 3 có nguồn gốc từ thực vật
ALA là acid béo Omega 3 có nguồn gốc từ thực vật

Tác dụng của ALA:

  • ALA được biết đến là một chất chống oxy rất mạnh. Không những vậy, nó còn khôi phục hoạt tính chống oxy hóa của vitamin C, vitamin E, Glutathione, coenzym Q10. Đồng thời kích thích cơ thể sản sinh Glutathione nội sinh
  • Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Research and Clinical Practice (12/2004), ALA có khả năng bảo vệ thành mạch máu khỏi tác động của các gốc tự do khi có sự hiện diện của triglycerid nồng độ cao. Bên cạnh đó, bổ sung ALA thường xuyên còn có thể giảm lượng cholesterol xấu tới 40%
  • ALA cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa và cải thiện biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
  • ALA có tác dụng chống lại sự tạo thành AGE – tác nhân gây ra các bệnh như thoái hóa khớp, xơ cứng mạch máu, đục thủy tinh thể,… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, ALA có tác dụng giúp da săn chắc, giảm vết thâm, tàn nhang, đốm nâu, quầng mắt,…
  • ALA giúp bảo vệ và ngăn chặn sự suy thoái của tế bào thần kinh và não bộ. Viện sức khỏe tâm thần Mannheim (Đức) đã thực hiện thử nghiệm trên những con chuột già bị lão hóa trí nhớ do tuổi tác được cung cấp ALA đã hoạt động tốt hơn chỉ bằng nửa số tuổi của chúng

DPA

DPA là axit béo chuỗi dài, chủ yếu được tìm thấy trong cá béo và sữa mẹ. Về mặt cấu trúc, DPA có cùng số liên kết đôi với EPA và cùng số nguyên tử cacbon với DHA. Do sự tương đồng này, DPA thường được coi là chất trung gian giữa EPA và DHA. Cụ thể, DPA có thể chuyển đổi thành EPA và kéo dài thêm thành DHA.

Tác dụng của DPA:

  • DPA có khả năng cải thiện chuyển hóa lipid, giảm viêm mãn tính và giảm sự tích tụ mảng bám ở động mạch
  • DPA có thể ức chế quá trình kết tập tiểu cầu hiệu quả hơn DHA và EPA. Từ đó giúp giảm khả năng hình thành các cục máu đông

SDA

Một thành phần của Omega 3 đáng chú ý khác đó là SDA. Nó được tìm thấy chủ yếu trong một số loại cá và thực vật như hạt cây nho đen, hắc mai biển, hạt echium, cây gai dầu,… Với cấu trúc tương tự ALA, SDA được đánh giá cao về khả năng chuyển đổi DHA và EPA.

Acid béo Omega 3 nào tốt nhất?

Tầm quan trọng của Omega 3 đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vô cùng lớn. Nó được ví như những “viên gạch” tạo nền tảng vững chắc não bộ, thị giác và các chức năng quan trọng khác của cơ thể. Các thành phần Omega 3 đều góp sức cho nhiệm vụ này. Trong đó, đáng nói nhất hai acid béo Omega 3 DHA và ALA.

Từ xưa đến nay, mọi người thường quen mặt với DHA hơn là ALA. Nó được biết đến như “đại sự” cho trí thông minh của con người, bởi chiếm tỷ trọng cao trong chất xám. Những câu khẩu hiệu kiểu như “muốn trẻ thông minh, hãy bổ sung đầy đủ DHA” được các bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Điều này đúng, nhưng chưa đủ!

Não bộ con người có tới hàng trăm tỷ tế bào thần kinh. Sự kết nối giữa các tế bào thần kinh giúp não nhận tín hiệu từ các giác quan để xử lý, điều khiển hoạt động các quá trình trong cơ thể. Vì vậy, sự truyền tin giữa các tế bào thần kinh là cơ chế hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh, gia tăng trí nhớ và khả năng học hỏi trong suốt cuộc đời của bé. Điều này có nghĩa, dẫn truyền thần kinh hiệu quả chính là chìa khóa giúp bé thông minh.

DHA và ALA là 2 acid béo Omega 3 quan trọng nhất
DHA và ALA là 2 acid béo Omega 3 quan trọng nhất

Tuy nhiên, những kết nối thần kinh này có đặc tính dị biệt, tức không thể thay thế. Do đó, theo thời gian, chúng chỉ có thể mất đi mà không được sản sinh mới. Vì vậy, muốn duy trì trí thông minh phải thực hiện song song hai nhiệm vụ: Một là, tăng kết nối nơron thần kinh. Hai là, bảo vệ tính toàn vẹn và ngăn ngừa oxy hóa của tế bào thần kinh.

DHA và ALA đều giữ một nhiệm vụ trong quá trình này. DHA đóng vai trò quan trọng và không thể thay trong việc hình thành các tế bào não. Thế nhưng, một mình DHA sẽ chưa đủ để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các tế bào thần kinh. Đó là lúc DHA cần đến sự xuất hiện của ALA. ALA dễ dàng vượt qua hàng rào máu não và dễ dàng được các tế bào não hấp thụ, nơi nó vô hiệu hóa tác hại của stress oxy hóa và cải thiện sản sinh năng lượng trong não. ALA chính là “mảnh ghép hoàn hảo, giúp gia tăng tính bền vững trong sự kết nối các tế bào não, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé trong tương lai. 

Bổ sung acid béo Omega 3 từ nguồn nào?

Não bộ của trẻ tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm đầu đời. Khi mới sinh, não bộ của trẻ có kích thước bằng 1/4 não của người trưởng thành. Nhưng đến năm 2 tuổi, cơ quan này đã đạt tới 3/4 kích thước của người trường thành. Và đến năm 5 tuổi, não bộ của trẻ đã rất gần với kích thước não bộ của người lớn. Như vậy, việc bổ sung dinh dưỡng để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của não bộ là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ trong tương lai.

Riêng đối với Omega 3, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy rằng, việc bổ sung chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi trẻ được tiêu thụ ở hàm lượng cao. Nếu chỉ bổ sung Omega 3 cho trẻ ở hàm lượng thấp, điều này gần như không có hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển não bộ.

Mặt khác, bổ sung Omega 3 qua chế độ ăn hàng ngày cho bé là khá khó khăn. Bởi không phải bé nào cũng thích ăn cá, ăn hạt. Chưa kể, việc kiêng cữ quá mức của mẹ cũng vô tình khiến bé thiếu hụt Omega 3 ngay từ giai đoạn sơ sinh. Do đó, bổ sung các thành phần của Omega 3 từ nguồn nào? Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ nên chủ động bổ sung dự phòng Omega 3 cho trẻ từ các sản phẩm chức năng.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung Omega 3 cho trẻ nhỏ. Mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm lành tính, dễ uống, phù hợp với vị giác của trẻ nhỏ để bé hấp thu tối ưu.

Xem nhiều hơn:

Trên đây là những thành phần của Omega 3 quan trọng nhất đối với sức khỏe và sự phát triển trí não. Hy vọng với thông tin này, mẹ sẽ hiểu hơn về Omega 3 và những tiền chất của nó. Từ đó có đáp ứng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của trẻ nhỏ!

Tham khảo: https://ods.od.nih.gov/factsheets/Omega3FattyAcids-Consumer/

https://ods.od.nih.gov/factsheets/Omega3FattyAcids-Consumer/
Chia sẻ bài viết này