Nội dung chính

[Giải đáp] Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc làm vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng, cũng như phòng ngừa tình trạng tưa lưỡi. Vậy trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi và một ngày rơ lưỡi mấy lần? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

[Giải đáp] Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được?
[Giải đáp] Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được?

Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng cần được vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khoang miệng là nơi chứa đầy vi khuẩn có hại và các mảng bám thức ăn. Sau khi trẻ bú sữa, cặn sữa dễ bám lại trên bề mặt lưỡi. Bên cạnh đó, trong năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên thường bị nôn trớ dẫn đến hiện tượng sữa vón cục.

Do đó, nếu trẻ không được vệ sinh răng miệng mỗi ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây tình trạng tưa lưỡi, ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận hương vị khi ăn và sinh ra chán ăn, bỏ bú, quấy khóc.

Đối với trẻ sơ sinh chưa biết cách tự chăm sóc răng miệng, thì việc rơ lưỡi cho bé hàng ngày là hết sức cần thiết. Dưới đây là những lợi ích của việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mỗi ngày:

  • Giảm hôi miệng: Hôi miệng được hình thành từ chất thải do vi nấm, vi khuẩn tiết ra. Rơ lưỡi sẽ lấy đi các mảng trắng là cặn sữa bám trên nướu, lưỡi, hai bên má. Từ đó loại bỏ vi khuẩn gây hại, giúp bé không bị hôi miệng
  • Giảm sốt khi mọc răng: Trong quá trình mọc răng, nướu bé sẽ bị nứt. Nếu không được vệ sinh khoang miệng thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và sốt
  • Kích thích trẻ ăn ngon: Các mảng bám che lấp gai vị giác trên lưỡi có thể khiến trẻ mất vị giác, ăn không ngon. Làm sạch mảng báo thường xuyên giúp kích thích vị giác, cho trẻ ăn ngon miệng hơn
  • Bảo vệ mầm răng: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cũng giúp bảo vệ mầm răng, tạo điều kiện cho quá trình mọc răng sữa sau này diễn ra thuận lợi hơn
Rơ lưỡi giúp loại bỏ cặn sữa và vi khuẩn tích tụ
Rơ lưỡi giúp loại bỏ cặn sữa và vi khuẩn tích tụ

Thông tin thêm về rơ lưỡi: Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch?

Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi?

Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi được? Thông thường, sau khi sinh khoảng 2 – 3 ngày mẹ có thể bắt đầu rơ lưỡi cho bé. Rơ lưỡi nên được thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn cũng như cho hiệu quả ngăn ngừa viêm nhiễm tốt nhất.

>>> Xem thêm: Tai trẻ có mùi hôi, ra dịch vàng là biểu hiện của bệnh gì?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần?

Bao lâu rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Theo đó, số lần rơ lưỡi cho bé phụ thuộc vào từng trường hợp. Cụ thể như sau:

Rơ lưỡi để vệ sinh miệng hàng ngày

Sau khi bú sữa, trong miệng trẻ thường xuất hiện cặn sữa là các chấm nhỏ màu trắng. Nếu không được vệ sinh ngày, chúng sẽ bám vào lưỡi, nướu gây ra các vấn đề sức khỏe răng miệng. Theo chuyên gia, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 2 lần/ngày để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ, hạn chế tích tụ mảng bám và vi khuẩn.

Cách rơ lưỡi:

  • Mẹ rửa tay thật sạch
  • Đặt trẻ nằm ngửa
  • Quấn băng gạc vào ngón trỏ hoặc đeo gạc trị tưa lưỡi
  • Nhúng gạc qua dung dịch nước muối sinh lý hoặc nước ấm
  • Đưa tay vào miệng bé, nhẹ nhàng massage nướu, lưỡi và vòm miệng của bé
  • Lặp lại thao tác này 2 – 3 lần để đảm bảo lưỡi bé sạch sẽ
Rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé
Rơ lưỡi để vệ sinh răng miệng cho bé

Rơ lưỡi khi trẻ bị tưa lưỡi

Bị rơ lưỡi, trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? Tưa lưỡi hay còn gọi là tưa miệng, đây là tình trạng niêm mạc miệng xuất hiện những màng màu trắng. Nếu không được xử lý kịp thời, chúng sẽ phát triển và ăn sâu vào niêm mạc lưỡi, họng gây chảy máu và đau rát. Thông thường, khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi, bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên rơ lưỡi cho bé 4 lần/ngày. Đồng thời kết hợp với thuốc bác sĩ kê đến khi nốt tưa lưỡi hết.

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi:

  • Mẹ rửa tay thật sạch
  • Đặt trẻ nằm ngửa
  • Quấn băng gạc vào ngón trỏ hoặc đeo gạc trị tưa lưỡi
  • Nhúng miếng gạc vào thuốc rơ lưỡi cho bé
  • Chạm nhẹ ngón tay vào môi dưới để trẻ mở miệng
  • Dưa ngón tay trỏ vào lưỡi và lau từ trong ra ngoài
  • Thay miếng gạc khác nếu trẻ có nhiều mảng tưa bám rồi tiếp tục chà nhẹ nướu, vòm miệng và hai bên má

Lưu ý:

  • Rơ lưỡi cho trẻ trước bữa ăn 30 phút
  • Không nên cạy chấm trắng trên lưỡi của bé vì có thể gây chảy máu
  • Dùng thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ theo chỉ định từ bác sĩ
  • Khi rơ lưỡi, mẹ không đưa ngón tay quá sâu vào họng của trẻ gây kích thích nôn trớ
Trẻ bị tưa lưỡi nên vệ sinh lưỡi 4 ngày/lần
Trẻ bị tưa lưỡi nên vệ sinh lưỡi 4 ngày/lần

Trẻ bú mẹ hoàn toàn

Với trường hợp này, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Theo chuyên gia, các mẹ không cần rơ lưỡi mỗi ngày nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn. Bởi khi bú, lưỡi bé cọ sát vào núm ti mẹ nên rất ít khi bị đọng sữa. Tuy vậy, vệ sinh răng miệng cho bé vẫn là việc làm cần thiết. Do đó, mẹ vẫn nên duy trì rơ lưỡi cho bé 2 – 3 ngày/lần.

Trẻ bú mẹ kết hợp với bú sữa ngoài

 Trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi? Với trẻ bú mẹ kết hợp bú sữa ngoài, mẹ cần rơ lưỡi 1 lần mỗi ngày cho bé. Ngoài ra, sau khi bú xong, mẹ nên cho trẻ tráng miệng bằng 1 – 2 thìa nước ấm. Thời điểm rơ lưỡi tốt nhất cho bé là vào buổi sáng, sau khi ăn sáng xong khoảng 2 tiếng. Nếu rơ lưỡi quá sớm, trẻ dễ bị nôn khan do bụng còn rỗng. Ngoài ra, mẹ cũng không nên rơ lưỡi sau khi trẻ vừa ăn no.

Trên đây là giải đáp trẻ sơ sinh bao nhiêu ngày thì rơ lưỡi và tần suất rơ lưỡi cho trẻ. Mong rằng chia sẻ này sẽ giúp ích cho ba mẹ trong hành trình chăm sóc bé yêu!

Chia sẻ bài viết này