Nội dung chính

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

 Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là hiện tượng thường gặp, kéo dài có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy nguyên nhân trẻ thiếu máu thiếu sắt là gì, cách điều trị ra sao? Theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác mẹ nhé.

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là gì?

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em là hiện tượng lượng sắt trong cơ thể không đủ để tổng hợp Hemoglobin. Theo thống kê của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, năm 2008 Việt Nam có khoảng 30% trẻ nhỏ mắc căn bệnh này.

Trẻ thiếu máu thiếu sắt có tỉ lệ rất cao
Trẻ thiếu máu thiếu sắt có tỉ lệ rất cao

Trước khi thiếu máu xảy ra, thiếu sắt đã khiến hoạt động thể chất và tinh thần suy giảm. Không chỉ thế tế bào miễn dịch và các cơ quan trong cơ thể cũng bị trì trệ nghiêm trọng. Lúc này trẻ sẽ mệt mỏi, giảm trí nhớ, chậm làm lành vết thương, thậm chí là suy giảm chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ.

Theo như WHO, trẻ thiếu máu thiếu sắt xảy ra khi:

  • Số lượng huyết sắc tố <110g/l ở trẻ 2-6 tuổi
  • Số lượng huyết sắc tố <115g/l ở trẻ 6-12 tuổi

Nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu thiếu sắt

Sắt là vi chất thiết yếu, có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể. Hoạt chất này chi phối quá trình vận chuyển oxy và miễn dịch ở trẻ. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể là do:

1. Thiếu sắt dự trữ

Thai nhi phát triển trong bụng mẹ không chỉ nhận dinh dưỡng để lớn mà còn dự trữ lượng sắt nhất định. Quá trình tích lũy này thường diễn ra rất sớm từ những tháng cuối của thai kỳ. Do đó, nếu sinh đủ tháng, trẻ sẽ có khoảng 25-3000mg sắt trong cơ thể.

Dạng sắt tích lũy này sẽ được trẻ dùng trong 3-4 tháng đầu. Khi cơ thể chưa hấp thụ và chuyển hóa được dinh dưỡng từ  ngoài. Vì vậy những trẻ sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu thiếu máu thai kỳ nguy cơ thiếu sắt rất cao.

Trẻ sinh non thường bị thiếu sắt do thời điểm trong bụng mẹ bé chưa dự trữ sắt

Trẻ sinh non thường bị thiếu sắt do thời điểm trong bụng mẹ bé chưa dự trữ sắt

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị thiếu máu mẹ nên ăn gì?

2. Tốc độ tăng trưởng thanh

Theo các chuyên gia, sau sinh trẻ thường có tốc độ phát triển thể chất, cân nặng nhanh chóng. Vì vậy, lượng sắt sử dụng để tạo máu lúc này cũng nhiều hơn bình thường.

Với trẻ sinh non, không có lượng sắt dự trữ hoặc sữa mẹ không đủ dinh dưỡng, có thể đối mặt với nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu sau sinh. Do đó ngoài sữa, mẹ nên tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao khả năng dự trữ sắt cho trẻ.

toc do tang truong nhanh

3. Chế độ ăn thiếu sắt

Phần lớn dinh dưỡng của trẻ đều được hấp thụ thông qua đường ăn, và sắt cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên không phải cứ ăn ngon, ăn nhiều là sẽ đủ chất. Mà mẹ phải biết tìm ra thực đơn hợp lý, phù hợp cơ địa để cung cấp lượng sắt phù hợp.

Thay vì cho trẻ ăn quá nhiều một thứ, mỗi món ăn sử dụng nhiều lần trong tuần. Mẹ có thể đa dạng thực phẩm giàu sắt cho trẻ bằng cách chế biến linh hoạt thịt lợn, thịt bò, cá hồi, tôm, bông cải xanh, ngũ cốc, yến mạch,… Đây đều là những thực phẩm giàu sắt, dễ hấp thụ mà béyêu thích.

Ngoài ra mẹ cũng cần ghi nhớ, sắt là nguyên tố vi lượng khó hấp thụ, nhất là khi kết hợp với các loại thực phẩm như trà xanh, ổi, sữa,… Vì vậy mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng những loại thực phẩm này khi đang dùng sắt.

che do an thieu sat

4. Trẻ uống sữa bò quá nhiều

Uống sữa bò nhiều là nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu sắt. Trong sữa bò chứa rất nhiều Ca và Casein Phosphopeptides có khả năng giảm hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này nếu đi kèm với chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng sẽ khiến trẻ thiếu sắt, thiếu máu nghiêm trọng.

tre uong sua bo qua nhieu

5. Trẻ gặp vấn đề về đường tiêu hóa

Nếu  thực đơn dinh dưỡng của mẹ luôn đảm bảo đủ sắt mà trẻ vẫn bị xanh xao, mệt mỏi, thiếu tập trung thì rất có thể con đang gặp phải vấn đề về tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa kém khiến bé hấp thụ dinh dưỡng khó khăn, trẻ ăn không ngon, hấp thụ không được. Tình trạng này nếu để lâu dài sẽ khiến thiếu hụt sắt và gây thiếu máu.

tre uong sua bo qua nhieu

6. Trẻ mắc các bệnh lý khác

Các bệnh lý như cảm cúm, dị ứng sữa bò, tổn thương tá tràng, viêm ruột, xuất huyết tiêu hóa, giun móc, thiếu transferrin bẩm sinh sẽ khiến sắt không vào được tủy. Từ đó làm giảm khả năng hấp thụ của cơ thể, gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Do đó trước khi bổ sung sắt cho trẻ mẹ nên khắc phục triệt để các bệnh lý cản trở hấp thu sắt.

Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em là do bị tổn thương tá tràng
Nguyên nhân thiếu sắt ở trẻ em là do bị tổn thương tá tràng

7. Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh là một loại gen hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do đột biến gen khiến Protein có vai trò vận chuyển sắt không được tổng hợp. Hệ quả là trẻ sẽ bị thiếu hụt các hồng cầu khỏe mạnh. Đồng thời tích lũy sắt trong cơ thể dư thừa.

roi loan chuyen hoa sat bam sinh

8. Bổ sung sắt mà quên bổ sung vi chất khác

Bổ sung sắt không có nghĩa là bổ sung càng nhiều càng tốt. Bởi sắt cũng giống như các nguyên tố vi lượng khác. Hoạt chất này thường hấp thụ và chuyển hóa tốt hơn khi có thêm vitamin C. Do đó nếu mẹ chỉ quan tâm đến việc bổ sung sắt mà quên chú trọng đến vitamin C cơ thể bé có thể vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt.

bo sung sat ma quen bo sung vi chat khac

Dấu hiệu “tố” trẻ đang bị thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ diễn ra từ từ. Nên hầu như các mẹ không phát hiện bệnh cho đến khi tiến triển nặng hơn. Ở trẻ thiếu máu các chức năng của não bộ và cơ bắp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó mẹ nên quan sát và điều trị đúng cách. TS.BS Phạm Thị Thu Hương cho biết khi có các dấu hiệu dưới đây mẹ nên can thiệp từ sớm:

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu máu thiếu sắt
Dấu hiệu cho thấy trẻ đang thiếu máu thiếu sắt
  • Da xanh xao, nhợt nhạt, niêm mạc tái nhất là vùng lòng bàn tay, niêm mạc mắt và cổ họng
  • Trẻ thường có dấu hiệu mệt mỏi, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, kết quả học tập giảm
  • Bàn tay và chân có cảm giác buốt lạnh, da khô và ráp
  • Trẻ cáu gắt, quấy khóc, chậm tăng cân và chiều cao
  • Thiếu sắt trẻ bị suy giảm vị giác, ăn uống kém và giảm hấp thu
  • Trẻ có dấu hiệu đau đầu, chóng mặt nhất là khi vận động mạnh
  • Nhịp tim nhanh, hơi thở gấp, có thể thở khò khè
  • Trẻ thường mắc bệnh nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch như: viêm hô hấp, viêm phế quản,…
  • Trường hợp thiếu máu nặng bé còn có dấu hiệu thèm ăn  phi thực phẩm như đất, đá, bụi bẩn,…

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thường ngày. Ngay khi có dấu hiệu mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ.

Thiếu máu thiếu sắt có thực sự nguy hiểm không?

Thiếu máu thiếu sắt trẻ em là căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Cụ thể, tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây ra những biến chứng như:

  • Mệt mỏi, uể oải: Hemoglobin chứa sắt là thành phần có nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các mô và tế bào. Khi cơ thể thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm đồng nghĩa với đó là quá trình vận chuyển oxy bị cản trở. Lúc này trẻ sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài
  • Gặp vấn đề về tim mạch: Hemoglobin là thành phần vận chuyển oxy đến các tế bào. Khi cơ thể thiếu máu, tỷ lệ hồng cầu giảm, tim phải hoạt động nhiều hơn. Lâu ngày có thể dẫn đến suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong vì đột quỵ
  • Hệ thần kinh trì trệ: Não bộ là cơ quan thần kinh quan trọng nhất của cơ thể. Khi thiếu oxy bộ phận này sẽ không đủ nhiên liệu để hoạt động. Trẻ nhỏ có thể bị đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, thậm chí thiếu máu lên não
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh: Ai cũng biết sắt là vi chất quan trọng trong hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu máu hệ miễn dịch suy giảm, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm và ốm vặt

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Theo các chuyên gia, không ít trường hợp trẻ nhỏ mất máu trong thời gian ngắn không thể phục hồi kịp thời. Vì vậy mẹ cần hết sức lưu ý.

Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Trẻ thiếu máu hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Vì vậy cách chẩn đoán chính xác căn bệnh này là cho trẻ đi khám định kỳ.

Trẻ thiếu máu sẽ được chẩn đoán thế nào?
Trẻ thiếu máu sẽ được chẩn đoán thế nào?

Việc chẩn đoán sẽ được bắt đầu từ thăm hỏi tiền sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng. Sau đó là các xét nghiệm như:

  • Hemoglobin và hematocrit: Là xét nghiệm tầm soát thiếu máu ở trẻ. Xét nghiệm này dựa trên kết quả đo lường số lượng hemoglobin và hồng cầu
  • Phân tích tế bào máu: Là xét nghiệm kiểm tra số lượng và chất lượng các tế bào hồng cầu, bạch cầu. Nhằm mục đích phân biệt thiếu máu với các bệnh lý mãn tính khác
  • Phân tích tế bào ngoại vi: Là xét nghiệm chuyên sâu thực hiện bằng cách lấy mẫu máu nhỏ và quan sát dưới kính hiển vi. Dựa vào hình dáng, cấu trúc và độ trưởng thành của máu bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác

Ngoài ra để xác định chính xác nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em, bác sĩ còn chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Sắt huyết thanh: Đo lường lượng sắt trong máu
  • Độ bão hòa của Transferrin: Xác định tỷ lệ giữa các vị trí liên kết của sắt và tổng khả năng liên kết với sắt
  • Ferritin: Là xét nghiệm đo lường lượng protein dự trữ sắt trong gan và lách

Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em thế nào?

Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, trẻ nhỏ sẽ sẽ được chỉ định điều trị sớm. Trên thực tế việc điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em khá đơn giản và hiệu quả. Cụ thể:

Nguyên tắc điều trị

Điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em cần tuân theo nguyên tắc dưới đây:

  • Thiếu sắt giai đoạn đầu khi cơ thể chưa bị thiếu máu mẹ có thể tăng cường thực phẩm giàu sắt để cải thiện cho bé
  • Bổ sung chế phẩm sắt cho bé thông qua các dạng viên nén, siro, dung dịch: Ferrous sulfate; ferrous gluconate theo liều 11mg/ ngày với bé 9 tháng, 7mg/ ngày với bé 1-3 tuổi, 10mg/ ngày với bé 5 tuổi, 8mg/ ngày với bé 9-13 tuổi, 15mg/ ngày với nữ và 11mg/ ngày với nam giai đoạn 14-18 tuổi
  • Khi uống sắt cho bé mẹ nên sử dụng thêm nước cam hoặc các loại vitamin C để tăng cường hấp thụ
  • Sắt nên uống khi đói, với trẻ đau dạ dày mẹ có thể cho bé sử dụng cùng bữa ăn
  • Uống sắt trẻ có thể đi ngoài phân đen hoặc táo bón tuy nhiên tình trạng này không quá nguy hiểm
  • Việc điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ nên duy trì liên tục. Ngay khi lượng sắt đã ổn định mẹ vẫn phải bổ sung cho bé trong 3 tháng tiếp theo
  • Trường hợp thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng bé sẽ được chỉ định truyền tĩnh mạch. Lúc này liều lượng bổ sung sắt cho bé dạng tiêm sẽ được xác định như sau: Tổng liều = Trọng lượng cơ thể x (HB đích- Hb thực) x0.24 +500mg
  • Với trường hợp thiếu máu nặng, bé sẽ được truyền máu trực tiếp

Phối hợp nguyên nhân

Ngoài ra thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em còn có thể điều trị dựa vào phương pháp phối hợp nguyên nhân, hạn chế tái phát. Cụ thể:

  • Thiếu máu thiếu sắt do nhu cầu tăng cao: Trường hợp này mẹ nên cho bé dùng sắt vào các thời điểm nhạy cảm như dậy thì, tăng cường sắt cho mẹ vào 3 tháng cuối thai kỳ và thời điểm nuôi con bú
  • Thiếu máu thiếu sắt do nguồn cung ít: Với trường hợp này mẹ nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn kiêng, ăn nhiều thực phẩm giàu sắt
  • Thiếu máu thiếu sắt do hấp thụ kém: Trường hợp mắc bệnh dạ dày, rối loạn hấp thu bé cần khắc phục sớm

Chế độ dinh dưỡng của trẻ thiếu máu

Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em nên ăn gì là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Dưới đây là những gợi ý khi chăm sóc trẻ thiếu máu thiếu sắt:

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể cải thiện thiếu máu rất tốt
Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể cải thiện thiếu máu rất tốt
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt heme từ thịt, cá, gia cầm, nội tạng động vật, trứng, hải sản,..
  • Mẹ cũng có thể sử dụng các loại sắt từ thực vật như bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, trái cây khô, rau xanh hoặc các chế phẩm từ đậu nành
  • Chế độ ăn của trẻ thiếu máu thiếu sắt còn phải hạn chế thực phẩm cạnh tranh như cà phê, trà, thực phẩm giàu kẽm, canxi,…
  • Đặc biệt là không nên cho trẻ uống quá nhiều sữa bò. Thực phẩm này không những không bổ sung sắt mà còn ức chế sự hấp thụ của cơ thể

Tỷ lệ trẻ em thiếu sắt tại Việt Nam còn cao. Đặc biệt trẻ thiếu sắt thường đi đôi với thiếu kẽm và ngược lại. Nghiên cứu cho thấy, bữa ăn của trẻ chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu sắt, kẽm. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung dự phòng sắt kẽm mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu hụt. Một trong những sản phẩm bổ sung đồng thời sắt và kẽm là TPBVSK Fitobimbi Ferro C.

TPBVSK Fitobimbi Ferro C chứa cả sắt và vitamin C cho bé

Sản phẩm có nguồn gốc tại Ý, được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Pharmalife Research. Với thành phần chính là sắt gluconat, kẽm gluconat, đồng gluconat, chiếc xuất hoa cúc Đức, chiết xuất quả sơ ri và một số phụ liệu khác, sản phẩm giúp hỗ trợ bổ sung sắt, kẽm, vitamin C cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đặc biệt,  tỷ lệ sắt/kẽm là 1/1 – đây được cho là tỷ lệ vàng, giúp hỗ trợ hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi bị bệnh

Trẻ thiếu máu thiếu sắt có thể phòng ngừa, hạn chế tác động tiêu cực đến sức khỏe bằng cách làm sau:

  • Với trẻ sơ sinh đủ tháng: Lượng sắt dự trữ của bé có thể đủ dùng trong 4 tháng đầu. Vì vậy mẹ không cần bổ sung. Thời kỳ đầu nên cho bé bú mẹ hoàn toàn để con hấp thụ sắt cần thiết
  • Với trẻ sinh non: Mỗi ngày bé cần bổ sung 2mg/kg bắt đầu từ 2 tuần tuổi và duy trì đến khi con được 12 tháng tuổi. Lượng sắt cung cấp cho bé lúc này có thể là sữa mẹ, sữa công chức hoặc các dạng thuốc sắt bổ sung dạng lỏng
  • Trẻ từ 6 tháng, biết ăn dặm: Lúc này mẹ nên sử dụng thực phẩm giàu sắt để bé hấp thụ tốt hơn. Đồng thời tăng cường Vitamin C. Với trẻ chưa ăn đặc, có thể bổ sung thuốc sắt dạng lỏng với liều 1-2mg/kg/ ngày
  • Tẩy giun định kỳ: Nhiễm trùng ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy để phòng ngừa chứng bệnh này mẹ nên tẩy giun định kỳ cho bé hằng năm bằng Mebendazol và Albendazol

Hầu hết trường hợp, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em đều có thể cải thiện bằng việc bổ sung sắt hàng ngày. Để quá trình này đạt được hiệu quả mẹ đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng cho phép. Tránh lạm dụng gây ngộ độc sắt, đe dọa đến tính mạng bé.

Nguồn: cedars-sinaikidshealthnationwidechildrens

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions—pediatrics/i/iron-deficiency-anemia-in-children.html
https://kidshealth.org/en/parents/ida.html
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/health-library/iron-deficiency-anemia-in-children
Chia sẻ bài viết này