Cách dạy con thông minh kiểu Nhật cần được bắt đầu ngay khi trẻ còn nhỏ. Bởi bất kỳ đứa trẻ sinh ra đều như nhau, có chăng chỉ khác nhau cách giáo dục của cha mẹ.
Nuôi dạy con cái là một nhiệm vụ khó khăn. Có rất nhiều thăng trầm, kỷ niệm vui cũng có, buồn cũng có. Thậm chí nó có thể trở thành nỗi ám ảnh của các mẹ.
Với những người lần đầu trải nghiệm “công việc” này, cách giúp họ bớt vất vả là học hỏi kinh nghiệm từ những người xung quanh, hoặc từ một phương pháp nào đó!
Nếu bạn có cơ hội đến Nhật, hay tiếp xúc với gia đình Nhật, hẳn bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước hành động, ứng xử của trẻ em Nhật. Chúng ít quấy khóc, cư xử chín chắn và khả năng tự lập cũng hơn. Đó là lý do vì sao cách dạy con thông minh của người Nhật được cả thế giới ngưỡng mộ.
Nguyên tắc dạy con thông minh của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ
- Thông minh không quan trọng, quan trọng là trẻ trung thực, cư xử tốt và có tình cảm.
- Chú trọng đến môi trường sống và nơi học tập của trẻ.
- Không nuông chiều con, không bắt ép con, không can thiệp vào những chuyện nhỏ nhặt. Trẻ nhỏ không hiểu tuyệt thực là gì, đói sẽ ăn nên mẹ không nên ép trẻ ăn trong khi không muốn.
- Bố mẹ nên tôn trọng trẻ, hãy cho con quyền quyết định trong mọi vấn đề.
- Cha mẹ phải làm tấm gương cho trẻ, muốn con trung thực, bố mẹ tuyệt đối không được nói dối (mặc dù đôi khi lời nói dối là vô hại).
- Dạy trẻ cách tiêu tiền khi lên 5 tuổi. Không quá khắt khe những cần kiểm soát.
- Dạy con biết chờ đợi đến lượt, biết chịu trách nhiệm.
- Vấp, ngã ở đâu thì nên đứng dậy ở đó, không nên chờ người khác tới nâng đỡ.
- Cho trẻ tiếp xúc tự do với thiên nhiên, không nên bao bọc trẻ quá mức. Bởi trẻ ốm vặt là chuyện thường, bố mẹ không nên quá lo lắng.
- Dành thời gian trò chuyện với con dù có bận rộn thế nào.
??? 11 dấu hiệu trẻ thông minh hơn người – Con bạn sở hữu bao nhiêu?
Cách dạy con thông minh từ sơ sinh
Không đợi đến khi bé biết đi, biết nói, người Nhật thường dạy trẻ ngay từ giai đoạn sơ sinh.
Phát triển kỹ năng thị giác
- Thêm màu sắc cho phòng ngủ của bé: Để kích thích thị giác phát triển, mẹ nên tạo cho bé một không gian riêng nhiều màu sắc. Không chỉ là những bức vẽ, tranh ảnh treo trên tường, mẹ cũng nên chú ý những món đồ chơi của bé nữa. Hãy chọn những gam màu thật tươi sáng, vui vẻ. Và đặc biệt cần đặt chúng ở vị trí bé có thể dễ dàng nhìn thấy.
- Sức mạnh của đen, trắng: Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, mẹ nên cho bé quan sát khối đồ vật màu đen hoặc trắng trong 3 phút mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp rèn luyện khả năng nhìn mà còn thúc đẩy sự tập trung và chú ý của trẻ.
- Kích thích võng mạc của bé: Ngồi và nói chuyện luyên thuyên với bé ở khoảng cách gần (30cm). Nếu bé bắt đầu có dấu hiệu “hóng chuyện’ thì mẹ đã thành công rồi đấy.
- Dạy bé cách quay đầu nhìn về hướng đồ vật: Khi bé được 6 – 9 tháng tuổi, để nâng cao khả năng quan sát của bé ở mọi góc nhìn, mẹ hãy di chuyển đồ vật lên trên, xuống dưới, sang phải hoặc sang trái. Hãy thường xuyên thực hiện hành động này để nâng cao sự tập trung của bé.
Phát triển khả năng thính giác
Các mẹ Nhật thường cho con nghe nhạc từ trong bụng mẹ. Thói quen này vẫn được kéo dài khi trẻ chào đời. Các chuyên gia cho rằng, âm nhạc giúp khơi gợi sự sáng tạo. Đồng thời bé sẽ có thiên hướng sống tình cảm và vui vẻ hơn. Vì vậy, mẹ nên cho bé nghe nhạc 15 – 30 phút mỗi ngày. Đồng thời, hãy bế bổng trẻ lên, đung đưa theo điệu nhạc nhé!
Giúp bé phát triển khả năng xúc giác
Từ khi sinh ra, kỹ năng nghe và nhìn giúp bé có thể nhận biết được nhiều thứ xung quanh. Tuy nhiên, khả năng “khám phá thế giới” của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế do sự va chạm, tiếp xúc bị trói buộc, do luôn phải ủ mình trong chăn hoặc bao tay. Tuy nhiên, cách dạy con thông minh của người Nhật lại hoàn toàn khác. Họ cho tay bé tự do di chuyển và chạm mọi đồ vật xung quanh một cách an toàn.
Giúp bé phát triển khứu giác
Trẻ sơ sinh có một “siêu năng lực” đó là phân biệt được bố và mẹ một cách dễ dàng nhờ mùi cơ thể. Để nâng cao kỹ năng này của trẻ, mẹ hãy cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau để có thể ghi nhớ và phân biệt được món đồ nhờ mùi đặc trưng của chúng.
Phát triển khả năng vị giác
Trẻ rất nhạy cảm với các vị khác nhau của thức ăn: ngọt, đắng, chua, mặn, cay. Tuy nhiên, giai đoạn dưới 6 tháng tuổi, cơ thể bé còn quá nhạy cảm để có thể thử những “hương vị mới lạ” ngoài sữa. Do đó, mẹ hãy đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm nhé!
Thử tài bắt chước
Khoảng 2 tuần sau khi sinh, bé đã có thể bắt chước những hành động của người lớn. Mẹ nên dành cho bé những bài tập để chúng có thể hoàn thiện kỹ năng này một cách thuần thục hơn.
Cách dạy con thông minh từ bài học bắt chước rất đơn giản, mẹ chỉ cần hướng ánh nhìn tập trung vào bé. Sau đó thực hiện hành động há miệng, lè lưỡi, nháy mắt, nắm tay,… để bé làm theo. Khi bé hoàn thành “nhiệm vụ” mẹ đừng quên vỗ tay khích lệ bé nhé!
Cách dạy con thông minh từ 1 tuổi trở lên
Trong giai đoạn từ 1 tuổi trở lên, mẹ sẽ thấy bé thay đổi nhiều cảm xúc trong ngày. Trước mắt bé là cả một thế giới mới lạ, hẳn sẽ là nguồn cảm hứng bất tận để trẻ khám phá, tìm tòi. Mặt khác, đây cũng là thời điểm bộ não của trẻ gần như hoàn thiện nên cảm mẹ Nhật rất chú trọng cách nuôi dạy con thông minh.
Chú trọng chuyện cổ tích
Người Nhật tin rằng, những câu chuyện cổ tích có yếu tố thần thoại, tưởng tượng sẽ giúp trẻ phát huy tối đa óc sáng tạo. Tuy nhiên, những chi tiết trong chuyện cổ tích cũng không khác xa ngoài đời thực là mấy. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, trong chuyện cổ tích chỉ cần đọc thần chú hoặc phẩy tay là cửa mở ra, ngoài đời chúng ta cũng phát minh ra hệ thống cảm biến hoặc trợ lý ảo,…
Không quy chụp, áp đặt
Người Nhật hầu như không bao giờ có những lời nói tiêu cực, quy chụp để mắng trẻ. Chẳng hạn như: “sao con bướng thế”, “sao con lười thế”. Hành động này không hề làm thay đổi con bạn mà chỉ khiến trẻ bị ảnh hưởng theo đúng theo lối phủ nhận đó! Bởi tâm lý của trẻ nhỏ là: “Nếu bạn mắng 10 lần trẻ là đồ con lợi, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”.
Khen con, khen hành vi cụ thể
Thay vì khen con giỏi quá, bố mẹ nên khen con trong những hành vi cụ thể. Bởi trẻ sẽ biết chúng đang làm tốt điều gì và cố gắng phát huy thêm nhiều nữa.
Người Nhật thường dành lời khích lệ, động viên cho những việc làm mà còn hoàn thành. Chẳng hạn như “ai nhặt rau mà sạch thế này nhỉ?”, “Con đá bóng thật cừ”,…
Hầu như không cho con xem Tivi
Việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại, TV quá sớm sẽ khiến chúng dễ mất tập trung vào “nhiệm vụ” quan trọng hơn. Hoặc thậm chí là bị “nghiện”. Đặc biệt, các thiết bị này có thể phát ra những sóng gây hại cho não, cụ thể là vùng thùy não trước. Từ đó ảnh hưởng đến năng lực suy nghĩ của trẻ, là nguy cơ gây ra hội chứng tự kỷ.
??? Ngoài ra bố mẹ nên bổ sung dinh dương cho trẻ: Trẻ ăn gì thông minh? 9 “siêu thực phẩm” giúp phát triển não bộ
Dạy chữ cho con từ sớm
Phương pháp dạy con thông minh của người Nhật còn đề cập tới việc học chữ cho trẻ từ sớm. Trẻ nên được tiếp xúc với những con chữ trong giai đoạn 3 tuổi. Các công trình nghiên cứu của người Nhật chứng minh rằng, việc dạy chữ cho bé từ sớm có thể làm thay đổi cấu tạo não, con sẽ có tố chất phi thường. Từ đó tạo nền tảng cho việc học những kỹ năng khác khi lớn lên.
Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
Để thành thạo một “kỹ năng”, trẻ cần 3 tháng để “rèn luyện”. Vì thế, cha mẹ Nhật không ngại việc giải thích cho con nhiều lần. Chẳng hạn, nếu con đã nhớ được chữ “a, b, c,…” thì phải mất 3 tháng, trẻ mới có thể đọc chúng.
Bí quyết dạy con thông minh – Luyện trí nhớ
Khi nhắc tới bộ môn trí nhớ, hẳn bạn đều nghĩ ngay tới những em bé Nhật Bản tại đấu trường Siêu trí tuệ. Họ đã có sự thể hiện ấn tượng khiến cả thế giới ngưỡng mộ. Người Nhật quan niệm rằng, người thông minh phải là người có trí nhớ tốt. Do đó, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã được rèn luyện khả năng này để trở nên thành thạo, áp dụng nó trong đời sống cũng như trong học tập.
Để phát triển khả năng ghi nhớ, bố mẹ có thể cùng trẻ rèn luyện bằng một số trò chơi như tráo hộp, học thuộc lòng bài thơ hoặc bài hát,…
Vận động đầy đủ
Bên cạnh mặt trí tuệ, người Nhật cũng rất chú trọng rèn luyện thể chất cho trẻ từ khi còn nhỏ. Trong giai đoạn trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể cùng trẻ dạo bộ hàng ngày. Giai đoạn đầu nên để trẻ làm quen với bài tập ngắn: đi bộ 10m, 20m. Sau đó tăng dần để trẻ thích nghi dễ dàng hơn.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 – 3 tuổi
Mẹ đừng nghĩ con còn quá nhỏ để tiếp thu những kỹ năng sống nhé. Ở Nhật Bản, họ rất chú trọng trong việc dạy trẻ kỹ năng sống từ khi còn nhỏ. Đây sẽ nền tảng giúp bé học được nhiều kỹ năng khác như: diễn đạt, ứng xử, giải quyết vấn đề,…
Một số kỹ năng sống mẹ nên dạy trẻ là: xử lý tình huống khi có người lạ tiếp cận, xử lý tình huống khi bị lạc,… Mẹ nên “vẽ” ra một tình huống giả định, đặt những câu hỏi để xem trẻ sẽ giải quyết như thế nào. Sau đó hãy có lời khuyên tốt hơn cho trẻ.
Trên đây là một số cách dạy con thông minh của người Nhật. Để thành công, bố mẹ hãy thật kiên trì, nhẫn nạn, cùng đồng hành với bé để cùng nhau trưởng thành và phát triển nhé!
Xem các bài viết con thông mình TẠI ĐÂY.