Nội dung chính

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là tình trạng thường gặp. Tuy nhiên không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết lý do vì sao con bị đầy bụng, chướng hơi. Hãy cùng Fitobimbi tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh trong bài viết sau.

tre so sinh bi day bung

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là gì?

Thức ăn di chuyển xuống đường tiêu hóa, sẽ được ruột non hấp thụ dinh dưỡng. Sau đó chuyển xuống ruột già tiến hành phân hủy, giải phóng hydro, carbon dioxide, tạo ra bóng khí. Việc ợ hơi lúc này sẽ giúp đẩy một phần khí ở trong dạ dày thoát sớm. Phần còn lại sẽ di chuyển xuống đại tràng và tống ra ngoài thông qua nhu động ruột hoặc đánh rắm. Khi hơi không được đào thải ra ngoài, nó sẽ tích tụ trong đường tiêu hóa, gây đầy bụng, chướng hơi.

Trẻ sơ sinh là đối tượng hay gặp tình trạng này. Lý do là bởi hệ tiêu hóa của con còn yếu nên sẽ sản sinh nhiều khí. Ngoài ra, bé còn hít phải không khí khi bú và khóc. Vì vậy tình trạng đầy bụng, chướng hơi, quấy khóc là điều thường gặp.

Hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đầy bụng

Sự xuất hiện của các túi khí trong hệ tiêu hóa nhất là ruột non, ruột già sẽ khiến các bé cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc. Tình trạng này xuất hiện ở trẻ bú mẹ và bú bình bởi những nguyên nhân sau:

  • Không tiêu hóa được protein trong sữa: Việc trẻ sơ sinh thường bị đầy bụng, khó tiêu là do hệ thống tiêu hóa không xử lý được các loại protein trong sữa. Khiến cho con bị đầy hơi, sinh ra chướng bụng
  • Quá tải đường lactose từ sữa: Trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên có thể đầy bụng, chướng hơi do không tiêu hóa được lactose. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể của bé không đủ enzyme lactase để tiêu hóa hết đường dung nạp vào
  • Dùng kháng sinh hoặc thuốc: Việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến cho lợi khuẩn trong ruột của bé bị tiêu diệt hết. Từ đó gây ra tình trạng đầy bụng, chướng hơi
  • Bé nuốt nhiều không khí: Trẻ sơ sinh thường nuốt không khí khi khóc, ngậm núm vú giả hoặc bú mẹ. Ngoài ra việc bú sai tư thế cũng sẽ khiến bé dễ bị đầy bụng do lượng không khí dung nạp vào bụng quá nhiều
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ sử dụng nhiều loại thực phẩm khó tiêu như yến mạch, bơ, đào, lê,… cũng sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị chướng bụng
  • Thức ăn không hợp tuổi: Nhiều mẹ thường có thói quen cho con ăn dặm sớm mà không biết rằng tiêu hóa của bé chưa có khả năng xử lý thực phẩm, gây ứ đọng trong ruột. Lúc này vi khuẩn bên trong sẽ tiến hành lên men sinh ra nhiều khí, dẫn đến chướng bụng
  • Ăn nhiều một lúc: Trẻ sơ sinh dạ dày còn nhỏ nên mẹ cần phải chia nhỏ cữ ăn để con có đủ dinh dưỡng. Việc cho bé ăn nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa ứ trệ, dẫn tới bị nôn. Không chỉ thế, thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị đẩy xuống ruột sẽ gây đầy bụng, chướng hơi

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chướng bụng đầy hơi

Thông thường trẻ sơ sinh bị đầy bụng sẽ có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ cần bố mẹ quan sát là sẽ có thể nhận ra. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bé bị đầy hơi.

Dấu hiệu cho thấy bé đang đầy bụng
Dấu hiệu cho thấy bé đang đầy bụng

Ợ hơi nhiều lần

Đây là phản ứng của cơ thể để loại bỏ không khí bên trong dạ dày. Do đó nếu mẹ thấy bé ợ hơi nhiều lần, đồng thời nôn trớ có nghĩa là trẻ đang bị đầy bụng rất nặng.

Bụng sưng to và căng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nếu nuốt quá nhiều không khí, tồn tại trong ruột sẽ gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, áp lực lên dạ dày và ruột tăng cao, gây ra chướng bụng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, đau đớn. Tình trạng này nếu không xử lý đúng cách sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, em bé có thể bị đau thắt ngực.

Xì hơi nhiều và liên tục

Trẻ sơ sinh mỗi ngày sẽ xì hơi khoảng 15-20 lần. Nếu bé xì hơi nhiều hơn thì rất có thể con đang chướng bụng. Lúc này mẹ cần theo dõi sát sao để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Quấy khóc nhiều

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng thường có dấu hiệu quấy khóc rất nhiều. Lý do là bởi khi bụng bị đầy khiến bé sẽ có cảm giác khó chịu, quấy khóc liên tục. Một số biểu hiện đi kèm mẹ có thể thấy ở đầy hơi như vặn mình, co chân lên rồi duỗi,…

Ngủ không ngon

Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng thường thấy khó chịu nên khó yên giấc. Tình trạng này kéo dài, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Vì vậy mẹ cần chú ý quan sát thật kỹ.

Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dựa vào tính chất phân của bé. Khi trẻ sơ sinh bị đầy bụng, phân của bé sẽ lỏng và sệt, không còn “hoa cà”. Thậm chí, đôi khi trẻ sẽ có thể bị táo trong vài ngày.

Cách giúp cải thiện chướng bụng ở trẻ sơ sinh

Thông thường triệu chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh sẽ có thể khỏi sau thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài khiến bé mệt mỏi mẹ có thể làm các biện pháp sau:

Cho bé bú đúng tư thế

Cho bé bú đúng tư thế sẽ hạn chế được tình trạng nuốt nhiều không khí vào bụng. Từ đó giúp giảm cảm giác đầy hơi, chướng bụng ở trẻ nhũ nhi. Theo đó, khi cho bé bú, mẹ nên chú ý giữ đầu cao hơn dạ dày để sữa chảy xuống dễ dàng, tránh việc ợ hơi. Nếu bé bú bình, mẹ nên nghiêng 1 góc 45 độ sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không phải nuốt nhiều khí dư.

cho be ngam ti dung cach

Massage bụng cho trẻ

Massage là cách giảm đầy hơi cho trẻ sơ sinh. Đầu tiên, mẹ cần làm giảm lượng hơi ở trong dạ dày, giúp bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Theo đó, sau khi ăn được khoảng 30 phút, mẹ dùng các ngón tay xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài bụng của bé yêu. Cách làm này sẽ giúp đẩy lượng khí thừa trong bụng hiệu quả. Tuy nhiên để tránh ma sát quá mạnh và gây tổn thương lên làn da bé, mẹ hãy dùng dầu massage.

Massage chữa đầy bụng cho trẻ
Massage chữa đầy bụng cho trẻ

Chườm nóng vùng bụng

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng mẹ có thể dùng gói chườm nóng để giảm cảm giác đầy hơi. Việc tận dụng hơi nóng và sức nặng của gói chườm  sẽ giúp giảm chứng đầy hơi, chướng bụng hiệu quả. Gợi ý cho mẹ lúc này là lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm. Có thể nhúng vào nước nóng sau đó vắt khô, kiểm tra độ nóng bằng cách thử chườm lên tay.

Sau đó, mẹ hãy gấp một chiếc khăn rồi đặt lên bụng của bé. Chiếc còn lại dùng để quấn xung quanh bụng nhằm cố định chiếc khăn thứ nhất. Quá trình thực hiện, mẹ nên nhẹ nhàng, không được quấy chặt sẽ làm tổn thương đến con.

Giúp bé ợ hơi

Ợ hơi là cách giúp bé giảm được tình trạng chướng bụng rất tốt. Vì vậy sau khi cho bé ăn xong mẹ hãy bế con lên vai hoặc cho nằm sấp lên đùi, đỡ lấy sau lưng và đầu của bé rồi vỗ ợ hơi. Dưới đây là một số cách mà mẹ có thể áp dụng để bé ợ hơi tốt hơn.

  • Ẵm bé tựa đầu vào vai, vỗ nhẹ lên lưng
  • Ẵm bé tựa đầu vào vai, xoa lưng theo chuyển động tròn, dọc đường xương sống từ dưới lên cổ
  • Đặt bé ngồi trên đùi, một tay giữ cằm, tay còn lại xoa hoặc vỗ lưng

Thay đổi cách cho con ăn

Một cách những cách giúp trẻ sơ sinh bị đầy bụng thấy dễ chịu đó là thay đổi cách ăn. Nếu mẹ đang cho con bú hãy chắc chắn bé ngậm núm ti đúng cách, tránh việc hút phải khí thừa. Đối với sữa bình, mẹ nên chuyển sang dạng bình có núm chảy chậm để con không nghẹn.

Và như mọi khi, hãy đảm bảo rằng bé được đặt trong tư thế nằm nghiêng để tốt cho việc tiêu hóa. Ngoài ra với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên cho ăn dặm sớm. Bởi vì điều này có thể gây ảnh hưởng tới đường ruột của con.

Thay đổi tư thế ăn cho bé để tránh đầy hơi
Thay đổi tư thế ăn cho bé để tránh đầy hơi

Cho bé uống nước

Đối với các bé trên 6 tháng tuổi việc thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bụng bị đầy. Vì vậy mẹ hãy bổ sung đầy đủ cho con. Có thể dùng nước lọc, nước ép hoa quả hoặc sinh tố đều được.

Bổ sung men tiêu hóa

Trường hợp đã làm những biện pháp trên mà trẻ sơ sinh vẫn bị đầy bụng mẹ hãy đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn sản phẩm phù hợp. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định một số loại men vi sinh hoặc thuốc chống đầy hơi cho trẻ nhũ nhi. Tuy nhiên quá trình áp dụng mẹ cần tuân thủ liều dùng, không nên lạm dụng gây tác dụng phụ.

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, trẻ sơ sinh bị đầy bụng có thể tự điều trị được. Tuy nhiên một số trường hợp hiếm hoi, các vấn đề nghiêm trọng hơn của đường tiêu hóa cũng sẽ có thể gây ra hiện tượng này. Vì vậy mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu như sau:

  • Trẻ bị nôn ói, không đi ngoài ra phân hoặc phân có máu
  • Trẻ cáu gắt và không thể xoa dịu bằng biện pháp nào
  • Trẻ bị sốt cao trên 38,5
  • Tình trạng đầy bụng kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Bé có dấu hiệu mệt mỏi, mất sức, cơ thể èo oặt

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng không phải hiện tượng hiếm gặp, hoàn toàn có thể cải thiện bằng biện pháp trên. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Chia sẻ bài viết này