Trẻ đầu to thông minh là quan niệm của từ xa xưa. Vậy khoa học nói gì về điều này, sự thật trẻ đầu to có thông minh không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
>>> Cách dạy con thông minh của người Nhật giúp bố mẹ nhàn hơn
Đầu của bé lớn là bao nhiêu?
Căn cứ trên số liệu chuẩn về chu vi vòng đầu của trẻ, bố mẹ có thể xác định bé nhà mình đang phát triển bình thường hay không bình thường:
- Trẻ khi sinh có số đo vòng đầu nằm trong khoảng từ 34 – 35cm
- Trong 3 tháng đầu, chu vi vòng đầu của bé sẽ tăng khoảng 2cm/tháng
- Trẻ từ 4 – 6 tháng, số đo này sẽ tăng đều đặn 1cm/tháng
- Trong 6 tháng cuối năm đầu, chu vi vòng đầu của bé sẽ tăng nhẹ khoảng 0.5cm/tháng
Nếu vòng đầu của bé nhà bạn phát triển lớn hơn so với số liệu chuẩn, thì đó sẽ được coi là một chiếc đầu “lớn”.
Trẻ đầu to có thông minh không?
Khi trẻ mới sinh ra, bác sĩ sẽ tiến hành đo chu vi đầu của con bạn. Đây không phải là cách xác định “sức mạnh” của não trẻ mà là để đảm bảo mọi thứ, bao gồm cả đầu đang phát triển theo đúng trình tự.
Ban đầu, việc nhìn thấy con bạn có chiếc đầu lớn hơn những đứa trẻ khác cùng tuổi có thể khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, có nhiều người cho rằng những đứa trẻ sở hữu chiếc đầu to có xu hướng thông minh khi chúng trưởng thành.
Vậy sự thực thế nào? Trẻ đầu to có thông minh không?
Theo các nhà khoa học nghiên cứu, mối liên hệ giữa gen, chỉ số IQ, sức khỏe tổng thể và kích thước đầu của trẻ sơ sinh có thể dự đoán chúng thông minh như thế nào.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Psychiatry đã so sánh “chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh” với điểm số của bài kiểm tra nhận thức ở hơn 100.000 người Anh và phát hiện ra rằng đầu của một đứa trẻ càng lớn thì chúng càng thông minh.
Một nghiên cứu khác tuyên bố rằng, những trẻ sinh ra với cái đầu to sẽ có nhiều tế bào thần kinh hoạt động trong não. Điều này khiến trẻ có năng lực tư duy nhạy bén và giải quyết vấn đề tốt hơn.
Tuy vậy, sau nhiều cuộc thảo luận, các nhà khoa học vẫn chưa thể đi đến kết luận cuối cùng rằng liệu trẻ đầu to có thông minh hay không. Nhưng họ ủng hộ quan điểm “người có sức khỏe tổng thể tốt hơn có khả năng có mức độ thông minh cao hơn”.
Bởi sẽ quá đơn giản nếu nói rằng kích thước đầu sẽ quyết định tương lai của trẻ. Thực tế cho thấy rằng, Albert Einstein – Một thiên tài thế giới cũng được sinh ra với một chiếc đầu nhỏ hơn kích thước chuẩn (khoảng 3 pound – đập mạnh ở phân vị thứ 50 ). Và điều đó chắc chắn không cản trở việc nhà khoa học này khám phá ra Thuyết tương đối.
>>> Bé nhà bạn có nói sớm không: [Giải đáp] Trẻ biết nói sớm có thông minh không?
Phương pháp dạy trẻ thông minh
Sinh ra với một chiếc đầu to không quan trọng so với việc trẻ có được sự phát triển như thế nào trong suốt thời thơ âu. Hay nói cách khác, nếu bố mẹ không biết tận dụng cái “chìa khóa trí tuệ” của trẻ đúng cách thì “bệ phóng” này sẽ không thể đưa trẻ bay cao bay xa.
Việc nuôi dưỡng thích hợp trong giai đoạn đầu đời và cung cấp một môi trường giáo dục phù hợp là rất quan trọng để trẻ đạt được sự tăng trưởng. Đồng thời phát huy năng lực thực sự của não bộ. Dưới đây là những lưu ý trong quá trình nuôi dạy con:
- Chế độ ăn: Bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho não bộ và thị giác như Omega 3, vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn như đồ ăn vặt chứa nhiều đường, nhiều gia vị, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ, thức ăn chức chất bảo quản, màu hóa học,…
- Vận động: Vận động thường xuyên sẽ giúp giải phóng tối đa cơ thể. Từ đó giúp trẻ có được sự tự tin, năng lực tích cực, tâm trí thoải mái để học tập
- Cho bé đọc sách, truyện: Cha mẹ hãy hình thành cho trẻ thói quen đọc sách từ sớm. Đây không chỉ là cách giúp trẻ mở rộng tâm trí, khám phá được nhiều điều mới lạ mà thúc đẩy khả năng ngôn ngữ, tăng cường tư duy và trí tưởng tượng của bé
- Kích thích não bộ qua âm nhạc: Âm nhạc giúp trẻ tăng IQ và phát triển não bộ. Không những thế, giai điệu nhạc vui tươi sẽ mang đến cho trẻ sự hạnh phúc, lạc quan. Từ đó ngăn chặn những vấn đề liên quan đến căng thẳng, lo âu và rối loạn giấc ngủ
- Trò bé chơi những trò trí tuệ: Những trò chơi trí tuệ là cách “rèn luyện” trí não cực kỳ bổ ích. Đồng thời giúp trẻ học được tính kiên nhẫn, sự tập trung và ghi nhớ. Một vài trò chơi trí tuệ mà bố mẹ có thể “đồng hành” cùng bé yêu là: Ghép hình, rubik, giải đố, tô màu, trò chơi “nhập vai”,…
Trên đây là giải đáp “trẻ đầu to có thông minh không” Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp cha mẹ gỡ rối cho băn khoăn của mình. Từ đó có phương pháp giáo dục và nuôi dạy trẻ tốt hơn.
>>> Bé nhà bạn chào đời bằng hình thức nào: Liệu trẻ sinh mổ thông minh hơn không? Các nhà khoa học nói gì?