Nội dung chính

Trẻ 7 tháng bị táo bón: Nguyên nhân, và cách điều trị

Trẻ 7 tháng bị táo bón sẽ làm cơ thể mất đi cơ hội nhận chất dinh dưỡng. Vì vậy mẹ hãy bỏ túi lời khuyên dưới đây để trị táo bón cho bé hiệu quả.

Táo bón là gì? Dấu hiệu nhận biết bé 7 tháng bị táo bón

Táo bón là tình trạng phân di chuyển chậm và bị hấp thu lại một phần nước nên khô, cứng, kèm theo chảy máu khi trẻ đi ngoài do phải ngồi nhiều, rặn lâu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Theo các chuyên gia, với trẻ 7 tháng bị táo bón sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Thời gian đi vệ sinh dài hơn bình thường
  • Trẻ có dấu hiệu đầy hơi, bụng bị căng cứng khi mẹ sờ vào
  • Phân của bé trở nên cứng, tròn, giồng hòn bi hoặc phân dê
  • Tần suất đi vệ sinh ngày càng ít, thường dưới 3 lần/ tuần
  • Phân của trẻ có lẫn máu
  • Khi đi vệ sinh, trẻ thường khó chịu, quấy khóc
  • Bên cạnh đó, các bé còn có hiện tượng són phân ra quần mà không hay biết
  • Trẻ thay đổi tâm lý, hành vi như quấy khóc, không chịu chơi, mệt mỏi,…
Trẻ 7 tháng táo bón thường ít đi ngoài
Trẻ 7 tháng táo bón thường ít đi ngoài

Nguyên nhân trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón

7 tháng là lúc mà trẻ bắt đầu tập ăn và có thay đổi trong tâm sinh lý. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị táo trong giai đoạn này. Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến trẻ 7 tháng bị táo. Trong đó các nguyên nhân chính bao gồm:

  • Mất cân bằng vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò lớn trong việc làm mềm và cấp ẩm phân. Do đó nếu trẻ bị mất cân bằng, phân sẽ khó thải ra ngoài
  • Chế độ ăn uống chưa hợp: Trẻ bước sang tháng thứ 7, bắt đầu được mẹ cho tập ăn dặm. Tuy nhiên quá trình này không đơn giản. Rất nhiều mẹ đã gặp phải sai lầm khi lên thực đơn với những món ăn chưa được hợp lý như quá nhiều đạm, tinh bột mà ít chất xơ khiến cho dinh dưỡng của con bị mất cân bằng. Điều này vô tình gia tăng tỉ lệ táo bón
  • Chế độ ăn của mẹ: Trẻ 7 tháng vẫn được duy trì bú mẹ nên chế độ ăn của mẹ  ảnh hưởng đến con. Cụ thể nếu mẹ ăn những đồ ăn cay nóng, khó tiêu, nhiều đạm và ít chất xơ bé có thể bị táo bón
  • Thiếu nước: Giai đoạn 7 tháng, trẻ tập ăn dặm và không còn được ti mẹ thường xuyên. Do đó nếu lượng nước nạp vào cơ thể không đủ có thể khiến bé bị táo
  • Hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi: Dạ dày của trẻ 7 tháng còn yếu. Vì vậy khi phải xử lý thức ăn phức tạp, khó tiêu ngoài sữa bé sẽ có thể chưa thích nghi kịp, gây ra táo bón, đầy hơi
Thay đổi chế độ ăn là nguyên nhân khiến bé 7 tháng bị táo
Thay đổi chế độ ăn là nguyên nhân khiến bé 7 tháng bị táo

Trẻ 7 tháng bị táo bón có nguy hiểm không?

Bé 7 tháng bị táo bón nếu không được điều trị sớm có thể gặp phải hậu quả dưới đây.

  • Biếng ăn: Táo bón khiến trẻ có những triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi. Vì vậy các con thường sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng. Lâu ngày sinh ra suy dinh dưỡng, giảm đề kháng
  • Mắc trĩ: Táo bón kéo dài là một trong những nguyên nhân gây trĩ. Bởi vì khi phân tích tụ lâu ngày sẽ gây cản trở lưu thông mạch máu. Do đó mỗi lần đại tiện, bé phải rặn mạnh khiến cho búi trĩ ngày càng to hơn
  • Nứt kẽ hậu môn: Trẻ 7 tháng bị táo bón sẽ có nguy cơ nứt kẽ hậu môn. Do khối lượng phân tích tụ ở trong đại tràng trở nên khô, cứng. Không chỉ thế, táo bón còn là nguyên nhân khiến cho niêm mạc trực tràng viêm nhiễm, gây ra các bệnh như áp xe hậu môn, rò hậu môn,… Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hậu môn của bé xuất huyết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đại tràng
  • Tắc ruột: Lượng phân tích tụ do táo bón lâu ngày trở nên khô cứng, gây ra hiện tượng tắc ruột hoặc tắc bán ruột. Các triệu chứng khi mắc phải chứng bệnh này như đau bụng từng cơn, đầy hơi, chướng bụng, không thể đánh hơi, đi ngoài

Cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi hiệu quả tại nhà

Tùy vào nguyên nhân mà mẹ có thể lựa chọn cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi khác nhau. Cụ thể:

Cho trẻ bú hoặc uống nước vừa đủ mỗi ngày

Trẻ 7 tháng tuổi cần phải bổ sung 100ml nước/ kg cơ thể. Vì vậy căn cứ vào bảng cân nặng của con mẹ nên cân nhắc lượng sữa phù hợp cho bé hàng ngày. Trường hợp trẻ không thích sữa, mẹ có thể thay thế bằng nước lọc, nước hoa quả,…

Bổ sung sữa và nước cho con đầy đủ
Bổ sung sữa và nước cho con đầy đủ

Tìm loại sữa công thức phù hợp

Trẻ 7 tháng bị táo bón một phần là do không hợp sữa ngoài. Vì vậy khi có dấu hiệu táo bón, ỉa chảy mẹ nên cho bé dừng uống và thay thế sang sữa khác. Ưu tiên sữa của những thương hiệu lớn, thành phần an toàn và hợp với tuổi của bé.

Cho bé vận động hợp lý

Vận động là cách giúp phân đào thải ra ngoài tốt hơn. Do đó khi trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ hãy dành chút thời gian để chơi cùng con. Tuy nhiên lưu ý không chơi với trẻ sau khi ăn no hoặc mới ngủ dậy.

Massage bụng cho bé

Massage bụng là cách điều trị táo bón cho trẻ 7 tháng hiệu quả mà nhiều gia đình sử dụng. Theo đó, mẹ chỉ cần làm theo các bước đơn giản sau đây.

  • Bước 1: Chà xát bàn tay của mẹ vào nhau để tạo hơi ấm. Để hiệu quả hơn mẹ có thể nhỏ thêm vài giọt dầu gió rồi xoa thật đều
  • Bước 2: Để bé nằm ngửa, sau đó mẹ dùng ngón tay tác động một lực vừa nhẹ từ từ ấn lên bụng bé theo hình chữ U ngược. Massage từ dưới lên trên rồi ngang qua rốn, sau đó di chuyển xuống dưới
  • Bước 3: Lặp lại thao tác từ 10-15 lần, ngày làm 2-3 đợt
Massage bụng giúp bé dễ tiêu hơn
Massage bụng giúp bé dễ tiêu hơn

Chế độ ăn uống hợp lý

Trẻ 7 tháng bị táo bón mẹ có thể dễ dàng khắc phục bằng cách thay đổi thực đơn ăn uống. Cụ thể như bổ sung thêm món ăn có nhiều chất xơ, giàu vitamin, khoáng chất đồng thời cho bé uống nhiều nước để hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, cải thiện táo bón.

Chế độ ăn giúp cải thiện táo bón cho trẻ 7 tháng

Chế độ dinh dưỡng có vai trò lớn với hệ tiêu hóa. Vậy trẻ 7 tháng bị táo bón nên ăn gì? Theo đó, khẩu phần ăn của con cần phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Trong đó ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng cần phải bổ sung thêm các vi chất cần thiết như B1, B6, Vitamin C, Crom, Selen để bé ăn ngon, đạt được cân nặng. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho các bé 7 tháng bị táo.

Khoai lang trộn sữa

Khoai lang là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp trị táo bón. Loại củ này chứa nhiều chất xơ, vitamin A, E nên rất tốt cho tiêu hóa. Mẹ có thể dùng khoai lang để làm thành nhiều món ăn. Trong đó khoai lang trộn sữa là món thích hợp với trẻ 7 tháng.

  • Khoai lang rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín
  • Đợi khi khoai nguội thì trộn thêm vài thìa sữa
  • Đem xay nhuyễn rồi cho bé ăn

Bột ngao và mồng tơi

Mồng tơi là loại rau giàu vitamin A và chất chống oxy hóa. Không chỉ thế thực phẩm này còn có tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa. Vì vậy khi kết hợp mồng tơi với ngao sẽ giúp các bé chuyển hóa thức ăn, đẩy lùi táo bón.

  • Ngao rửa sạch, luộc chín rồi lấy phần thịt đem xay
  • Mồng tơi nhặt lá, rửa sạch rồi băm nhuyễn
  • Cho mồng tơi, ngao, bột vào nấu chín, khuấy đều rồi cho bé ăn là được

Bột sắn dây

Sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện rất tốt. Vì vậy để cải thiện táo bón cho trẻ 7 tháng tuổi mẹ hãy sử dụng thực phẩm này thường xuyên. Cụ thể:

  • Lấy 1,5 muỗng cà phê bột sẵn hòa tan với 150ml nước
  • Sau đó đun nhỏ tới khi hỗn hợp sánh mịn
  • Cho bé ăn kèm với bột ăn dặm hoặc sữa bột để cải thiện táo bón
Bột sắn dây cho trẻ 7 tháng bị táo bón
Bột sắn dây cho trẻ 7 tháng bị táo bón

Sinh tố bơ, chuối

Chuối và bơ là những loại quả chứa nhiều dinh dưỡng. Không chỉ thế thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất xơ. Trung bình 1 quả chuối chín có thể cho đến 3g chất xơ, 1 quả bơ chứa 17g chất xơ nên có tác dụng cải thiện táo bón hiệu quả.

  • Mẹ chỉ cần dùng 1/4 quả bơ và 1/2 quả chuối
  • Sau đó nghiền nhuyễn, trộn với 2-3 thìa sữa

Bé 7 tháng bị táo bón khi nào gặp bác sĩ?

Ngoài việc áp dụng cách trị táo bón cho trẻ 7 tháng tại nhà mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ để không bỏ sót bệnh nào. Cụ thể khi bé có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ.

  • Bé đau bụng
  • Đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần
  • Nôn ói và chướng bụng
  • Phân có máu
  • Hậu môn bất thường

Trẻ 7 tháng tuổi bị táo bón không hề hiếm gặp. Tuy nhiên tình trạng có thể khắc phục tại nhà bằng việc thay đổi thực đơn và các chế độ sinh hoạt hằng ngày. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng mẹ cần tham vấn ý kiến bác sĩ để có cách trị tốt hơn.

Nguồn: https://fitobimbi.vn/

Chia sẻ bài viết này