Có sự khác biệt lớn trong tính cách và hành vi của trẻ tự kỷ chậm nói với trẻ chậm nói đơn thuần. Hãy cùng tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Trẻ chậm nói có tự kỷ không?
Chậm nói là tình trạng phổ biến ở trẻ mẫu giáo. Thuật ngữ này nói đến nhóm trẻ không đạt được khả năng ngôn ngữ, bao gồm vốn từ vựng, phát âm, diễn đạt so với mốc phát triển phù hợp với tuổi.
Trong khi đó, tự kỷ là một dạng rối loạn hành vi. Hội chứng này khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, quản lý cảm xúc, học tập và những kỹ năng xã hội khác. Có thể thấy, chậm nói là một dấu hiệu điển hình của tự kỷ. Thế nhưng, một đứa trẻ bị chậm nói thì chưa hẳn là tự kỷ. Bởi nguyên nhân gây chậm nói còn có thể xuất phát từ những yếu tố sau:
- Suy giảm thính lực: Trẻ khiếm thính sẽ không thể nghe rõ và phát âm chính xác. Từ đó gây cản trở đến quá trình học nói của trẻ
- Có vấn đề về bộ phận phát âm: Trẻ bị dính lưỡi, hở hàm ếch,.. sẽ bị chậm nói hơn bạn bè cùng trang lứa
- Ít có cơ hội giao tiếp: Nói không phải là kỹ năng tự nhiên mà có. Để thành thạo trong giao tiếp, trẻ cần có môi trường để rèn luyện. Việc bố mẹ ít có thời gian quan tâm, trò chuyện hoặc hạn chế cho trẻ đi ra ngoài sẽ là rào cản lớn cho khả năng ngôn ngữ của bé phát triển
Đặc điểm của trẻ chậm nói không tự kỷ
Trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ chậm nói có sự khác biệt lớn trong hành vi và tính cách. Do đó, bố mẹ cần hiểu rõ trẻ chậm nói không tự kỷ để tránh nhầm lẫn. Dưới đây là những đặc điểm của nhóm trẻ này:
- Mặc dù chậm hơn nhóm trẻ cùng tuổi, nhưng chúng vẫn đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn
- Sử dụng ánh mắt, cử chỉ để thể hiện mong muốn cá nhân
- Mong muốn thiết lập các kết nối xã hội: Phản ứng tích cực với nụ cười, những cái ôm và sự động viên từ người thân
- Rất thích bắt chước hành động của người lớn
Đặc điểm của trẻ tự kỷ chậm nói
Không chỉ gặp khó khăn trong giao tiếp, trẻ tự kỷ còn phải đối mặt với những thách thức về kiểm soát hành vi, thể hiện mong muốn và xây dựng các mối quan hệ xã hội. Những biểu hiện của trẻ tự kỷ chậm nói bao gồm:
- Không có phản ứng với âm thanh hoặc tiếng ồn
- Hiếm khi giao tiếp bằng mắt với người đối diện
- Thể hiện sự cô lập, ít tương tác, gặp gỡ người lạ
- Không biết bày tỏ mong muốn của bản thân, du là trong trường hợp khẩn cấp
- Có những hành động lặp đi lặp lại: Lắc lư chân, lắc đầu,…
- Trẻ luôn có một đồ vật gắn bó bên mình. Nếu thiếu vắng đồ vật đó, trẻ sẽ tỏ ra không hài lòng
- Ít bạn bè, thích chơi một mình
- Có thể dễ dàng học kỹ năng khó, nhưng lại với kỹ năng dễ trẻ lại không đáp ứng. Chẳng hạn như trẻ có thể nói được câu dài nhưng lại không phát âm được chữ “r”
- Tốc độ của các kỹ năng của trẻ phát triển không tương đồng. Chẳng hạn như trẻ tự kỷ giao tiếp kém nhưng khả năng vận động lại rất tốt
- Đa số trẻ tự kỷ có IQ dưới mức trung bình
Phương pháp dạy trẻ tự kỷ chậm nói
Khi phát hiện trẻ bị tự kỷ nói chậm. Bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được làm các bài kiểm tra. Từ đó xác định nguyên nhân chính xác, đồng thời nhận lời tư vấn của chuyên gia.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể tham khảo một số cách giao tiếp với trẻ tự kỷ chậm nói dưới đây để hỗ trợ con tốt hơn:
Sử dụng hình ảnh trực quan
Đối với trẻ tự kỷ chậm nói, tranh ảnh có thể thúc đẩy nỗ lực giao tiếp. Trẻ có thể sử dụng hình ảnh trên những tấm thẻ để yêu cầu thứ chúng muốn hoặc cần. Ngoài ra, những tấm thể bày tỏ cảm xúc cũng giúp trẻ tự kỷ hiểu và giao tiếp tốt hơn.
Nói đơn giản nhất có thể
Sử dụng lời nói mỉa mai, thành ngữ chỉ khiến trẻ cảm thấy bối rối. Thay vào đó, hãy giao tiếp với trẻ với thứ ngôn ngữ đơn giản nhất, không tô điểm hay hoa mỹ.
Kiên nhẫn với trẻ
Nói chậm rãi, cho trẻ thời gian suy ngẫm về lời của bạn và phản hồi. Đồng thời, khi giao tiếp với trẻ, hãy sử dụng thêm cử chỉ để trẻ ghi nhớ.
Khen ngợi, động viên trẻ với những nỗ lực đạt được
Hành động này sẽ giúp trẻ có thêm động lực để duy trì hành vi tốt trong tương lai. Bố mẹ có thể dành cho trẻ những phần thưởng nhỏ thôi, nhưng quan trọng phải thực sự hạnh phúc và vui vẻ với “thành tựu” mà con đã đạt được.
Trường dạy trẻ tự kỷ chậm nói
Môi trường là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của trẻ tự kỷ chậm nói. Do đó, bố mẹ có thể cùng “đồng hành” với một số trung tâm can thiệp sớm dưới đây để giúp trẻ hòa nhập và tiếp nhận giáo dục tốt hơn:
Trung Tâm Nắng Mai (Thuộc khu vực Nam Từ Liêm, Hà Nội)
- SĐT liên hệ: 098 698 11 50
Trường chuyên biệt Ánh Sao (Thuộc khu vực Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- SĐT liên hệ: 0912.720.496 – 0948.458.258
Trung tâm giáo dục Thiên Thần Nhỏ (Thuộc khu vực Long Biên, Hà Nội)
- SĐT liên hệ: 0983 141 902
Trung tâm Hoa Anh Đào (Thuộc khu vực Long Biên, Hà Nội)
- SĐT liên hệ: 024 2240 5687 – 0983 418 418
Trên đây là những thông tin về trẻ tự kỷ chậm nói. Mong rằng chia sẻ này sẽ trở lên hữu ích với những gia đình có con mắc chứng tự kỷ. Chúc bé luôn khỏe mạnh và sớm đạt được cột mốc quan trọng trong đời!