Chị Mai Hương rất khéo léo khi lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi. Ba bữa một ngày, bé Đậu Đậu – con trai của chị luôn được khám phá những món ăn mới và không bị trùng lặp trong suốt một tháng. Vì thế, bé “trộm vía” ăn rất ngoan, mẹ cũng đỡ vất vả hơn.
- 30 thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
- Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi CỰC HẤP DẪN
Tại sao chọn phương pháp ăn dặm truyền thống?
Chị Mai Hương, 35 tuổi (sống tại Hà Nội) cho biết: “Mình cho Đậu Đậu ăn dặm từ tháng thứ 6. Trước đó Hương có đọc sách, tìm kiếm thông tin trên mạng, biết được là có nhiều phương pháp ăn dặm nên cũng khá băn khoăn không biết lựa chọn cách nào để phù hợp với bé. Tuy vậy, sau nhiều lần thử nghiệm, bà mẹ trẻ đã quyết định cho bé Đậu Đậu ăn dặm theo kiểu truyền thống.
“Mình thấy bạn bè xung quanh mình đều cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật. Tất nhiên, mình cũng tập tành cho bé ăn dặm theo phương pháp này! Nhưng theo dõi khoảng 1 tuần, Đậu Đậu không chịu hợp tác và khâu chuẩn bị món ăn cũng khá tốn thời gian nên mình đã chuyển qua phương pháp truyền thống.”
Phương pháp ăn dặm truyền thống rất phổ biến ở nước ta và được ra đời từ khá lâu về trước. Nếu như ăn dặm kiểu Nhật chú trọng đến sự đa dạng các loại thực phẩm thì phương pháp truyền thống, bạn sẽ phải nghiền nhuyễn thực ăn để cho trẻ tiêu hóa dễ dàng.
“Bước sang tháng thứ 8, khả năng nhai của bé đã tiến bộ rõ rệt, mình không phải làm nhuyễn thức ăn cho con nữa, mà chỉ bằm qua rồi chế biến là được. Theo mình, phương pháp này có ưu điểm là bé sẽ được ăn đồ ăn đảm bảo hơn, tránh bị nôn trớ hoặc nghẹn và mẹ cũng đỡ vất vả hơn.”
Những dinh dưỡng CẦN CÓ trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi rất đa dạng và phong phú. Do đó, việc lựa chọn nguyên liệu nào để chế biến cũng trở thành nỗi bận tâm lớn của các mẹ. Để mẹ nhàn hơn trong khâu lựa chọn thực phẩm, hãy lưu ý tới 5 nhóm dinh dưỡng thiết yếu cần có trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi dưới đây:
- Vitamin: Các vitamin cần thiết cho bé là A, C, E, D, B12,… chúng đóng vai trò như một chất xúc tác, giúp bé hấp thu tốt trong giai đoạn phát triển
- Axit béo Omega 3: Đây là dưỡng chất cần thiết mà cơ thể không tự sản sinh được mà cần được bổ sung từ thực phẩm ngoài. Omega 3 được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ não bộ phát triển, nhất là khả năng ghi nhớ và phối hợp tay, mắt
- Sắt: Đây là khoảng chất quan trọng trong hoạt động miễn dịch của cơ thể. Trẻ thiếu sắt sẽ dễ mệt mỏi, thường xuyên bị ốm và kém phát triển
- Kẽm: Đây là dưỡng chất cần thiết trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi, giúp hỗ trợ khả năng hấp thụ, phát triển chiều cao và mang lại cảm giác ăn ngon
- Protein: Giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, tái tạo tế bào và phát triển những nhóm cơ bắp
Sắp xếp bữa ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi
Theo chị Hương cho biết, bên cạnh việc xây dựng thực đơn truyền thống cho bé 8 tháng tuổi, các mẹ cần sắp xếp bữa ăn hợp lý, xen kẽ với sữa để cho bé có thói quen ăn uống lành mạnh.
Dưới đây là lịch trình ăn dặm của bé trong một ngày mà mẹ cần đảm bảo:
- Bữa chính 1: 8h00 sáng (mẹ có thể điều chỉnh để phù hợp với chế độ sinh hoạt và công việc của bản thân).
- Bữa phụ 1: 10h00 – 11h00
- Bữa chính 2: 13h00
- Bữa phụ 2: 15h00 – 16h00
- Bữa chính 3: 18h00
- Bữa phụ 3: 20h30 – 21h30
Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi
“Bên cạnh các loại thịt cá, rau củ, mình còn nấu thêm nước dùng dashi để kích thích vị giác của bé. Mình cũng tránh việc nêm nếm quá nhiều gia vị vào đồ ăn của bé. Đặc biệt, bí quyết để cho bé ăn dặm thành công đó chính là phải thường xuyên thay đổi thực đơn, nếu không bé sẽ thấy nhàm chán và lười ăn đi đó!” – Chị Hương chia sẻ tiếp.
Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi được mẹ Hương gợi ý, bạn hãy tham khảo nhé!
Thực đơn 1: Cháo thịt bò rau muống đậu cove và nước lọc
Nguyên liệu:
- 50g gạo tẻ trắng
- 100g thịt bò băm
- 1 nhúm rau muống
- 50g đậu cove (đậu Hà Lan)
Thực hiện:
- Thịt bò thái nhỏ, đem hấp chín rồi xay nhuyễn
- Rau muống nhặt sạch, rửa với nước rồi đem hấp chín
- Ngâm đậu cove trong khoảng 20 phút rồi xay nhuyễn
- Gạo đem nấu cháo đến khi chín rồi thêm thịt bò, đậu và rau muống xay nhuyễn vào
- Thêm một chút dầu oliu để tăng hương vị cho món ăn
Thực đơn 2: Cháo lươn bí đỏ và nước lọc
Nguyên liệu:
- Thịt lươn đồng
- Bột gạo
- Bí đỏ
- 1 muỗng cafe dầu oliu
- Gừng
- Ngò rí
Thực hiện:
- Thịt lươn làm sạch với gừng rồi đem rửa sạch
- Hấp chín lươn để lấy thịt, sau đó đem xào với hành phi thơm
- Bí đỏ gọt sạch, cắt miếng nhỏ, đem hấp chín rồi tiếp tục nghiền nhuyễn
- Bột gạo đem nấu cháo, khi chín cho thịt lươn và bí đỏ vào khuấy đều
- Thêm 1 muỗng dầu oliu là có thể cho bé thưởng thức
Thực đơn 3: Cháo thịt gà mướp hương, ngô bao tử và nước dùng dashi
Nguyên liệu:
- 30g ức gà
- 1 chén cháo trắng
- 3 – 4 trái ngô bao tử
- 20g mướp hương
- Hành lá, nước dùng
Thực hiện:
- Gọt vỏ mướp, rửa sạch rồi cắt nhỏ
- Ngô bao tử rửa sạch, hấp chín rồi xay nhuyễn
- Ức gà bằm nhiễm, trộn cùng với hành lá thái nhỏ, ướp hỗn hợp với khoảng 1 thìa nước mắm
- Sử dụng nước dùng gà để luộc mướp, khi chín tiến hành băm nhỏ
- Đem gạo nấu cháo, đến khi chín thì cho thịt gà vào. Tiếp đó là cho mướp và ngô bao tử, khuấy đều rồi đun sôi khoảng 2 phút là có thể tắt bếp
Với thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi này, mẹ nên kết hợp cho trẻ ăn với nước dashi để kích thích giác.
Một số gợi ý thực đơn ăn dặm khác cho mẹ tham khảo là:
- Cháo tôm, đậu xanh, rau ngót, dầu gấc + nước lọc
- Cháo cá lóc, cà rốt, rau cải ngọt, dầu oliu + nước dashi
- Cháo cua đồng, mồng tơi, mướp hương, dầu óc chó + nước lọc
- Cháo sườn lợn, rau khoai lang, ngô ngọt + nước dashi
- Cháo tim lợn, bầu, súp lơ xanh phô mai rắc + nước dashi
- Cháo lươn, cải chíp, đậu xanh, dầu mè + nước dashi
- Cháo tôm, rau bina, củ cải, dầu oliu + nước dashi
- Cháo thịt bò, cà rốt, bí non, dầu gấc + nước dashi
- Cháo cá hồi, đậu hà lan, măng tây + nước dashi
- Cháo cua đồng, bí đỏ, mồng tơi, dầu oliu + nước dashi
- Cháo cá lóc, cải thảo, su su, phô mai rắc + nước lọc
- Cháo trứng gà, khoai tây, rau mồng tơi, dầu óc chó + nước dashi
- Cháo ếch, bí xanh, măng tây + nước dashi
- Cháo cá hồi, rau khoai lang, bí xanh, phô mai rắc + nước lọc
- Cháo sườn, ngô nếp, đậu bắp, dầu cải + nước lọc
- Cháo thịt vịt, khoai sọ, su su, dầu gấc + nước lọc
- Cháo thịt gà, nấm hương, cà rốt, dầu oliu + nước dashi
- Cháo cua đồng, mướp hương, rau mồng tơi + nước dashi
- Cháo ếch, rau khoai lang, bí xanh + nước lọc
- Cháo chim, đậu xanh, bí đỏ, dầu óc chó + nước dashi
Trên đây là những chia sẻ về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi của mẹ Hương (Hà Nội). Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn thông tin hữu ích giúp mẹ cho bé ăn dặm nhàn tênh!