Ợ hơi là cách giúp trẻ dễ chịu, ngủ ngon và giảm nôn trớ hiệu quả. Vậy làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu sau để chăm sóc con tốt nhất.
- Bé bị đầy bụng có nên uống sữa?
- Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý
Tại sao trẻ phải ợ hơi?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, những lần ợ hơi sẽ giúp giải phóng lượng khí mắc kẹt bên trong dạ dày. Từ đó giúp bé dễ chịu và ít quấy hơn. Ngoài ra, việc ợ hơi còn giúp làm trống dạ dày, giúp bé ăn uống tốt hơn. Bên cạnh đó, việc ợ hơi kết hợp với chế độ ăn chia nhiều bữa còn giúp ích cho những trẻ hay nôn trớ hoặc có triệu chứng liên quan đến bệnh trào ngược.
Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi? Dấu hiệu gợi ý
Quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc hẳn mẹ bỉm đã gặp phải nhiều trường hợp như: bé dù bú no nhưng vẫn quấy khóc, hay vừa ăn xong đã bị nôn trớ òng ọc,… Điều này cho thấy bé bị đầy hơi và chưa ợ được. Thực tế, việc ợ hơi của trẻ sơ sinh có thể diễn ra bất cứ lúc nào trong ngày. Hiện tượng này thường thấy khi bé vừa ăn ho hoặc gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng,…
Vậy làm sao để biết trẻ sơ sinh ợ hơi? Theo chuyên gia khi trẻ sơ sinh cần được ợ hơi, bé sẽ bắt đầu vặn vẹo khi mẹ đang cố cho bú hoặc quấy khóc khi đang bú bình. Em bé thậm chí có thể từ chối ăn tiếp cho đến khi hơi đã được xì xong. Tuy nhiên ở mỗi em bé mức độ ợ hơi sẽ không giống nhau. Trẻ bú mẹ ít có nhu cầu ợ hơi thường xuyên hơn trẻ bú bình. Lý do là bởi dòng sữa công thức khi qua núm vú có thể chảy nhanh và khiến bé nuốt không khí rất nhiều.
Cách nhận biết, trẻ đã ợ hơi rất đơn giản. Mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu như sau:
- Trẻ phát ra tiếng ợ
- Trẻ ngừng khóc và cảm thấy dễ chịu hơn, hào hứng bú tiếp
Để ợ hơi cho trẻ mẹ hãy ôm con tựa đầu trên vai hoặc ngực. Khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi thấy bé phát ra tiếng “ợ” sảng khoái.
Đối với trẻ sơ sinh bú bình, trong thời gian ăn mẹ nên cho bé ợ hơi ít nhất một lần hoặc thường xuyên hơn. Nhất là khi bé quấy khóc, quay mặt, tỏ vẻ khó chịu. Đối với trẻ bú sữa mẹ, cũng cần vỗ ợ hơi trước khi muốn đổi bên ngực cho con.
Trẻ không ợ hơi mẹ cần làm gì?
Bên cạnh thắc mắc làm sao biết trẻ sơ sinh ợ hơi mẹ nên tìm hiểu những điểm bất thường nếu bé không ợ hơi được. Theo chuyên, nếu sau vài phút mà bé vẫn chưa ợ hơi mẹ nên thay đổi tư thế đồng thời dừng việc cho bú. Bởi vì lúc này con đã nuốt nhiều không khí khiến cho dạ dày bị đầy và không thể ợ. Dưới đây là 4 cách vỗ ợ hơi cho bé mà mẹ có thể áp dụng tại nhà.
- Cách 1 – Tư thế bế vác: Dùng một chiếc khăn sạch đặt lên vai rồi bế vác bé, sao cho đầu bé tựa vào vai mẹ. Một tay bế bé, tay còn lại tiến hành xoa lưng theo hình vòng tròn. Hoặc mẹ có thể chụm lại và vỗ theo hướng từ dưới lên trên để bé có thể ợ hơi ra ngoài
- Cách 2- Tư thế ngồi: Mẹ dùng một chiếc khăn sạch đặt lên đùi rồi cho bé ngồi vuông góc với mẹ, người ngả phía trước. Một tay giữa đầu và ngực của con, tay còn lại xoa theo hình tròn hoặc chụm lại vỗ từ dưới lên trên để đẩy khí thừa
- Cách 3- Tư thế nằm sấp: Cho bé nằm sấp trên cánh tay hoặc đùi của mẹ sao cho phần đầu cao hơn ngực. Dùng 1 tay giữ bé, tay còn lại xoa theo hình tròn hoặc vỗ nhẹ lưng để bé ợ hơi
- Cách 4- Tư thế bế trước ngực: Khi bé cứng cáp, cổ có thể giữ được thẳng mẹ hãy áp dụng tư thế này. Lúc này mẹ hãy bế bé trước ngực, mặt hướng ra ngoài. Một tay đặt dưới mông, tay kia vòng qua ngực bế bé để tạo một áp lực nhẹ. Bế bé đi bộ nhẹ nhàng kết hợp giữa lực của tay và chuyển động cơ thể để con ợ hơi tốt hơn
Tuy nhiên, nếu sau 10-15 phút mà bé vẫn chưa ợ hơi thì mẹ nên dừng vì nhiều khi bé không cần ợ do đã nuốt phải không khí quá nhiều.
Trẻ bao nhiêu tháng thì không cần vỗ ợ hơi?
Những tháng đầu đời sau sinh, dạ dày của bé nằm ngang, kích thước còn nhỏ nên không khí dễ bị mắc kẹt lại ở trong bụng. Sau khoảng 4-6 tháng, khi bé lớn hơn mẹ có thể ngừng vỗ ợ hơi. Lúc này dạ dày của con đã lớn, đường tiêu hóa cũng dần hoàn thiện, cơ thể đã cứng cáp hơn nên có thể ngồi và tự đẩy được không khí ra khỏi dạ dày mà không cần đến hỗ trợ của mẹ.
Lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ?
Làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi phần viết trên đã giải đáp rõ. Tuy nhiên theo các chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:
- Thông thường mẹ nên vỗ lưng cho bé khoảng 10-15 phút. Nếu bé chưa hết ợ hơi mẹ nên thay đổi tư thế rồi tiếp tục thực hiện động tác này
- Nếu trẻ vẫn khóc kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn trớ, phân có lẫn máu thì mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân, điều trị đúng bệnh
- Trẻ sơ sinh luôn cần vỗ ợ hơi sau bú để tránh tình trạng đầy hơi. Đôi khi em bé có thể bất chợt tỉnh giấc thì cần ợ hơi vì thế mẹ không cần phải lo lắng
- Quá trình vỗ ợ hơi cho trẻ mẹ nên thực hiện theo đúng thao tác hướng dẫn, kết hợp với lực vừa phải để tránh tổn thương cho con
Trên đây là đáp án trả lời cho câu hỏi “làm sao biết trẻ sơ sinh đã ợ hơi”. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp mẹ bỉm chăm con khỏe mạnh trong những tháng đầu.