Nội dung chính

Cách tập cho bé ăn cơm đúng và hiệu quả!

Tập cho bé ăn cơm là bước chuyển đổi quan trọng ở trong quá trình phát triển. Vậy thời điểm nào và cách tập cho bé ăn cơm thế nào mới đúng. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Thời điểm thích hợp để tập cho bé ăn cơm

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là mẹ phải xác định xem thời điểm cho bé tập ăn khi nào để chuyển từ cháo sang cơm. Nếu mẹ cho bé ăn cơm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con và ngược lại nếu trẻ ăn cơm quá trễ sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng đồng thời khiến con khó lòng thích nghi dẫn đến tình trạng biếng ăn kéo dài.

Theo các chuyên gia, thời điểm mẹ nên cho bé ăn cơm là sau 18 tháng tuổi, lúc này con đã mọc khoảng 16 chiếc răng sữa. Đến 24 tháng tuổi, con có thể ăn được cơm mềm vì đã mọc khoảng 20 chiếc răng. Khi trẻ được 30 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn cơm hạt bình thường. Tuy nhiên mẹ nên chọn lọc các loại thức ăn dễ nhai, dễ nuốt hoặc băm nhỏ.

Sau 18 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn cơm
Sau 18 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn cơm

Cách tập cho bé ăn cơm đúng chuẩn từng bước

Bên cạnh việc chọn thời điểm, mẹ cần lưu ý đến cách cho bé ăn cơm. Bởi vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như thói quen ăn uống của con sau này. Dưới đây là 5 bước cho trẻ ăn cơm đúng cách mà mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị cơm

  • Khi trẻ bắt đầu tập ăn, mẹ nên nấu cơm thật mềm. Có thể nấu riêng hoặc ghé 1 phần ở nồi cơm, thêm chút nước để tăng độ mềm
  • Lấy phần cơm mềm ra chén sau đó dùng muỗng đánh cho cơm nát
  • Mẹ tuyệt đối không nhai hoặc mớm cho con bởi vì điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bệnh tật

Bước 2: Cho bé làm quen với cơm

  • Khi trẻ mới tập ăn cơm mẹ nên cho bé bắt đầu với số lượng ít, khoảng 2-3 muỗng cơm nát. Còn lại vẫn nên cho bé ăn thêm cháo đặc để làm quen dần
  • Ban đầu bé vẫn chưa quen với việc phải nhai vì thế bữa ăn có thể lâu hơn bình thường. Mỗi ngày mẹ nên tăng dần lượng cơm đến khi con có thể hoàn thành bữa ăn mà không cần dùng đến cháo là được
  • Nếu con thích cháo mẹ nên linh hoạt thay đổi với cơm để con thích nghi dần dần và không bị sợ
Cho bé làm quen với cơm nát trước
Cho bé làm quen với cơm nát trước

Bước 3: Tập cho bé ăn thức ăn thô

  • Ngoài cơm, mẹ cũng nên cho bé tập ăn những thực phẩm thô. Nghĩa là thay vì nghiền nhuyễn như lúc ăn dặm, mẹ chỉ cần thái nhỏ, hầm hoặc luộc thật mềm
  • Nên cho con ăn đa dạng các loại thực phẩm từ thịt, cá, tôm, cua, rau,…để bổ sung thêm dưỡng chất đầy đủ cho bé
  • Riêng với thịt mẹ nên băm nhỏ hoặc hầm kỹ vì thịt thường dai và rất khó nuốt. Nếu để nguyên miếng thì con sẽ dễ bị hóc hoặc nghẹn

Bước 4: Tôn trọng sở thích của bé

  • Cách tập cho bé ăn cơm đạt được hiệu quả mẹ không nên ép buộc con nhiều. Thay vào đó hãy để bé tự do, tự chọn. Sự ép buộc có thể gây ra tâm lý sợ hãi khiến trẻ biếng ăn và hình thành thói quen ngậm cơm không nhai
  • Ban đầu có thể con chưa thích ăn cơm mà chỉ ăn thức ăn. Nhưng sau thời gian kiên nhẫn tập dần con sẽ dần dần biết ăn cơm. Vì vậy mẹ không nên vội thúc ép

Bước 5: Rèn luyện kỹ năng nhai cho bé

  • Mẹ nên nhớ, tập cho bé ăn ở giai đoạn này là để bé làm quen với thức ăn cứng và tập nhai để cơ hàm phát triển. Vì vậy mẹ nên kiên trì cho bé tập nhai và nuốt thức ăn
  • Song song với việc ăn cơm, lúc này mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày vào trưa hoặc tối và duy trì 2 bữa cháo đặc
  • Khi việc nhai nuốt của bé đã thành thục mẹ có thể tăng dần lượng cơm trong bữa hoặc tăng số lượng bữa cơm trong ngày
Rèn luyện kỹ năng nhai cho bé khi ăn cơm
Rèn luyện kỹ năng nhai cho bé khi ăn cơm

Cách tập cho bé ăn cơm cần phải lưu ý điều gì?

Áp dụng cách tập cho bé ăn cơm mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tuyệt đối không chan canh vào cơm. Bởi việc làm này có thể khiến trẻ lười nhai, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ hàm. Không chỉ thế, thức ăn khi không nhai kỹ sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa
  • Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên, đa dạng món ăn cho bé. Có thể linh hoạt thay đổi cơm, bún, mì, cháo đặc để con hứng thú với việc ăn hơn
  • Trong quá trình trẻ tập ăn cơm mẹ nên khuyến khích các bé tự bốc, tự xúc để việc ăn uống có hiệu quả hơn
  • Mỗi bữa ăn của bé nên có đủ tinh bột, chất đạm, rau xanh. Thực phẩm nhóm chất đạm cần chế biến mềm, thái nhỏ. Thực phẩm nhóm rau xanh cần mềm, màu sắc đẹp để thu hút bé. Thực phẩm nhóm chất béo nên chọn lựa theo sở thích của con
  • Để trẻ không sợ đồ ăn, mẹ nên lựa chọn, chế biến thức ăn sao cho phù hợp với khả năng nhai của bé. Nên hầm hoặc nấu đồ ăn mềm hơn so với việc nấu cho người lớn. Tuy nhiên cần phải hạn chế xay nghiền thức ăn quá nát. Như vậy sẽ khiến trẻ không cảm nhận được đúng hương vị thức ăn
  • Mẹ cần kiên trì để dỗ các bé ăn cơm, dù là chút ít sau đó mới cho dùng thức ăn
  • Một biện pháp giúp trẻ biết ăn cơm và thức ăn khác đó là cho con tự xúc và ngồi ăn cùng gia đình

Một số câu hỏi liên quan về việc tập ăn cơm của bé

Tìm hiểu cách tập cho bé ăn cơm, nhiều mẹ còn thắc mắc rằng việc ăn cơm sớm hoặc muộn có ảnh hưởng gì không? Để trả lời vấn đề này, dưới đây Fitobimbi sẽ đưa đáp án chi tiết.

Cho trẻ ăn cơm sớm có tốt không?

Cho trẻ ăn cơm sớm có tốt không là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Theo các chuyên gia, việc cho bé ăn cơm quá sớm là một sai lầm. Vì khi chưa mọc đủ răng, việc ăn cơm sớm sẽ chỉ khiến bé nuốt chửng thức ăn. Điều này, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến bé chậm hấp thu và khó tăng cân. Không chỉ thế việc ăn cơm sớm còn khiến bé sợ hãi, lười ăn.

Bé ăn cơm sớm có thể khiến dạ dày ảnh hưởng
Bé ăn cơm sớm có thể khiến dạ dày ảnh hưởng

Cho trẻ ăn cơm muộn có sao không?

Ăn cơm muộn không tốt, thậm chí còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bé như chậm lớn, nhẹ cân, biếng ăn. Theo các chuyên gia, khi trẻ lớn hơn hàm lượng dinh dưỡng trong sữa của mẹ không còn đáp ứng nhu cầu của con. Vì vậy lúc này bé sẽ cần năng lượng và các khoáng chất từ thực phẩm như cơm, thức ăn. Việc cho bé ăn cơm muộn có thể khiến cho bộ nhai không phát triển, bé lười ăn cơm và kém hấp thu.

Để bé ăn uống đủ chất ngoài việc tuân thủ cách tập cho bé ăn cơm mẹ nên bổ sung thêm hoa quả tươi và sữa chua vào các bữa phụ mỗi ngày. Hãy để trẻ tự chọn những thứ mình thích. Nếu trẻ không thích ăn cơm mẹ có thể cho bé ăn các món như cháo đặc, miến, mì hoặc thức ăn thô.

Chia sẻ bài viết này